Thoái hóa đốt sống cổ là chứng bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi. Lúc tuổi cao xương khớp sẽ bị khô cứng gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, một trong những đối tượng cũng thường xuyên mắc phải tình trạng này đó chính là dân văn phòng. Đối với dân văn phòng, công sở thường có thói quen ngồi làm việc lâu một chỗ 8 tiếng. Nhiều người thậm chí không rời khỏi ghế làm việc cả ngày. Chính vì vậy, rất dễ gây ra các chứng bệnh về xương khớp. Vậy nên chúng ta nên đề phòng thoái hóa hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng.
1/ Thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa
Thoái hóa đốt sống cổ trước đây thường tập trung ở đối tượng trung niên và người già. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa dần. Số người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ từ độ tuổi 35-40 tăng cao. Đặc biệt, một nhóm đối tượng khác cũng có tỉ lệ khá cao đó là dân văn phòng.
Đối với dân văn phòng thường hay bị thoái hóa đốt sống cổ là do một số nguyên nhân sau:
+ Ngồi quá nhiều và quá lâu một chỗ, ngồi sai tư thế khiến cột sống bị ảnh hưởng.
+ Có thể đặt bàn ghế, máy tính sai cách, cao hơn hặc thấp hơn so với tầm nhìn.
+ Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn uống thất thường, không đủ chất.
+ Ngồi trong phòng quá nhiều thiếu ánh nắng mặt trời nên không tổng hợp được canxi gây ra tình trạng loãng xương, xương bị yếu.
+ Sinh hoạt không điều độ như thường xuyên nhậu nhẹt, uống cà phê để tỉnh táo.
+ Môi trường làm việc bị gò bó, ít đi lại vận động, nên gây ra sự chèn ép toàn bộ vùng lưng, vai gáy và đốt sống lưng.
2/ Thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng chớ nên coi thường
Thoái hóa đốt sống cổ ban đầu thường có những biểu hiện như mỏi cổ, đau cổ và cứng cổ. Khi ngủ dậy rất khó xoay cổ và ngoái đầu, có thể bị đau dây thần kinh sau gáy. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thường kèm theo dấu hiệu chóng mặt, ù tai, mắt mờ. Thậm chí có một số trường hợp bị sụt cân, mất ngủ và bị ra mồ hôi trộm.
Chứng bệnh này nếu không được khắc phục sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, không nên coi thường. Một số biến chứng nặng nề có thể xảy ra như:
+ Ảnh hưởng đến thần kinh khiến người bệnh bị đau vai gáy, hạn chế vận động, đi lại khó khăn.
+ Rối loạn tiểu tiện, bị đau ở hốc mắt, chóng mặt, ù tai
+ Rối loạn tứ chi, rối loạn thực vật có thể gây liệt nửa người, liệt trung ương tứ chi và trung ương hai tay, hai chân rất nguy hiểm.
Xem thêm:
3/ Dân văn phòng cần làm gì để hạn chế mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Như đã nói ở trên, thoái hóa đốt sống cổ là chứng bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu bệnh không được khắc phục sớm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, đối với dân văn phòng nên hạn chế mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng một số cách làm đơn giản sau:
+ Nên nghỉ nửa buổi để tập thể dục, xoay vai, xoay cổ để tránh khô cứng các khớp gây nên các bệnh về xương khớp.
+ Tránh các tư thế ngồi xấu, ngồi sai cách khi làm việc.
+ Đặt bàn ghế và máy tính phù hợp với tư thế ngồi, không nên quá cao cũng không quá thấp.
+ Chế độ ăn uống, dinh dưỡng điều độ và đầy đủ. Bổ sung nhiều các thực phẩm chứa canxi và chứa hàm lượng omega3 cao.
+ Sau giờ làm việc nên tích cực tập thể dục, thể thao hoặc đạp xe đạp, bơi lội, tập các bài tập yoga nhẹ nhàng.
+ Hạn chế hút thuốc và uống cà phê hàng ngày.
+ Nên tranh thủ ngủ buổi trưa khoảng 30 phút – 1 tiếng.
+ Điều trị tốt các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, viêm đĩa đệm đốt sống.
Tóm lại, thoái hóa đốt sống cổ là chứng bệnh khá nguy hiểm, vì vậy khi thấy một số dấu hiệu như đau mỏi cổ, vai gáy, kèm theo đau đầu, ù tai, mờ mắt thì nên nhanh chóng đi khám để phát hiện bệnh kịp thời, có phương pháp điều trị sớm và đúng cách. Tránh để lâu bệnh sẽ khó chữa và làm cho cột sống bị thoái hóa gây đau và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!