Cứng khớp gối, khớp ngón tay chớ xem thường

Cứng khớp gối, khớp ngón tay do bệnh thoái hóa khớp là dấu hiệu thường xuyên gặp phải ở người cao tuổi. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu để lâu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, khả năng vận động của người bệnh và không nên xem thường. Dưới đây là các nguyên nhân và dấu hiệu cụ thể của chứng bệnh cứng khớp gối, khớp ngón tay các bạn cần lưu ý để có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn bệnh kịp thời.

Cứng khớp gối, khớp ngón tay chớ xem thường

Dấu hiệu bệnh cứng khớp gối, khớp ngón tay

Hiện tượng khớp gối và khớp ngón tay bị cứng thường xuất hiện khi người bệnh mới ngủ dậy vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Biểu hiện là người bệnh khó cử động, các thao tác kém linh hoạt, khó cầm nắm các vật dụng trong sinh hoạt và vệ sinh cá nhân,…

Kèm theo hiện tượng cứng khớp là cảm giác đau, cơn đau không quá dữ dội, chỉ đau nhẹ hoặc trung bình và kéo dài khoảng 15 – 30 phút, có khi lâu hơn phụ htuoojc vào mức độ nặng nhẹ của tổn thương khớp. Bên cạnh đó các khớp có thể bị sưng nhẹ.

Nguyên nhân gây cứng khớp gối, khớp ngón tay

Cứng khớp gối, khớp ngón tay là do bệnh thoái hóa khớp gây ra. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau cần được chú ý để có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa. Các nguyên nhân cụ thể như sau:

– Do tuổi tác: ở những người trường thành và người cao tuổi thường dễ mắc phải các bệnh xương khớp hơn người trẻ tuổi. Điều này chủ yếu là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể gây ra. Đối với người cao tuổi bị thoái hóa khớp do lão hóa là do lượng máu lưu thông đến các khớp, trong đó có khớp gối và khớp ngón tay giảm mạnh khiến cho tổ chức sụn khớp thiếu chất dinh dưỡng, lâu dần bị giảm chức năng hoạt động và sự bền chặt dẻo dai.

– Do làm việc nhiều với bàn tay, vận động khớp gối

Thường xuyên làm việc nhiều với bàn tay, làm việc nặng nhọc, vận động khớp gối liên tục và chịu áp lực sẽ dễ bị thoái hóa khớp

– Do thiếu hụt canxi: người cao tuổi, nhất là phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh rất thường xuyên bị thiếu hụt lượng canxi do cơ thể kém hấp thụ và tiêu hao nhiều. Thiếu canxi chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh xương khớp, thoái hóa khớp, loãng xương,…

– Do chấn thương: các chấn thương gặp phải do tai nạm giao thông, nghề nghiệp dẫn đến bị gãy xương, trật khớp để lâu sẽ gây ảnh hưởng và làm thoái hóa khớp, tác động trực tiếp gây đau và cứng khớp.

Ngoài ra, nguyên nhân gây cứng khớp gối, bàn tay còn do tác động của các bệnh như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc một số bệnh rối loạn chuyển hoá như bệnh đái tháo đường gây ra. Những người cao tuổi ít vận động cũng là nguyên nhân gây cứng khớp, kém linh hoạt các khớp.

Các bệnh về xương khớp nói chung và cứng khớp không chỉ gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh do khớp xương kém linh hoạt để thực hiện các hoạt động mà nếu để lâu sẽ có thể dẫn đến bị mất khả năng vận động. Do đó, người cao tuổi cần chú ý các biện pháp phòng tránh và khắc phục bệnh kịp thời, hiệu quả.

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:24 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *