Bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Khác với bệnh thoái hóa cột sống cổ, bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây khá nhiều đau đớn cho người bệnh. Nhất là những người có thói quen vận động sai khoa học. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ không chỉ xuất hiện ở lứa tuổi trung niên mà ngày càng xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tìm hiểu về căn bệnh và những cách phòng tránh sẽ giúp chúng ta bảo vệ sống cổ của mình tốt hơn.

Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ :

Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 – 50 tuổi), yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…

Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:

Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.

Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.

Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 – C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.
Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”, không nên nằm gối đầu quá cao.

Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí thoái hóa đốt sống cổ kịp thời.

Cách điều trị và phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ :

Điều trị :

Luyện tập cơ cổ

Đây là phương pháp có hiệu quả nhất để dự phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Thao tác cụ thể: đặt 2 tay ở phía sau não, đầu dồn sức về phía sau, hai tay lại dùng lực “chống lại” đẩy về phía trước, duy trì tư thế từ 3-5 phút, mỗi lần làm 30 -50 lần, mỗi ngày 2 lần.

Cân bằng dinh dưỡng

Bữa ăn của người bị thoái hóa đốt sống cổ nên có canxi, protein, vitamin B, vitamin C và vitamin E làm thành phần chính, đặc biệt là cá, xương đuôi lợn, đỗ vàng, đỗ đen hàm chứa nhiều protein đồng thời ăn nhiều mướp đắng, cây sắn dây.

Lựa chọn gối dễ định hình

Nên chọn loại gối dễ định hình đồng thời khi ngủ đặt gối ở sau ót chỗ đốt xương cổ.

Ngoài ra phải đảm bảo có giấc ngủ đầy đủ.

Phòng ngừa :

Ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay tập luyện đốt sống cổ nhẹ nhàng, đúng phương pháp. Đeo đai một thời gian ngắn để hạn chế chuyển động và giữ tư thế sinh lý đầu cổ…
Khi có bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm, ngoài việc dùng các biện pháp lý liệu phục hồi chức năng, người bệnh cần được kéo giãn đốt sống cổ và thư giãn, tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải vùng đầu cổ.

Phương pháp phòng bệnh:

Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
Không nên đội nặng trên đầu. Cần nên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và xoa bóp.

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:25 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *