Một số bệnh cơ xương khớp do đái tháo đường gây ra

Các bệnh về xương khớp có rất nhiều dạng bệnh và những nguyên nhân gây ra bệnh cũng khác nhau. Trong đó những căn bệnh cơ xương khớp do biến  chứng của bệnh đái tháo đường gây ra rất nhiều làm co rút cơ bàn tay và các ngón tay. Việc điều trị các bệnh cơ khớp này rất khó khăn . Bên cạnh việc gây co cơ khớp ở bàn tay thì đái thao` đường còn gây sưng đỏ ở cổ tay rất đau dù chỉ làm những công việc nhẹ nhàng.
bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng ở vùng da của bàn tay

MỘT SỐ BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG GÂY RA

Mật độ xương của những bệnh nhân tiểu đường thấp hơn 20-30% so với người bình thường. Do đó, những biến chứng của tiểu đường có ảnh hưởng rất nhiều tới vấn đề xương khớp.

Những biến chứng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh do những tác hại của nó đến khả năng lao động, nhu cầu sinh hoạt, cũng như về thẩm mỹ, tinh thần…

Bệnh đái tháo đường góp phần thúc đẩy bệnh ở hệ xương khớp xuất hiện sớm hơn, nặng hơn hoặc tiến triển nhanh hơn. Bệnh thường tiến triển âm thầm, lúc đầu người bệnh chỉ có cảm giác khó khăn khi co duỗi ngón tay cho đến khi ngón tay hoàn toàn cong gập và đau buốt. Tổn thương gây xơ hóa và co rút cũng có thể xảy ra ở bàn chân và thể hang bộ phận sinh dục nam.
BÀN TAY TIỂU ÐƯỜNG

Các gân gấp ở lòng bàn tay cũng dày lên (bệnh Dupuytren) khiến bàn tay và các ngón bị co rút, cong quặp lại như bàn chân chim. Nguyên nhân của tình trạng này là do các chấn thương rất nhỏ, kín đáo, xảy ra trên người bị đái tháo đường (ÐTÐ) có sẵn biến chứng mạch máu nhỏ, các tổn thương ở gân trở thành sẹo xơ và làm cho gân rút lại dần.
BỆNH DUPUYTREN (NGÓN TAY CÒ SÚNG)
Một dạng bệnh lý khác tương tự như trên nhưng đáp ứng khá tốt với các phương pháp điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật là bệnh lý ngón tay cò súng (hay còn gọi là ngón tay lò xo) vì bệnh nhân không thể tự mở bung ngón tay ra một khi đã cố gắng gập vào; Lúc gấp hay mở ngón tay, bệnh nhân có cảm giác như phải vượt qua nút chặn như khi bóp cò súng.

PHẦN ỐNG CỔ TAY, ỐNG CỔ CHÂN

 Những biểu hiện như tê rần ở bàn tay, bàn chân rồi cảm giác tê tăng dần lên khi người bệnh đứng tư thể nhất định: buông thõng tay chân, gập cổ tay, cổ chân liên tục trong nhiều giờ. Cơn đau sẽ càng trở nên dữ dôi khi bệnh nhân vận động mạnh, nhiều, gấp duỗi cổ tay thường xuyên: đọc sách báo, sử dụng máy tính, lái xe….
 
HỘI CHỨNG VẬN ĐỘNG KHỚP BỊ HẠN CHẾ

Bàn tay, chân cứng, lớp da tay dày lên xơ cứng …có thể biến chứng xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường. Ngón tay của người bệnh không thể duỗi, gập một cách tự nhiên và thoải má như người bình thường, thậm chí tầm vươn của chúng cũng bị hạn chế. Đến giai đoạn nhất định, người bệnh không thể áp sát 2 lòng bàn tay vào được với nhau. Những triệu chứng này thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1.

Bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng đối với bộ máy vận động, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Do vậy, cần phải sự hiể biết về bệnh, điều trị đúng sẽ giúp cho người bệnh hoàn toàn có thể tự lập được trong công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các biến chứng khớp của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, vì vậy cần phải phòng tránh ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Hãy thường xuyên vận động, có chế độ ăn kiêng hợp lý và kiểm tra đường huyết thường xuyên để tránh gặp những biến chứng không đáng có.

Ổn định đường huyết là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa các biến chứng cơ xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường. Có nghĩa là bệnh nhân phải kết hợp các biện pháp điều trị (thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt) một cách bài bản và hiệu quả. Bàn chân cũng cần được chăm sóc một cách đặc biệt:

– Luôn giữ bàn chân sạch sẽ, khô ráo.

– Thường xuyên quan sát và kiểm tra bàn chân để kịp thời phát hiện những tổn thương dù nhỏ (nốt chai, trầy xước, sưng, đau…).

– Không đi chân đất dù ở trong nhà.

– Mang giày dép vừa vặn, êm ái, mềm mại và phù hợp.

– Đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết hay khớp ngay khi phát hiện những bất thường.

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:25 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *