Những điều nên làm và nên tránh đối với bệnh nhân gout

Bệnh gút là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin ở người, nguồn gốc từ việc tăng tiêu hủy các acid nhân của các tế bào và giảm bài xuất acid qua thận, gây tăng acid uric trong máu, mà hậu quả là các đợt viêm khớp cấp, gây các tophy, gây sỏi thận, gây suy thận. Bệnh gút có thể được kiểm soát tốt bằng chế độ thuốc men đều đặn và liên tục, phối hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Vì là một bệnh diễn tiến kéo dài phải điều trị liên tục để tránh tái phát, nên người bệnh cần phải được theo dõi lâu dài bời các bác sĩ chuyên khoa. Sự hiểu biết về bệnh và việc tuân thủ điều trị của người bệnh có vai trò rất quan trọng đối với kết quả điều trị.
NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM VÀ NÊN TRÁNH ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN GOUT Những điều cần biết về gout

NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM VÀ NÊN TRÁNH ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN GÚT

Đối tượng dễ mắc phải

  • Thường gặp ở nam giới trên 95%, khỏe mạnh, mập mạp.
  • Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến tuổi 45.
  • Khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt giữa các đợt đau khớp hoàn toàn khỏi .
  • Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt là ngón 1 bàn chân.
  • Tính chất sưng nóng đỏ, đau dữ dội, đột ngột ở một khớp, không đối xứng và có thể tự khỏi sau 3 – 7 ngày. Ở giai đoạn muộn, biểu hiện nhiều ở khớp, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt là quang các khớp. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, ói…).
  • Có thể có các bệnh tăng huyết áp tiểu đường, rối loạn lipid máu… kèm theo. Việc điều trị bệnh nhằm mục đích làm giảm đau giảm viêm (khi viêm cấp) giảm và duy trì lượng acid uric máu ở mức trung bình thường để khỏi tái phát viêm khớp, bảo vệ thận khỏi sỏi thận và suy nghĩ chức năng thận.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh

  • Bệnh gút là một cơn đau cấp tính, xuất hiện đột ngột, đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ, xung huyết ở một khớp bị tổn thương chiếm khoảng 85%.
  • Thường gặp nhất là bị đau ở các khớp bàn ngón chân cái, ngón hai và ngón ba của bàn chân chiếm 75%; 25% đau ở khớp khuỷu tay, gân gót, khớp gối, khớp cổ chân… Biểu hiện của bệnh là sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng xung quanh khớp bị tổn thương (do bị viêm mô tế bào).
  • Điểm đặc biệt nữa của bệnh gút là càng về khuya, cơn đau càng tăng lê dữ dội. Buổi sáng thức dậy người bệnh đi lại rất khó khăn, có trường hợp sáng ra không thể nào đi đứng được vì quá đau, lúc này phải có người dìu thì bệnh nhân mới có thể di chuyển được. Cơn viêm khớp gút cấp thường xuất hiện sau khi ăn uống quá mức, uống rượu, bia, gắng sức, bị lạnh đột ngột, nhiễm khuẩn… Càng về sau những đợt viêm khớp gút cấp càng kéo dài, không tự khỏi và để lại các di chứng như: cứng khớp, teo cơ, hạn chế vận động… (giống bệnh viêm khớp dạng thấp) biều hiện toàn thân: sốt, rét run, cứng gáy, người mệt mỏi…
  • Bệnh gút khi chuyển sang mãn tính thì người bệnh bị viêm ở nhiều khớp, biến dạng khớp, teo cơ và cứng khớp, nổi các cục u (tophi) ở quanh các khớp ngón chân, ngón tay, gối. Các cục u này có thể bị viêm nhiễm phải cắt lọc.

Phương pháp điều trị bệnh gout

Các thuốc kháng viêm giảm đau chỉ dùng khi có cơn viêm khớp, nhằm cắt cơn viêm khớp càng sớm càng tốt. Càng ít dùng càng tốt vì tác dụng phụ của thuốc se tăng theo lượng thuốc dùng, thời gian dùng và tuổi người bệnh.
Để điều trị tân gốc các hậu quả gây các đợt viêm khớp cấp, gây sỏi thận, gây suy thận của căn bệnh này cần giàm lượng acid uric máu bằng thuốc ức chế tổng hợp acid uric và các thuốc làm tăng thải acid uric ra ngoài các thuốc làm giảm acid uric máu sẽ phải dùng lâu dài trong nhiều năm, dùng liên tục, không ngắt quãng. Liều lượng và các loại thuốc do bác sĩ điều trị chọn lựa và điều chỉnh thùy theo lương acid uric máu, tuooit và tình trạng sức khỏe người bệnh mục tiêu của của việc dùng thuốc này là giảm lượng acid uric máu tới mức bình thường và duy trì mức đó lâu dài, bảo đảm không bị lắng động acid uric ở các cơ quan: khớp ( gây tái phát viêm khớp), thận (gây sỏi thận hay suy thận)….
Allopurinol (biệt dược lad Zyloric) là thuốc rất thường dùng để giảm acid uric máu, vì thuốc ức chế tổng hợp acid uric.
Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc tăng thải acid uric qua đường thận như Probenecide, Sulfinpyra-zone, thuốc làm tan sỏi Urate (Cốm Piperazine Midy), thuốc làm tiêu hủy acid uric (Uricozyme). Nhưng cần chú ý tới các chống chỉ định của thuốc.
Riêng ở người trên 60 tuổi, Allopurinol là thuốc thường được lựa chọn để làm giảm acid uric máu. Các thuốc làm giảm acid uric đều đòi hỏi phải dùng liên tục nhiều năm, vì đây chính là việc phòng ngừa bệnh tái phát. Lượng acid uric máu được giảm tới mức bình thường dưới 5mg% hay ở dưới mức 300mol/l và duy trì mức này bằng thuốc, chế độ ăn uống. Việc theo dõi định kỳ acid uric trong máu, chức năng gan, thận là rất cần thiết để các thầy thuốc điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp và theo dõi ảnh hưởng của thuốc với cơ thể người bệnh.

Lời khuyên và cách phòng tránh bệnh gout

  • Về chế độ ăn uống: Để làm giảm acid uric máu, cần hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều purin  như tim, gan, thận, óc, trứng lộn, cá chích, cá đối. Đây là những loại thức ăn giàu đạm. Tuy nhiên, chất đạm là một phần quan trọng trong dinh dưỡng của mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người có tuổi. Vì vậy, không thể loại bỏ hoàn toàn chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng đừng vượt quá nhu cầu thiết yếu về đạm của cơ thể. Ở người lớn, nhu cầu về đạm là 1g/kg trọng lượng/ngày. Các loại thức ăn: tôm, cua, sò, ốc, hến, ếch, cá nước ngọt, thịt chim, trứng, đạm thực vật, cá biển nói chung, đều không cần kiêng tuyệt đối. Tuy nhiên, số lượng đạm từ các thức ăn đó không vượt quá nhu cầu cần thiết hàng ngày. Không uống rượu hạn chế uống bia không ăn uống quá mức. Chân giò lợn, là loại thức ăn chưa nhiều mỡ (lipid), không có lợi cho sức khỏe người cao tuổi, không nên ăn thường xuyên, đặc biệt khi người có bệnh có kèm rối loạn các thành phần lipid máu. Nên tăng cường ăn rau xanh uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng có nhiều ga (bicarbonate) vì sẽ làm kiềm hóa nước tiểu và tăng mức lọc cầu thận, thuận lợi cho việc thải bớt acid uric ra ngoài
  • Ngâm chân nước nóng mỗi tối sẽ có hiệu quả, có thể làm thường xuyên, nhưng không nên dùng nước quá nóng, nhưng cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.
  • Tránh gắng sức, tránh căng thẳng, tránh thức quá khuya, tránh lạnh, tránh dầm mưa lạnh.
  • Cần duy trì một chế độ tập luyện, vận động thường xuyên, vừa sức.
  • Khi bệnh chuyển sang mãn tính, cần có chế độ tập thường xuyên, kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến dạng khớp.
Ở nước ta bệnh gút ngày càng đã trở nên phổ biến. Mọi người cần cảnh giác với các hiện tượng sưng đau đột ngột, bất thường ở ngón chân, bàn chân, cổ chân… đặc biệt ở nam giới tuổi trung niên. Khi có bệnh cần sớm tới các thầy thuốc chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lúc đầu tưởng như bệnh có thể khỏi hẳn trong một thời gian dài nhưng các rối loạn bên trong thì không thể khỏi và trước sau cũng biểu hiện và nặng dần lên. Việc phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng và sớm, duy trì một nếp sinh hoạt, ăn uống phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh, tránh các hậu quả xấu ở khớp, ở thận và các cơ quan liên quan, đặc biệt là tim mạch.
Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:26 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *