Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai

Theo y học hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai là tình trạng khoang giữa mỏm cùng vai và các gân cơ chóp xoay bị thu hẹp. Tình trạng này dẫn đến các bệnh lý ở vùng vai như: Viêm gân, viêm khớp, viêm túi hoạt dịch, tổn thương gân cơ chóp xoay. Khi bị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai người bệnh thường cảm thấy khó chịu hoặc đau vùng vai khi hoạt động. Đây là căn bệnh hay gặp ở tuổi trung niên và có thể điều trị được. Dưới đây là một số thông tin về hộ chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai, bạn có thể tìm hiểu để rõ hơn về bệnh.

hoi-chung-chen-ep-duoi-mom-cung-vai1

Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai có nguy hiểm không?

Khi mắc hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Có thể gây đau khớp vai, khó di chuyển và vận động, bị khô khớp. Chính vì vậy, khi mắc hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai nên đi khám sớm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để tránh gây ra những hậu quả khó lường.

Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai do đâu?

Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai thường xảy ra đối với các trường hợp hay làm việc nặng như bưng bê, bốc vác. Hay gặp ở tuổi trung niên. Khi bị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai thường do một số nguyên nhân sau đây:

Bạn nên biết >>> Hội chứng chèn ép rễ thần kinh là gì?

hoi-chung-chen-ep-duoi-mom-cung-vai2

  • Do thường xuyên phải hoạt động dang tay cao trên đầu. Lúc đó tạo nên lực ép lên gân chóp xoay. Các hoạt động này lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến hộ chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai. Hội chứng này thường xuất hiện đối với những người lao động thường xuyên, như bưng bê, bốc vác
  • Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai có thể là do sự hình thành các gai xương. Các gai xương này làm hẹp khoang dưới mỏm cùng. Khớp cùng đòn cũng bị tổn thương do túi hoạt dịch bị viêm gây ra và làm nặng thêm hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai.
  • Ngoài ra, về mặt cấu trúc giải phẫu. Chóp xoay được tạo nên bởi dải gân bốn cơ hòa vào nhau giúp giữ vũng khớp vai. Khi khoảng cách giữa chóp xoay bên dưới và mỏm cùng vai phía trên bị hẹp thì chóp xoay. Một phần sụn khớp chỏm xương cánh tay và túi hoạt dịch đều bị chèn ép. Hậu quả dẫn đến viêm chóp xoay, viêm túi hoạt dịch, viêm khớp. Các tình trạng viêm trên có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai.

Cách nhận biết hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai

Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Nhưng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày cũng như sức khỏe người bệnh. Khi bị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai. Bệnh nhân thường có một số biểu hiện như: Đau ở khớp vai khi dang tay, khó ngủ do bị đau khi nằm nghiêng về phía bị đau, khớp vai bị cứng.

Những phương pháp điều trị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai nên biết

Thạc Sĩ Trần Trung Dũng đưa ra một số cách điều trị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai như sau:

hoi-chung-chen-ep-duoi-mom-cung-vai3

  • Giai đoạn đầu khi mới bị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai. Người bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc như aspirin, naproxen, diclofenac. Đồng thời, nên nghỉ ngơi và có thể chườm đá để đỡ đau.
  • Sử dụng phương pháp như siêu âm, chiếu tia hồng ngoại để tăng cường lượng máu tới các mô ở khớp vai.
  • Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả. Bác sĩ có thể tiêm steroid trực tiếp vào khoang dưới mỏm cùng. Tuy nhiên, steroid có thể gây đứt gân và gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm
  • Nếu điều trị sau 6 tháng hoặc 1 năm mà không có hiệu quả sẽ tiến hành phẫu thuật. Có hai phương pháp phẫu thuật có thể áp dụng đó là mở nội soi và mổ mở. Hai phương pháp này giúp chữa làm giảm áp lực đè ép lên túi hoạt dịch và chóp xoay. Tuy nhiên, phương pháp mổ nội soi được áp dụng nhiều hơn. Vì có hiệu quả hơn, ít đau mà tính thẩm mỹ cao hơn.
  • Có thể áp dụng điều trị phục hồi chức năng. Phương pháp phục hồi chức năng nhằm mục đích tránh teo cơ và cứng khớp. Đồng thời phục hồi sức mạnh của các cơ sau một thời gian bị bệnh đã bị kém đi. Quá trình điều trị phục hồi chức năng có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Tuỳ theo việc có thực hiện phẫu thuật tạo hình lại gân chóp xoay hay không.
Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 10:29 - 07/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *