Các nghiên cứu mới đây vừa chỉ ra, các bệnh viêm đa khớp, viêm khớp là nguyên nhân hàng đầu gây nên tàn phế ở con người. Mà đáng lo nhất đó chính là viêm đa khớp khi mang thai ở nhiều chị em. Mặc dù viêm đa khớp khi mang thai ở mức độ nặng hay nhẹ cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cả mẹ và bé. Do đó, các chị em đừng nên chủ quan khi gặp phải các triệu chứng viêm đa khớp trong thời kỳ mang thai.
Điều gì xảy ra nếu bạn viêm đa khớp khi mang thai?
Một số mẹ sẽ thấy có ảnh hưởng tiêu cực cụ thể như cảm thấy đau hơn, các khớp thường xuyên tái phát triệu chứng sưng viêm. Nguyên nhân có sự thay đổi này là do khi mang thai hệ miễn dịch của các mẹ sẽ làm việc không hiệu quả như trước khiến các mẹ thường xuyên bị viêm đau hơn. Tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp, mặc dù hầu như mẹ nào cũng có triệu chứng đau nhức xương khớp. Tùy theo mức độ của bệnh mà viêm đa khớp ảnh hưởng ít hay nhiều đến cơ thể người bệnh. Thai nhi càng phát triển trọng lượng cơ thể người mẹ càng tăng lên gây chèn ép và các khớp xương phải gánh thêm nhiều áp lực. Cụ thể như sau:
+ Tình trạng viêm đa khớp khi mang thai thường tiến triển nặng hơn khiến cơ thể người mẹ đau đớn, khó chịu. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau cột sống, đau đầu gối, bị co thắt cơ bắp hoặc tê bì ở chân.
+ Bên cạnh đó, khối lượng nước thừa khi mang thai có thể dẫn đến các hội chứng như hội chứng ống cổ tay, cứng khớp hông, khớp gối, mắt cá chân và bàn chân khiến thai phụ mệt mỏi gấp đôi so với các mẹ bầu khác. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ dần biến mất sau khi sinh.
+ Trên thực tế bệnh viêm đa khớp không gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình mang thai nhưng ngược lại việc mang thai lại có ảnh hưởng tới bệnh lý viêm đa khớp của người mẹ.
+ Mặc dù một số phụ nữ mắc viêm đa khớp có nguy cơ sẩy thai hoặc sinh con nhẹ cân nhưng phần lớn thai nhi phát triển bình thường và không có biến chứng. Nhưng cần lưu ý có một số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp như methotrexate (Otrexup, Rheumatrex, Trexall) và leflunomide (Arava) – có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Người bố có sử dụng các loại thuốc này cũng gây ra điều tương tự như người mẹ.
Nếu bạn có kế hoạch có con thì cần nói chuyện với bác sĩ để thay đổi phương pháp điều trị vài tháng. Có biện pháp điều trị thích hợp và chăm sóc hợp lý trẻ sinh ra từ bà mẹ bị viêm khớp dạng thấp vẫn có thể phát triển bình thường.
Biện pháp xử lý viêm đa khớp khi mang thai
Điều trị viêm đa khớp đòi hỏi một quá trình điều trị liên tục và kéo dài. Thông thường, điều trị viêm đa khớp dạng thấp cần kết hợp các phương pháp nội khoa với việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, ngoại khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định phương pháp phù hợp, hạn chế tối đa những ảnh hưởng đối với thai nhi.
Lưu ý: Người mẹ chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về điều trị để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Ngoài việc dùng thuốc, thai phụ có thể áp dụng các mẹo nhỏ sau đây để giảm các triệu chứng viêm đa khớp:
- Chườm lạnh và chườm nóng ở các khớp bị đau để giảm đau, giãn cơ.
- Thường xuyên nghỉ ngơi và thư giãn, tránh vận động mạnh.
- Áp dụng các kỹ thuật thư giãn và giảm căng thẳng như hít thở sâu, thôi miên… để kiểm soát cơn đau.
- Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe của các cơ xung quanh khớp và giảm mệt mỏi.
- Chú ý chế độ ăn uống, bổ sung các thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp và có lợi cho mẹ bầu như cá hồi, cá thu, cá trích, các loại dầu thực vật, ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu, trứng, sữa…
Viêm đa khớp khi mang thai là căn bệnh khá phổ biến và thường gặp phải ở rất nhiều thời điểm khác nhau. Để ngăn chặn tình trạng này diễn ra thường xuyên, các chuyên gia khuyên rằng người mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch trong mọi giai đoạn, nhất là thời kỳ mang thai và cho con bú.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!