Sơ cứu khi bị gãy xương đòn, xương đùi, xương sườn

Hàng ngày mỗi người thường có vô số công việc cần thực hiện, những vận động quen thuộc như lao động, chơi thể thao, sinh hoạt ….Thế nhưng có những lúc do vô tình gặp phải những tai nạn không đáng có gây nên tình trạng xương bị gãy, tổn thương xương khớp. Trong trường hợp này việc làm cần thiết nhất đó là đưa tới bệnh viện chữa trị, tuy nhiên việc thực hiện những bước sơ cứu ban đầu là vô cùng cần thiết giúp cố định vị trí gãy xương đòn, xương đùi, xương sườn … 

Sau đây là một số bức sơ cứu khi bị gãy xương đòn, xương đùi, xương sườn đúng cách tốt cho vết thương gãy, không bị thương tổn nặng hơn. Nên tìm hiểu để biết cách xử lý tốt khi gặp phải tình huống gãy xương, tổn thương xương khớp trong cuộc sống hàng ngày nhé!

Cách sơ cứu xương đòn khi bị gãy

Khi gặp phải những tổn thương ở xương đòn với những dấu hiệu như: sưng, bầm tím và khi bạn ấn vào vùng chấn thương bạn bị đau, đồng thời gian sát có sự biến dạng xương khớp và khi sờ thầy vết gãy gồ lên dưới da, không thể vận động được thì cần sơ cứu ngay vì đây là những dấu hiệu có khả năng gãy xương đòn cao.

so-cuu-xuong-khop

Cách sơ cứu gãy xương đòn: Dùng nẹp chữ T cố định vết thương theo các bước sau:

– Để cho nạn nhân ưỡn ngực hai vai kéo về phía sau cần thực hiện nhẹ nhàng.

 – Chèn vải mềm hoặc bông dưới hai hố nách và bả vai để tiến hành nẹp.

 – Dùng nẹp chữ T để sau vai và nhánh dài học theo cột sống và nhánh ngang áp vào tai

 – Dùng băng quấn vòng tròn từ cách qua vai buộc nút ở bả vai, không quấn quá chặn cũng không quá lỏng sẽ ảnh hưởng tới vết thương.

Đối với phương pháp sơ cứu bằng nẹp chữ T thì bạn nên chọn nhánh dài phải đủ dài qua thắt lưng và nhánh ngang phải to bản và dài ngang bả vai. Sau khi sơ cứu thì nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất để chụp X quang phát hiện điều trị bệnh.

Sơ cứu gãy xương đùi đúng cách 

Đối với việc bị gãy xương đùi là một trong những tổn thương xương khớp dạng nặng và nguy hiểm khi có thể dẫn tới tử vong nếu như không biết sử lí đúng cách hợp lý từ đầy. Xương đùi là xương dài nhất của cơ thể, có nhiều cơ gân và mạnh máu cũng như có hệ thần kinh lớn vì vậy nếu như không sơ cứu kịp sẽ làm cho bệnh nhân sốc do đau hoặc sốc do chảy máu rồi tử vong mà chết.

Cách sơ cứu xương đòn: Sơ chế xương đòi bạn cần tiến hành cố định vết gãy bằng cách

 – Chuẩn bị nẹp dài chắc chắn đủ để bất động các khớp trên và dưới ổ gãy

so-cuu-xuong-khop-2

 – Dùng vải mềm hoặc bông lót vào da trước khi nẹp

 – Lấy băng quấn quanh cố định vùng xương đùi gãy và buộc nút chắc chắn.

 –  Không nên cố gắng cởi quần áo nạn nhân mà trong quá trình cần thiết thì lấy kéo cắt theo đường chỉ để hạn chế vết thương nặng hơn.

Ngay sau khi tiến hành băng bó thì nên đưa nạn nhân tới ngay bệnh viện để được thực hiện khám và điều trị phù hợp nhất.

Sơ cứu gãy xương sườn đúng cách 

Do xương sườn bảo vệ lồng ngực nên việc sơ cứu khi gãy xương sườn không thể sử dụng cách băng bó nẹp như gãy xương đùi hoặc xương đòn được. Chủ yếu là tìm cách giảm đau cho bệnh nhân tránh tình trạng sốc do quá đau mà tử vong. Có thể giảm đau cho bệnh nhân bằng 2 cách là dùng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc là dùng thuốc tê như Xylocaine, Marcaine…

so-cuu-xuong-khop-1

Tuy nhiên việc dùng thuốc này chỉ thực hiện đối với những người có chuyên môn, để có thể dùng thuốc đúng các tránh những ảnh hưởng không tốt.

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:24 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *