Dấu hiệu bệnh phong thấp điển hình nhất là các triệu chứng đau nhức sưng đỏ các khớp khi thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là các khớp nhỏ ở tay và chân gây không ít đau đớn, tổn thương cho người bệnh.
Nội dung bao gồm:
I/ Dấu hiệu bệnh phong thấp chuẩn xác nhất
Phong thấp là chứng bệnh kinh niên có ảnh hưởng đến hệ xương khớp và các cơ quan điển hình khác, nhất là tim mạch và các tổ chức bên dưới da vì thế cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh phong thấp để điều trị từ sớm.
I/ Dấu hiệu bệnh phong thấp chuẩn xác nhất
Biết được dấu hiệu bệnh phong thấp sẽ giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị phù hợp, tránh để bệnh chuyển sang mãn tính gây khó khăn cho việc chữa trị. Có hai cách nhận biết bệnh phong thấp đó là thông qua y học hiện đại và y học cổ truyền.
1- Triệu chứng bệnh phong thấp theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại, các triệu chứng của bệnh phong thấp thường rất giống các biểu hiện thông thường của các bệnh lý liên quan đến xương khớp khác. Do đó, người bệnh cần nắm vững 11 triệu chứng điển hình của bệnh phong thấp sau đây, để giúp bạn sớm nhận biết bệnh.
# Mệt mỏi
Mệt mỏi là một trong những phản ứng phổ biến của cơ thể khi bị bệnh phong thấp. Mệt mỏi xuất hiện một phần do phản ứng của cơ thể với tình trạng viêm, thiếu máu hoặc do tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Một khi tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc và tâm trạng cũng như các mối quan hệ với những người xung quanh. Đồng thời, mệt mỏi do phong thấp cũng có thể do liên quan đến sự thèm ăn và giảm cân.
# Đau nhức xương khớp
Hầu hết những người bệnh đau phong thấp đều có dấu hiệu chung đó là đau nhức xương khớp, đặc biệt đau ở khớp xương tay và chân. Thông thường, cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc những lúc người bệnh thực hiện các động tác cầm nắm hay cử động.
Ngoài ra, tình trạng đau nhức sẽ không dừng lại ở một điểm mà còn lan rộng ra các vùng lân cận như khớp bàn chân, bàn tay, khuỷu tay và đầu gối thường bị ảnh hưởng trước. Khớp vai, khớp háng có thể là các khớp bị ảnh hưởng theo sau.
# Sưng khớp
Người bị phong thấp có thể nhận thấy các khớp gối bị sưng một cách dễ dàng. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng mất chuyển động của khớp. Tình trạng sưng khớp có thể xuất hiện ở các đốt ngón chân, ngón tay, khiến người bệnh không thể tháo nhẫn ra được.
# Đỏ khớp và xuất hiện các cục u nhỏ dưới da
Đây là hiện tượng đỏ xuất hiện trên da khi khớp bị tổn thương, viêm dẫn đến tình trạng các mao mạch mở rộng, khiến máu tập trung và gây đỏ. Ngoài ra, tại vùng khớp bị đau, bệnh nhân có thể quan sát thấy các cục u nổi trên da và được gọi là cục phong thấp. Khớp bàn tay, khuỷu tay và khớp bàn chân là nơi thường xuất hiện u nhiều nhất.
# Cứng khớp
Cứng khớp là triệu chứng đặc trưng không thể bỏ qua của bệnh phong thấp. Các khớp bị ảnh hưởng của bệnh thường có dấu hiệu co cứng vào buổi sáng. Điển hình một số vị trí khớp như khớp vai, xương chậu, xương cột sống, xương đầu gối,…
Một khi triệu chứng này xuất hiện người bệnh rất khó cử động và phải thực hiện các động tác làm ấm khớp khoảng 1 tiếng mới có thể cử động được.
# Xuất hiện tiếng kêu lục cục trong xương khớp
Không khó để nhận biết bệnh phong thấp qua sự xuất hiện tiếng kêu lạ trong khớp. Có thể là tiếng lục cục hay kêu răng rắc nhưng khi bạn chuyển động hay làm bất kỳ việc gì, tiếng kêu có thể phát ra từ bên trong khớp, nhất là khớp gối, chân tay,..
Tiếng kêu phát ra từ trong khớp là do một căn bệnh nào đó liên quan đến xương khớp gây ra. Tuy nhiên, các bạn cũng nên thận trọng với căn bệnh phong thấp này.
# Cơ thể bị suy nhược
Khi bị phong thấp người bệnh rất dễ bị suy nhược cơ thể. Tình trạng này diễn ra một phần là do xương khớp đau nhức khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và ăn không ngon miệng. Về lâu dài, cơ thể không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến suy nhược.
# Viêm tuyến nước bọt, nước mắt
Viêm tuyến nước bọt, nước mắt xảy ra khi người bệnh bị bệnh phong thấp do nguyên nhân vi rút, vi khuẩn tác động. Bệnh nhân sẽ xảy ra một vài biểu hiện như nước mắt chảy nhiều và sưng mặt, hơi khó thở. Đặc biệt, tình trạng thở dốc khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
# Mất cảm giác ở các khớp và mất trí nhớ
Nếu bạn gặp phải biểu hiện này khi mắc bệnh phong thấp, chứng tỏ bệnh của bạn đã chuyển sang giai đoạn nặng. Lúc này, người bệnh cảm thấy cầm nắm khó khăn, cầm không chắc một đồ vật gì đó. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ bắt gặp một vài tình huống như đi loạng choạng như muốn ngã và biểu hiện nghiến răng không kiểm soát.
Hơn thế nữa, trí nhớ của người bệnh phong thấp cũng bắt đầu giảm sút, ngớ ngẩn và nói năng khó khăn. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu bất thường như chân tay có những hành động kỳ quặc, quờ quạng, múa may. Các biểu hiện này có thể diễn ra vài tuần hoặc vài tháng nhưng không để lại bất kỳ di chứng nào.
# Thiếu máu
Phong thấp khiến khớp bị viêm dẫn đến hiện tượng ảnh hưởng đến tủy xương làm giảm sự giải phóng của các tế bào máu và giảm sự lưu thông máu. Điều này dẫn đến số lượng máu đi phân bổ các khớp và cơ thể không đều gây thiếu máu.
# Biến dạng khớp
Biến dạng khớp xảy ra khi bị phong thấp. Bởi xương khớp bị viêm dẫn đến tình trạng mất kiểm soát gây xói mòn xương và sụn.Đồng thời, dây chằng cũng bị ảnh hưởng và gây lỏng lẻo. Vì vậy, chúng gây ra tình trạng biến dạng như dính khớp, khớp bàn chân, bàn tay bị ghồ ghề, cong vẹo, lệch trục khớp gối,…
Như đã mô tả bên trên, mỗi người có mỗi triệu chứng bệnh xảy ra khác nhau. Tác dụng và cường độ xuất hiện của bệnh cũng không giống nhau. Bởi chúng còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi, giới tính và hoạt động hàng ngày của từng người.
2- Triệu chứng bệnh phong thấp theo y học cổ truyền
Theo nghiên cứu, Y học cổ truyền chia phong thấp thành 3 thể khác nhau đó là phong thấp, hàn thấp và tê thấp. Ở mỗi thể, bệnh sẽ biểu hiện như sau:
# Thể phong thấp
Biểu hiện đau nhức các khớp xương hoặc toàn bộ cơ thể khi thời tiết thay đổi. Cơn đau lan từ khớp này sang khớp kia, gây cứng khớp hoặc cử động khớp khó khăn kèm theo triệu chứng sốt, người mệt mỏi, dễ buồn bực, chỉ thích nằm nghỉ ngơi. Có hiện tượng mạch phù khi bắt mạch.
# Thể hàn thấp
Có phần khác với thể phong thấp là các cơn đau chỉ cố định tại 1 khớp và không có hiện tượng đau lan từ khớp này sang khớp khác. Ở thể hàn thấp, bệnh nhân còn có biểu hiện chân tay lạnh, càng lạnh càng thấy đau, cơn đau dữ dội hơn vào ban đêm. Đặc biệt là vào mùa đông khiến người bệnh co cứng tay chân, khó co duỗi khớp, lưỡi rêu trắng, mạch khẩn, đại tiện lỏng.
# Thể tê thấp
Triệu chứng đặc trưng của thể này là tê bì chân tay, đau nhức khủng khiếp khiến cho việc vận động trở nên khó khăn. Đau âm ỉ trong thời gian dài, đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị liệt một phần cơ thể, mạch nhu hoãn. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của bệnh nhân.
Tình trạng rối loạn miễn ở phong thấp còn kéo theo những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống người bệnh như dính khớp, biến dạng khớp, bại liệt, tàn tật, phong thấp còn gây viêm tuyến lệ, tuyến nước bọt; làm suy giảm khả năng miễn dịch và chức năng của nội tạng với các chứng viêm màng tim, suy tim, trụy tim, viêm màng phổi và viêm phổi, suy gan, thận; ảnh hưởng lên mạch máu và hệ thần kinh, gây trầm cảm, u uất… thậm chí là tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
II/ Biến chứng của bệnh phong thấp
Bệnh phong thấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với đời sống sinh hoạt và sức khỏe của bạn. Nếu bạn không chữa bệnh phong thấp đúng lúc và đúng cách, bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở bạn như sau.
# Loãng xương
Bệnh phong thấp dẫn đến tình trạng xương khớp bị suy yếu. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc điều trị phong thấp có thể làm tăng nguy cơ loãng xương ở bạn. Khi đó, xương sẽ bắt đầu yếu và rất dễ gãy.
# Xuất hiện các cục u dạng thấp
Thông thường, những va chạm của mô thường hình thành xung quanh các điểm gây áp lực(đau nhức) như khuỷu tay. Tuy nhiên, khi bị phong thấp, các cục u này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên các khớp xương.
# Khô miệng và mắt
Hầu hết mọi người bị phong thấp thường rất hay gặp phải hội chứng Sjogren. Đây là hội chứng làm giảm lượng ẩm trong miệng và mắt, gây khó chịu cho người bệnh.
# Nhiễm trùng
Người bệnh sử dụng thuốc chống viêm để điều trị bệnh sẽ làm giảm khả năng miễn dịch. Từ đó, cơ thể không có sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh và rất dễ bị nhiễm trùng.
# Thành phần cơ thể bất thường
Phong thấp sẽ gây ra hiện tượng tỷ lệ chất béo trong cơ thể có phần tăng lên, kể cả những người có chỉ số trọng lượng cơ thể ở mức trung bình (BMI).
# Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng này còn được gọi với tên là hội chứng chèn ép dây thần kinh giữa. Nếu bị phong thấp gây ảnh hưởng đến cổ tay và gây chèn ép dây thần kinh giữa tại cổ tay gây đau nhức. Cơn đau sau đó sẽ lan rộng sang vùng ngón tay và cả bàn tay, tạo cho người bệnh cảm giác mệt mỏi.
# Vấn đề tim mạch
Chính vì thành phần cơ thể bị thay đổi một cách bất thường, lượng chất béo cao kéo theo các hệ lụy về sau như bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, phong thấp làm tăng nguy cơ động mạch bị tắc nghẽn và xơ cứng, gây hại cho sức khỏe.
# Bệnh phổi
Phong thấp có thể làm viêm hoặc sẹo các mô phổi dẫn đến bệnh nhân thường cảm thấy khó thở hoặc thở dốc
# Lymphoma
Bệnh phong thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch hoặc ung thư máu phát triển trong hệ bạch huyết
III/ Người bị phong thấp nên làm gì?
# Giữ ấm cho cơ thể
Người bị phong tê thấp không nên dầm mưa, ăn mặc phong phanh khi trời lạnh. Đặc biệt đối với mùa lạnh ở miền Bắc mọi người cần tránh ra đường khi không khí đang lạnh – ẩm, nên tắm nước ấm và luôn mặc quần áo ấm, đeo găng tay, đi tất chân, dùng khăn quàng cổ.
# Tập thể dục thường xuyên
Cần tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, làm gân cốt khỏe mạnh, đối với những người lớn tuổi thì có thể tập các bài vật lí trị liệu dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ để phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
# Kiểm soát cân nặng
Cần giữ trọng lượng cân đối, tránh tăng cân, béo phì để các xương khớp không bị tổn thương do chịu sức nặng của cơ thể.
# Chế độ ăn khoa học
Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung các loại thực phẩm nhiều Vitamin A, C, E như các loại ngũ cốc, gạo, rau xanh, bí đỏ , trái cây xoài, nho, cam… để tăng sức đề kháng chống lại quá trình oxy hóa.
Hy vọng với những dấu hiệu bệnh phong thấp đặc trưng được chia sẻ trên đây bạn đọc sẽ tìm thấy cho mình biện pháp khắc phục kịp thời. Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh phong thấp nên điều trị đúng cách để hạn chế biến chứng không mong muốn.
Tổng hợp: Diệu Nhi
➥ Bạn nên xem ngay: 9 cách chữa bệnh phong tê thấp hay và phổ biến
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!