Những điều cần biết về bệnh loãng xương
Loãng xương là một căn bệnh khiến bộ xương suy yếu và trở nên dễ vỡ. Nước ta hiện nay theo thống kê người ta thấy rằng tỷ lệ nam giới gặp phải tình trạng loãng xương thường muộn hơn ở nữ giới và ít hơn so với nữ giới. Do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra bệnh loãng xương. Thông thường các bé trai thường chậm dậy thì hơn các bé gái khoảng 2-3 năm và thời kì dậy thì kéo dài hơn, vì thế nên thời gian thu nạp các khoáng chất cho bộ xương ở nam kéo dài hơn ở nữ điều này cho thấy ở nam giới tuổi trưởng thành có độ xương đỉnh cao hơn nữ giới.
Nguyên nhân dẫn tới loãng xương ở nam giới
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương ở nam giới và người ta đưa ra những nguyên nhân chính sau đây chính là thủ phạm chính gây nên bệnh loãng xương ở nam.
- Người ít hoạt động: Thường vận động nhiều chính là làm cho xương dẻo dai hơn, khi cơ thể hoạt động, cơ kéo xương, xương phản ứng bằng cách phát triển. Nhưng nếu cơ thể ít lao động thì cả xương và cơ đều yếu đi. Các nghiên cứu đã cho thấy: tập thể dục làm tăng khối lượng xương, nhưng chỉ tại các vị trí có căng thẳng xương, chẳng hạn đi bộ hoặc chạy bộ có thể tăng mật độ xương ở hông.
- Thiếu nội tiết tố testosteron: Một nguyên nhân phổ biến nhất gây loãng xương ở nam giới là thiếu hụt testosteron. Vì vậy đối với nam giới có testosteron thấp, thầy thuốc sẽ chỉ định dùng testosteron để giúp bổ sung khối lượng xương. Tuy nhiên khoa học vẫn chưa biết xương được xây dựng bao nhiêu là do tác dụng trực tiếp của testosteron. Cơ thể nam giới cũng cần một lượng nhỏ estrogen, và estrogen có tác dụng bảo vệ mật độ xương ở cả nam và nữ. Trong cơ thể đàn ông, sự chuyển đổi testosteron thành estrogen là để xây dựng khối lượng xương. Tuy estrogen không lưu hành với nồng độ cao trong cơ thể nam giới, nhưng nó là một yếu tố quan trọng giúp xây dựng và bảo vệ xương.
- Thiếu canxi và vitamin D: Xương liên tục phát triển trong một quá trình tự nhiên gọi là tân tạo, với các tế bào xương cũ bong ra và các tế bào xương mới phát triển để thay thế. Quá trình để tạo xương mới, cơ thể cần nhiều canxi và vitamin D. Vì nếu không có đủ canxi và vitamin D, cơ thể sẽ không tạo ra được đủ xương mới, không giữ được mật độ xương kiên cố với canxi và khoáng chất khác.
Cách phòng và điều trị bệnh loãng xương ở nam giới
Đối với nam giới bị loãng xương, họ có thể thay đổi lối sống để phòng và chữa bệnh như sau:
- Tập luyện thể dục thể thao: Tập thể dục thể thao có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh loãng xương ở nam giới. Sự tập luyện như vậy rất có ích trong những năm sau, khi sự tái tạo xương trong cơ thể đã chậm lại. Tập thể dục thể thao có thể bảo toàn khối lượng xương, nhất là thực hiện sự tập luyện hợp lý. Chạy bộ, nhảy dây có tác động cao duy trì khối lương xương. Các chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên áp dụng: 30 phút hoạt động vừa phải như đi bộ nhanh thực hiện hầu hết các ngày trong tuần; rèn luyện sức mạnh như nâng tạ hoặc rèn luyện đối kháng với trọng lượng máy 2lần/1tuần.
Bệnh loãng xương ở nam giới
- Dùng canxi để tăng cường tạo xương. Khi đã có dấu hiệu khối lượng xương thấp hay loãng xương, nên bổ sung canxi. Nhưng muốn lượng canxi được cơ thể hấp thu để tái tạo xương thì cơ thể phải được cung cấp đủ vitamin D cần thiết, nếu không tất cả canxi ăn vào đều thải ra hết.
- Một việc cần làm nữa là nên định kỳ khám sức khỏe để sớm phát hiện sự thiếu hụt nội tiết tố hoặc các bệnh có thể làm suy yếu xương. Giữ cho xương chắc khỏe là rất quan trọng, nó có ý nghĩa giúp cơ thể tránh gãy xương do những chấn thương nhẹ sau này để có thể sống khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!