Bệnh phong thấp là gì ?

Bệnh phong thấp là gì ? Bệnh có phải là bệnh xương khớp không và phân biệt như thế nào. Hiện nay đang có rất nhiều người gặp phải các triệu chứng như đau nhức, mỏi xương khớp, sưng đỏ,… mà không biết có phải là bệnh phòng thấp không hay là bệnh khác. Vậy dưới đây các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin để xác định như thế nào là bệnh phong thấp nhé.

Bệnh phong thấp là gì ?

Bệnh phong thấp là gì?

Bệnh phong thấp hay còn gọi là tê thấp, là chứng bệnh làm đau nhức, sưng đỏ các khớp xương, bắp thịt và một số cơ quan khác trong cơ thể. Các cơ quan trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh phong thấp là hệ xương khớp, cột sống, tim, hệ thần kinh. Người bệnh phong thấp bị hạn chế về vận động, khó khăn trong sinh hoạt và giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh cần được chữa trị hiệu quả kịp thời để tránh gây biến chứng.

Triệu chứng bệnh thường gặp của bệnh phong thấp

Để nhận biết và phân biệt bệnh phong thấp, các bạn có thể dựa vào các dấu hiệu như sau:

– Các khớp xương nhỏ ở bàn tay và bàn chân bị đau nhức, sưng tấy. Đây là biểu hiện đặc trưng và dễ nhận thấy nhất của bệnh phong thấp. Đau nhức phong thấp thường xuất hiện ở các vị trí như khớp xương ở cổ tay, bàn tay, bàn chân và đầu gối, sau đó sẽ lan dần sang các khớp vai, khuỷu tay, háng, cằm và cổ. Các cơn đau có thể bất chợt hoặc do ít vận động. Thường khi thay đổi thời tiết dễ bị các cơn đau do phong thấp hành hạ.

– Có cảm giác bị đau nhức hoặc cứng khớp, bắp thịt khi mới ngủ dậy hoặc sau một thời gian nghỉ ngời không hoạt động.

– Các khớp không cử động được, bắp thịt nơi khớp bị yếu dần đi.

– Mệt mỏi, uể oải kèm theo sốt nhẹ khi bệnh ngày càng nặng hơn.

– Xuất hiện các cục u nhỏ ở bàn tay, chân, khớp xương, dây gót chân không gây đau. Các cục u này sẽ to dần lên khi bệnh phát triển và người bệnh không nên chủ quan.

– Có thể xuất hiện các biểu hiện bị viêm các tuyến nước mắt, nước bọt, phổi,….

Nguyên nhân gây bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp là gì ?

Hút thuốc lá quá nhiều làm tăng nguy cơ bị bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp xảy ra có nguyên nhân chính là do màng lót các khớp xương bị sưng dẫn đến tiết ra một chất đạm làm mang này dày lên. Chất đạm sẽ phá hủy lớp sụn, xương và các dây chằng quanh khớp và lâu dần sẽ bị phá hủy. Các yếu tố chính có liên quan tới tình trạng này và gây ra bệnh được xác định là do nhiễm trùng (nhiễm khuẩn Streptococcus) khiến cho màng lót tại các khớp sẽ bị sưng lên và tiết ra chất đạm khiến lớp màng này dầy lên; do gen di truyền.

Ngoài ra các yếu tố gây ảnh hưởng góp tác động gây ra bệnh như giới tính (nữ giới gặp nhiều hơn nam giới); do lão hóa ở người cao tuổi; do đặc điểm nghề nghiệp (những người thường xuyên làm việc nặng, ngồi lâu một chỗ, việc thường xuyên khom người,…); do thời tiết (cả mùa đông và mùa hè bệnh đều khó chịu và tái phát); hút thuốc lá quá nhiều; do chế độ ăn uống nhiều chất béo nhưng thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, những người thừa cân, béo phì cũng rất dễ mắc bệnh phong thấp và các bệnh về xương khớp.

Biến chứng của bệnh phong thấp

Các biểu hiện của bệnh phong thấp là đau, cứng, sung khớp kèm mệt mỏi gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, khả năng vận động của người bệnh. Bệnh cần được phát hiện và chữa trị kịp thời. Nếu để lâu có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như các bệnh về thần kinh, bệnh tim, gan, thận rất nguy hiểm.

Do vậy, khi gặp phải các dấu hiệu của bệnh phong thấp nêu trên các bạn cần nhanh chóng đi kiểm tra để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng của bệnh gây nguy hiểm.

Bạn nên xem:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:24 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *