Acid uric cao kiêng ăn gì và nên ăn gì để đào thải acid uric?

Axit uric được hình thành dựa trên một tế bào bị chết nhân gây phân hủy, hay nói cách khác nó chính là một chất thừa, là sản phẩm mà chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể người tạo ra. Acid uric tăng cao có nguy cơ khiến cho các tinh thể urat bị lắng đọng. Khi acid uric cao kiêng ăn gì và nên ăn gì để đào thải acid uric?

Acid uric cao kiêng ăn gì và nên ăn gì để đào thải acid uric?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành hay cải thiện acid uric trong máu. Các loại thực phẩm như nội tạng động vật, hải sản là những thực phẩm có nhân tế bào và cũng có thể chuyển hóa thành các axit uric nội sinh. Các chuyên gia khuyến cáo nồng độ acid uric dưới 7mg/dl hoặc dưới 420 umol/l  thì bạn đang có chỉ số bình thường, nếu chỉ số lớn hơn các chỉ số trên nghĩa là nồng độ axit uric cao và cần được cải thiện.

Acid uric cao kiêng ăn gì?

Các nhà khoa học đã chỉ ra cơ thể con người sản xuất acid uric khi nó phân hủy purin. Do đó, những người có nồng độ acid uric cao cũng nên tránh các thực phẩm chứa nhiều purin. Trong đó bao gồm:

– Các loại đồ uống có cồn: Điển hình nhất là bia rượu. Nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra rằng nếu mỗi tuần bạn có thói quen uống từ 2-4 ly bia thì nguy cơ mắc bệnh gút ở bạn cũng tăng lên 25% so với những người không sử dụng. Nguy cơ này cũng xảy ra tương tự ở những người uống rượu và các thức uống có cồn khác.

Acid uric cao kiêng ăn gì và nên ăn gì để đào thải acid uric?

– Một số loài cá, hải sản và sò: Chúng bao gồm cá cơm, cá mòi, cá trích, trai, cá tuyết, sò điệp, cá hồi và cá hồi. Đây là những thực phẩm có hàm lượng purin rất dồi dào. Bình thường chúng rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với những người có hàm lượng axit uric đang bị cao thì ăn vào chỉ khiến cho tình trạng thêm tồi tệ.

– Một số loại thịt: Các loại thịt như thịt xông khói, gà tây, thịt bê, thịt bò, thịt gà, vịt, thịt lợn và thịt heo có hàm lượng purin từ 100-150mg trong 100g thực phẩm. Bạn đang bị axit uric cao thì nên hạn chế sử dụng thường xuyên.

Acid uric cao kiêng ăn gì và nên ăn gì để đào thải acid uric?

– Động vật có vỏ: Chẳng hạn như cua, tôm, sò nghêu đều không thích hợp để sử dụng trong trường hợp này. Vì vậy phải hết sức hạn chế trong thời gian acid uric tăng.

– Các loại thức ăn chế biến sẵn: Thực phẩm chế  biến sẵn có hàm lượng cholesterol và chất bảo quản khá cao, chúng làm tăng nguy cơ lắng đọng muối urat trong máu và khiến cho bệnh gout phát triển mạnh mẽ.

Nên ăn gì để đào thải acid uric?

Khi phát hiện lượng acid uric trong máu tăng cao, điều đầu tiên là nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Bên cạnh đó, nên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ làm giảm acid uric theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và thăm khám theo định kỳ. Nên ăn gì để đào thải acid uric hiệu quả là điều chúng ta cần phải nắm rõ.

Các loại trái cây: Chuối, ổi, táo, nho, cherry hay quả việt quất là những sự lựa chọn tuyệt vời để làm giảm nhanh tình trạng acid uric tăng cao trong máu. Chúng chứa các hoạt chất tự nhiên giúp ổn định, cân bằng lượng axit uric trong máu. Ngoài ra đây còn là nguồn bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời rất tốt cho hệ miễn dịch và chăm sóc sức khỏe.

Acid uric cao kiêng ăn gì và nên ăn gì để đào thải acid uric?

Baking soda: Đây là một chất phụ gia thực phẩm thường được sử dụng khi làm bánh nhưng cũng đồng thời là thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh gout hay người bị axit uric cao. Theo các nhà nghiên cứu, thành phần axit cacbonat có trong baking soda đóng vai trò như một chất trung gian có tác dụng cân bằng môi trường axit và kiềm trong cơ thể, từ đó làm giảm axit dư thừa trong máu.

Mỗi ngày bạn hãy lấy 1 thìa cà phê bột baking soda pha với 1 ly nước ấm và uống. Ngày dùng 1-2 lần cho tới khi lượng axit uric quay về mức ổn định. Lưu ý, banking soda có tính tẩy khá mạnh và có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày vì thế hãy hết sức thận trọng và tránh lạm dụng.

Nước: Những người có nồng độ acid uric cao nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc hay các loại nước khoáng có kiềm. Điều này thực sự rất hữu ích bởi nước là nhân tố chính tham gia vào quá trình bài tiết axit uric qua nước tiểu . Các chuyên gia y tế khuyên rằng mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 2 -2,5 lít nước để có khả năng thanh lọc axit uric dư thừa tốt hơn.

Acid uric cao kiêng ăn gì và nên ăn gì để đào thải acid uric?

Rau xanh: Một số loại rau xanh được cho là có khả năng làm giảm lượng axit uric dư thừa rất tốt. Điển hình là các loại rau dưới đây:

+ Rau cần: Mỗi ngày uống 1 ly nước ép rau cần hoặc dùng thực phẩm này ăn sống, nấu chín có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm giảm axit uric.

+ Dưa leo: Giàu vitamin C và Kali, những chất có khả năng lợi tiểu, tăng cường khả năng đào thải axit uric qua đường nước tiểu và ngăn ngừa bệnh gút

+ Củ cải: Có tính kiềm và không chứa purin rất tốt cho người bị axit uric tăng cao

+ Bí xanh: Có tính mát, giúp lợi tiểu và thanh thải axit uric dư thừa qua đường nước tiểu.

Những thực phẩm này nên được sử dụng một cách thường xuyên và thay đổi trong các bữa ăn kèm theo việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn nhanh chóng ổn định được nồng độ axit uric trong máu.

Khi acid uric trong máu tăng, chúng ta nên làm gì?

Acid uric tăng cao thường không có triệu chứng gì nổi bật, với các trường hợp tăng dưới 10mg/dl, thì chỉ cần thực hiện đúng các hướng dẫn theo chế độ ăn uống phù hợp mà bác sĩ đưa ra để cân bằng acid uric. Nếu đã thực hiện cách này mà vẫn không có hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn:

– Thông thường, khi người bệnh có nồng độ ở mức trên 12mg/dl, thì các bác sĩ mới suy xét đến việc dùng thuốc, bởi những người ở mức này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao.

  • Tuy nhiên, cũng nói luôn những sản phẩm này là con dao hai lưỡi nên các bạn cần sử dụng đúng chỉ định và cân nhắc trước khi quyết định uống.
  • Một số loại có rất nhiều tác dụng phụ, đó là: gây tổn thương cho da, ở tất cả các mức độ từ nhẹ là ngứa đến nặng hơn là nổi mẩn đỏ, nổi mề đay và nặng nhất là nhiễm chứng Steven Johnson.
  • Ngoài ra dùng không đúng cách một số loại còn có thể thúc đẩy và dẫn tới những thương tổn ở thận.

Acid uric cao kiêng ăn gì và nên ăn gì để đào thải acid uric?

– Khi bệnh nhân xuất hiện tình trạng hủy tế bào quá nhiều, gây ra sự sản xuất acid uric cấp tính tương tự như ở bệnh nhân ung thư phải hóa- xạ trị, thì bác sĩ dùng liệu pháp dự phòng tăng acid uric trong máu, mục đích để tránh tình trạng suy thận cấp.

Lưu ý: Khi người bệnh có tiền sử bệnh thận, sỏi thận, suy thận, giảm bài tiết qua thận thì không nên dùng các nhóm thuốc làm tăng chất thải vì nó có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Ăn gì để đào thải acid uric bạn đã biết chưa? Hy vọng với những thông tin trên đây các bạn sẽ tìm được giải pháp tốt nhất trong việc làm giảm acid uric.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:35 - 02/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *