Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ là một trong những việc làm cần thiết của đa số bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, áp dụng biện pháp phòng ngừa như thế nào để vừa giúp cải thiện bệnh lại giúp ngăn ngừa bệnh tái phát?

Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ từ sớm

Hầu hết bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ là do các dây thần kinh hoặc tủy sống của xương cổ tay bị chèn ép khiến cho các bộ phận liên kết với dây thần kinh bị chi phối, gây đau nhức. Và sẽ không có gì đáng lưu tâm nếu các biến chứng của bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ chính là giải pháp đơn giản, dễ thực hiện, giúp khắc phục, ngăn ngừa bệnh tái phát và hạn chế biến chứng thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện.

Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

1/ Có thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý

Làm việc với một tư thế kéo dài trong khoảng thời gian nhất định sẽ khiến đốt sống cổ bị ảnh hưởng dẫn đến bị thoái hóa. Do đó, để phòng chống thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân nên có chế độ nghỉ ngơi và làm việc cân bằng. Tốt nhất, các bạn nên hạn chế đến mức tối đa những tác động không có lợi cho đốt sống cổ. Thường xuyên vận động trong giờ làm việc sẽ giúp giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn lên đốt sống cổ.

2/ Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ bằng dinh dưỡng

Một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ là do thiếu chất dinh dưỡng. Do đó, để phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả, người bệnh nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Bởi cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp chống thoái hóa xương khớp, tăng cường bồi bổ khí huyết, giúp máu lưu thông nuôi dưỡng hệ xương khớp tốt. Đồng thời, giúp làm giảm nhanh các cơn đau nhức do chèn ép dây thần kinh gây ra.

Canxi và vitamin D3, B, B6, B1, B12 hay MK7 là những khoáng chất và vitamin cần thiết cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Chúng giúp làm giảm cảm giác đau trong dây thần kinh, làm tăng khả năng sản sinh cơ và tế bào thần kinh, chống rối loạn thần kinh ngoại vi. Những loại thực phầm giàu vitamin và khoáng chất như: thủy hải sản, sữa đậu nành, rau xanh và trái cây.

3/ Lưu ý tư thế khi ngủ

Chú ý tư thế ngủ cũng là một trong những cách giúp phòng chống thoái hóa đốt sống cổ. Người bệnh khi đi ngủ nên thi thoảng chuyển đổi tư thế nằm, không nên nằm ngủ với một tư thế, nhất là khi nằm sấp. Bởi tư thế này sẽ khiến cổ bị gập xuống tác động xấu đến đốt sống cổ.

4/ Lựa chọn gối ngủ mềm và dễ định hình

Trong quá trình ngủ, người bệnh nên chọn cho bản thân một chiếc gối mềm, dễ định hình. Không nên chọn gối kê sau gáy quá cứng hoặc quá cao có thể làm thay đổi cấu trúc cột sống cổ, khiến mạch máu bị đè nén, gây đau nhức.

5/ Từ bỏ những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến đốt sống cổ

Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Một trong những thói quen thư giãn tưởng chừng vô hại của bệnh nhân đó là vươn vai, vặn cổ, bẻ ngón tay, vặn sống lưng thành những tiếng kêu lại chính là nguyên nhân khiến đốt sống cổ bị tổn thương nghiêm trọng. Với những động tác thư giãn này, ban đầu sẽ tạo cho bệnh nhân cảm giác thoải mái nhưng về lâu về dài sẽ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ khiến việc điều trị bệnh trở nên ngày càng khó khăn.

Do đó, để phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân nên loại bỏ thói quen thư giãn lợi bất cập hại này. Tuyệt đối không được vặn mình hoặc ấn cổ quá mạnh, tránh xa các tư thế quá ưỡn cổ hay cúi gập cổ, để khắc phục bệnh hiệu quả.

6/ Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ bằng cách luyện tập cơ cổ

Luyện tập cơ cổ là phương pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả nhất. Người bệnh chỉ cần đặt hai tay ở phía sau đầu rồi nghiêng đầu về phía sau hết mức có thể. Song song hành động này, bạn dùng lực hai tay đẩy đầu về phía trước. Giữ tư thế này từ 3 – 5 phút và mỗi ngày nên tập 2 lần, mỗi lần thực hiện từ 30 đến 50 lần.

7/ Cẩn thận động tác quay vòng cổ và đầu

Có rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng động tác quay cổ và đầu để cải thiện tình trạng khó chịu do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Và theo các chuyên gia, cách làm này có thể làm giảm đi sự mệt mỏi của cơ bắp vùng cổ, tuy nhiên động tác này lại chống chỉ định ở những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ. Do đó, người bệnh tốt nhất không nên tập luyện để tránh những hậu quả xấu có thể gây tác động tiêu cực đến bệnh và sức khỏe.

Với các biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ mà chúng tôi tổng hợp, hy vọng sẽ giúp người bệnh biết thêm được nhiều kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa bệnh tái phát và tiến triển theo hướng xấu. Do đó, để có thể áp dụng biện pháp phòng ngừa phù hợp nhất với thể trạng và tình trạng bệnh, người bệnh nên nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên viên y tế.

BTV: Thiên Thiên

→Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ không thể xem thường

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 17:15 - 04/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *