Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nên mang thai không?

Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nên mang thai là vấn đề đang khiến nhiều chị em băn khoăn. Tuy nhiên, việc đáng lo nhất chính là sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, các chuyên gia đã đưa ra một số lý giải xung quanh vấn đề này, các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn trong bài chia sẻ dưới đây.

Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nên mang thai không?

Giải đáp: Viêm khớp dạng thấp có nên mang thai không?

Trong một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên Tạp chí “Viêm khớp và thấp khớp” khẳng định, phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp vẫn có thể mang thai nhưng hầu như họ đều gặp khó khăn trong quá trình thụ thai.

Nghiên cứu đã được tiến hành với hơn 68.000 phụ nữ Đan Mạch mang thai và đưa ra kết quả như sau: 25% phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp (RA) phải mất ít nhất 1 năm mới có thể thụ thai sau khi đã cố gắng rất nhiều mà không thành công. Trong khi đó, chỉ có 16% phụ nữ không bị bệnh gặp khó khăn khi mang thai. Ngoài ra, 10% phụ nữ bị viêm khớp đã được điều trị vô sinh, còn con số này ở những người không bị bệnh chỉ là 8% hoặc thấp hơn.

Viêm khớp dạng thấp (RA) được coi là một bệnh tự miễn, phát sinh khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào mô ở các khớp, dẫn đến viêm nhiễm, đau đớn và phá hủy khớp một cách nhanh chóng. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, và mặc dù thường được phát sinh trong độ tuổi trung niên, nó cũng có thể ảnh hưởng đến thanh thiếu niên.

Viêm khớp dạng thấp không giống như viêm khớp thông thường chủ yếu gặp ở người già và các vận động viên do tổn thương và hao mòn trên các khớp. Cho đến thời điểm này, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận chắc chắn, liệu bệnh RA hay các thuốc điều trị của nó có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ hay không?

Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nên mang thai không?

Nghiên cứu mới đây nhất cũng chưa đưa ra được câu trả lời chính xác về vấn đề này. Tiến sĩ Damini Jawaheer thuộc Viện nghiên cứu Bệnh viện Nhi Oakland, California, người đứng đầu nghiên cứu trên, cho biết: “Hiện chúng tôi vẫn chưa xác định được bản thân bệnh viêm khớp dạng thấp hay các thuốc đặc trị của nó là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình thụ thai ở phụ nữ. Tuy không có những bằng chứng rõ ràng, nhưng có vẻ như trong bối cảnh này, các phương pháp điều trị bệnh ít nhất cũng có những tác động nhỏ đến khả năng sinh sản của phụ nữ”. Bà Jawaheer chỉ ra rằng, những phụ nữ đang cố gắng mang thai thường được khuyến cáo là ngưng sử dụng các loại thuốc điều trị viêm khớp như Methotrexate, Etanercept (Enbrel) hoặc infliximab (Remicade) với lo ngại dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Jawaheer, các nhà khoa học cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu nữa để có thể đưa ra kết luận rõ ràng hơn, đồng thời phát hiện thêm những nguyên nhân tiềm năng khác. Trước khi có những bằng chứng rõ ràng từ phía các nhà khoa học, những phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp vẫn nên lạc quan và đặc biệt không nên hoãn kế hoạch mang thai.

Viêm khớp dạng thấp có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp (VKDT) và đang nghĩ đến việc bắt đầu mang thai có thể bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi và thắc mắc. VKDT có ảnh hưởng đến cơ hội mang thai không? Thuốc có an toàn trong thai kỳ? Nếu bạn quyết định dừng dùng thuốc thì sao? VKDT có bùng phát không?

Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nên mang thai không?

Viêm khớp dạng thấp, một bệnh tự miễn dịch, trong đó cơ thể chống lại các khớp của chính mình, chủ yếu là tấn công phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, theo lý giải của các chuyên gia bệnh VKDT không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà ngược lại, trong giai đoạn thai kỳ còn giúp hạn chế triệu chứng của VKDT. Các hormon cortizone được sản sinh trong giai đoạn thai kỳ có khả năng khống chế các bệnh tự miễn, nhưng sau đó bệnh có thể gây tái phát vào bất cứ thời gian nào. Nhìn chung tiên lượng bệnh sẽ rất tốt, Monga nói. “Nói chung, những bệnh nhân bị VKDT thực sự có thể ổn khi mang thai”.

Tin tốt là không giống như các bệnh tự miễn dịch khác, VKDT dường như không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ hoặc khả năng mang thai khỏe mạnh. Triệu chứng của bạn thậm chí có thể trở nên tốt hơn trong thời gian mang thai, nhưng chúng có thể bùng phát khoảng ba tháng sau khi sinh (đúng vào thời điểm bạn bị thiếu ngủ do phải cho con bú đêm).

“Trừ khi bạn có các biến chứng viêm khớp dạng thấp khác như liên quan đến phổi hoặc hông, VKDT không ảnh hưởng đến khả năng mang thai, mang thai đủ tháng và sinh con một cách tự nhiên của bạn”, Amin nói. Nói thì nói thế nhưng một cuộc tư vấn ngắn về thuốc sẽ giúp đạt được những mục tiêu này.

Kiểm soát bùng phát viêm khớp dạng thấp trong quá trình mang thai

Amin cho biết: “Đối với những phụ nữ muốn tránh tất cả mọi loại thuốc trong thời kỳ mang thai của mình,” Chúng tôi sẽ theo dõi thai kỳ để xem họ có phát bệnh hay không, và chúng tôi có thể sử dụng các loại thuốc an toàn để kiểm soát những lần phát bệnh này.

Mặc dù prednisone an toàn trong thời kỳ mang thai, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mẹ mang thai bị đường huyết cao và huyết áp cao, do đó bạn cần theo dõi chặt chẽ mức độ. Huyết áp cao trong thai kỳ là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền sản giật, có thể đe dọa mạng sống. Đường trong máu cao có thể đồng nghĩa với việc mắc tiểu đường thai kỳ. Steroid cũng làm tăng nguy cơ loãng xương.

Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nên mang thai không?

Chẳng có điều nào trong số những điều này đồng nghĩa với việc phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp cần được coi là nhóm có nguy cơ cao. “việc mang thai có thể được theo dõi bởi một bác sĩ sản khoa bình thường, nhưng nếu bác sĩ sản khoa này không thông thạo với các loại thuốc thì có thể thai phụ sẽ muốn được theo dõi bởi một bác sĩ sản khoa chuyên sâu”.

Nhiều phụ nữ mang thai bị VKDT làm việc chặt chẽ với cả bác sĩ sản khoa và bác sĩ chuyên khoa về khớp của họ để kiểm soát quá trình. Manju Monga, MD, Giáo sư Berel Held, đồng thời là Giám đốc bộ phận y khoa bà mẹ – thai nhi ở Đại học Texas cho biết: “Nếu bác sỹ sản khoa không chắc chắn đó có phải là bùng phát bệnh hay không họ có thể tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa khớp”.

Một số vấn đề có thể phát sinh, nhưng thường thì có thể được giải quyết trước, cô nói. Ví dụ, việc sử dụng epidural trong khi sinh cũng có thể gây vấn đề cho phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp vì ảnh hưởng đến xương sống của họ, Monga nói. Cô ấy nói: “Điều này rất hiếm, nhưng bạn nên tham khảo ý kiến ​​của một chuyên gia gây mê nếu họ cần gây mê toàn thân thay vì tủy sống.

Viêm khớp dạng thấp có nên mang thai không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, việc thăm khám và điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai sẽ giúp cho thai kỳ trở nên thuận lợi hơn.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 14:42 - 26/09/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *