Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa được BS khuyên dùng

Có rất nhiều phương pháp điều trị đau thần kinh tọa, tuy nhiên người bệnh nên lựa chọn phương pháp dựa trên những triệu chứng của bệnh để hiệu quả của phương pháp được phát huy tối đa.

Bài viết sẽ chỉ ra những phương pháp điều trị đau thần kinh tọa được BS khuyến khích người bệnh thực hiện. Hầu hết các cách chữa này đều đã được chứng minh trên nền tảng khoa học, người bệnh có thể yên tâm khi tiến hành điều trị!

điều trị đau thần kinh tọa
Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa được BS khuyên dùng

Tìm hiểu bệnh đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là bệnh lý phát triển từ hiện tượng chèn ép và tắc nghẽn tại rễ thần kinh. Hiện tượng này khiến cơn đau xuất hiện và phát triển theo thời gian, gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Thống kê từ Bệnh viện Bạch Mai năm 2006 cho thấy, độ tuổi mắc bệnh đau thần kinh tọa tập trung ở những người trên 30, nhất là nhóm lao động và làm công việc văn phòng.

1. Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa

Những nguyên nhân thường gặp gây bệnh đau thần kinh chủ yếu tập trung vào hai nhóm: chế độ sinh hoạt và bệnh lý mãn tính.

  • Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng: đây là những bệnh xương khớp mãn tính ở vùng thắt lưng, tổn thương tại cột sống và đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh và gây ra cơn đau thần kinh tọa.
  • Tính chất công việc: những người lao động nặng nhọc hoặc những người duy trì một tư thế quá lâu khiến áp lực lên đốt sống tăng cao gây chèn ép dây thần kinh tọa. Tính chất công việc chính là nguyên nhân khiến bệnh đau thần kinh tọa có xu hướng gia tăng và trẻ hóa.
  • Béo phì: khiến trọng lượng cơ thể tăng cao, gây áp lực lên vùng thắt lưng khiến xương khớp tổn thương, gây ảnh hưởng tiêu cực lên rễ thần kinh.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến, có một số nguyên nhân ít gặp hơn có khả năng gây bệnh đau thần kinh tọa như: thường xuyên đi giày cao gót, tư thế làm việc sai lệch, các vấn đề về tủy, sỏi thận,…

2. Biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa

Hiện tượng chèn ép gây tổn thương tại dây thần kinh tọa biểu hiện bằng các triệu chứng cụ thể. Dựa vào những triệu chứng này, người bệnh có thể nhận định bệnh lý cơ thể gặp phải để chủ động trong việc thăm khám và điều trị.

điều trị đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa khiến gân cốt suy yếu, dễ đau nhức và khó khăn khi vận động
  • Cơn đau nhức rõ ràng không âm ỉ như những bệnh thoái hóa xương.
  • Cơn đau kèm theo triệu chứng tê bì, ngứa ran chạy dọc theo dây thần kinh tọa xuống chi dưới.
  • Khi vận động mạnh hay thay đổi tư thế đột ngột, mức độ đau đớn tăng lên rõ ràng.
  • Một số ảnh hưởng lên các cơ quan lân cận như: tiểu nhiều lần, không tự chủ việc tiểu tiện và đại tiện.
  • Gân cốt suy yếu, khó khăn khi nhấc chân hay vận động.

Các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa có nguy cơ phát triển mạnh nếu người bệnh không tiến hành khắc phục kịp thời.

3. Biến chứng do đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa không gây tổn thương lên xương, tuy nhiên hệ thần kinh có ảnh hưởng đến khả năng vận động và hoạt động của các cơ quan khác.

Mức độ tổn thương ở rễ thần kinh nặng nề có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Yếu cơ làm suy giảm khả năng vận động, sau đó phát triển nặng nề khiến người mất khả năng vận động dẫn đến tình trạng bại liệt.
  • Biến chứng lên thận, bàng quang gây ra các vấn đề như: suy giảm chức năng thận, rối loạn bàng quang, người bệnh không tự chủ được trong việc bài tiết.
  • Gây ra các vấn đề sinh lý đối với nam giới như rối loạn cương dương, liệt dương.

Để hạn chế những biến chứng do bệnh đau thần kinh tọa, người bệnh nên tiến hành điều trị ngay khi phát hiện ra những triệu chứng ban đầu.

6 cách chữa đau thần kinh tọa được BS khuyên dùng

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa, tuy nhiên có một số cách chữa chưa được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn.

Dưới đây là 6 phương pháp được BS khuyên người bệnh đau thần kinh nên lựa chọn. Các phương pháp này đều đã được chứng minh trên phương diện khoa học, người bệnh có thể yên tâm khi thực hiện.

1. Dùng thuốc

Dùng thuốc là phương pháp điều trị nội khoa được nhiều người bệnh lựa chọn. Các loại thuốc được dùng để giảm đau và giảm các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa như:

điều trị đau thần kinh tọa
Sử dụng thuốc giúp làm giảm cơn đau và các triệu chứng của đau thần kinh tọa
  • Thuốc giảm đau thông thường – thường gặp nhất là paracetamol: hầu hết các loại thuốc giảm đau thông thường không cần kê toa, người bệnh có thể sử dụng khi cơn đau bất chợt xuất hiện. Trong trường hợp đau nhiều, paracetamol thường được kết hợp với codein. Mặc dù không cần toa từ bác sĩ nhưng người bệnh cần kiểm soát liều lượng khi sử dụng để hạn chế những rủi ro phát sinh.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): được sử dụng trong trường hợp cơn đau đi kèm với các triệu chứng sưng viêm khiến cơ thể đau nhức mạnh, bề mặt da nóng rát.
  • Thuốc gây nghiện – thường dùng nhất là morphin: được sử dụng trong trường hợp cơn đau quá nặng nề, không thể cải thiện khi sử dụng những loại thuốc trên. Tuy nhiên, morphin là chế phẩm từ thuốc phiện, có khả năng gây nghiện cao, người bệnh nên sử dụng theo đúng liều lượng từ chuyên gia.
  • Thuốc giảm đau thần kinh, bao gồm: gabapentin, pregabalin, mecobalamin,… gây rối loạn tín hiệu ở thần kinh trung ương khiến não bộ không nhận được tín hiệu đau, giúp người bệnh không cảm thấy đau đớn do các triệu chứng đau thần kinh tọa hoành hành.
  • Thuốc bổ, bao gồm vitamin B1, B6, B9 và vitamin C: vitamin nhóm B giúp cải thiện tổn thương thần kinh, giảm chèn ép và tắc nghẽn tại dây thần kinh tọa. Vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe, tăng khả năng chống chịu của cơ thể đối với các cơn đau.

Trong trường hợp cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm khi sử dụng các loại thuốc điều trị này, người bệnh sẽ được chỉ định tiêm corticosteroid ngoài màng cứng để ức chế cơn đau hiệu quả.

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu bao gồm nhiều kỹ thuật, tác động lên cơ thể để phục hồi khả năng vận động và giảm tổn thương lên rễ thần kinh tọa.

Một số kỹ thuật thường gặp trong vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa như:

  • Liệu pháp nhiệt bao gồm chườm nóng, dùng tia nhiệt kích thích hệ thần kinh, giảm căng thẳng thần kinh, phục hồi tổn thương tại rễ thần kinh.
  • Sử dụng dòng điện với cường độ thấp để giải phóng tắc nghẽn, kéo giãn dây thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm cơn đau và các triệu chứng của bệnh.
  • Đeo đai lưng được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân mắc đau thần kinh tọa do áp lực từ đĩa đệm và đốt sống chèn ép rễ thần kinh.
  • Bài tập kéo giãn đốt sống, cải thiện độ linh hoạt và khả năng vận động của vùng thắt lưng.

Sau khoảng 4 – 8 tuần, các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa sẽ được cải thiện rõ rệt. Nếu bệnh tình không có chuyển biến, bệnh nhân sẽ thực hiện các xét nghiệm để bác sĩ thực hiện phương pháp điều trị ngoại khoa.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị đau thần kinh tọa được thực hiện khi mức độ chèn ép tại rễ thần kinh trở nên nặng nề, gây ra biến chứng tại nhiều cơ quan khác nhau. Các kỹ thuật phẫu thuật phổ biến như: mổ hở, nội soi, làm vững cột sống,…

điều trị đau thần kinh tọa
Phẫu thuật được thực hiện khi mức độ chèn ép tại rễ thần kinh trở nên nghiêm trọng

Tùy vào nguyên nhân gây chèn ép rễ thần kinh mà bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ nguyên nhân đó.

  • Phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm: được thực hiện với bệnh nhân đau thần kinh tọa do biến chứng từ bệnh thoát vị đĩa đệm. Loại bỏ nhân nhầy giúp giảm chèn ép và áp lực lên rễ thần kinh.
  • Phẫu thuật cắt cung cột sống: được thực hiện với bệnh nhân mắc chứng hẹp cột sống, giúp đốt sống trở lại trạng thái cân bằng, hiện tượng chèn ép và tắc nghẽn tại rễ thần kinh được giải phóng hoàn toàn.
  • Với trường hợp trượt đốt sống hay xẹp đĩa đệm: bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp tùy và mức độ bệnh của từng người.

Phẫu thuật giải quyết từ căn nguyên bệnh, giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: tổn thương lên các dây thần kinh khác, giảm khả năng vận động và không thể phục hồi, bệnh có nguy có tái phát cao,…

4. Châm cứu, bấm huyệt

Châm cứu và bấm huyệt là cách chữa không dùng thuốc, thay vào đó cách chữa này dùng lực từ bàn tay và kim châm để kích thích huyệt mạch tự giải phóng tổn thương và chèn ép. Kích thích này khiến não bộ sản sinh endorphins – một hoạt chất giảm đau tự nhiên không gây ra tác dụng phụ như thuốc giảm đau thông thường.

Châm cứu thường được kết hợp với xoa bóp và bấm huyệt để gia tăng hiệu quả, cải thiện tình trạng tắc nghẽn và đau nhức tại vùng thắt lưng. Đến nay, phương pháp này đã được khoa học công nhận về khả năng giảm đau an toàn và lành tính.

Tuy nhiên, vì chỉ tác động vật lý đến cơ thể nên phương pháp này không hoàn toàn loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Người bệnh nên kết hợp với các biện pháp khác để tiêu trừ mầm bệnh hoàn toàn.

5. Bài thuốc Đông Y

Đông y là nền y học cổ truyền của Trung Hoa, phát triển trên tư tưởng, quan niệm phương Đông về triết lý hài hòa âm dương. Những bài thuốc từ Đông y không chú trọng chế phục bệnh mà đem lại sự hài hòa giữa bệnh và cơ thể, cơ thể khỏe mạnh bệnh tự khắc được bài trừ.

Theo Đông y, đau thần kinh tọa là chứng “Tọa cốt phong” hình thành do nhiều nguyên nhân, khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định bài thuốc phù hợp.

điều trị đau thần kinh tọa
Bài thuốc từ Đông y giúp cải thiện đau thần kinh tọa nhưng ít gây ra tác dụng phụ

#Bài thuốc theo thể phong hàn

Người bệnh mắc bệnh đau thần kinh tọa theo thể phong hàn thường gặp các triệu chứng như đau nhức vùng lưng dưới và chi dưới, khó khăn khi vận động, sợ lạnh và mạch có dấu hiệu phù.

  • Thực hiện: dùng 8 gram tế tân, 8 gram quế chi, 8 gram ngải cứu, 8 gram trần bì, 12 gram thiên niên kiện, 12 gram xuyên khung, 10 gram uy linh tiên, 10 gram đan sâm. Sắc với 3 chén nước còn lại một chén rưỡi, chia thành 2 lần uống.

Bài thuốc này giúp khu phong tán hàn, khai thông khí huyết, chỉ thống và bổ thận, tráng dương.

#Bài thuốc theo thể thấp nhiệt

Người bệnh gặp những triệu chứng như đùi ê buốt, nóng rát ở xương khớp, nước tiểu có màu đậm hơn bình thường.

  • Thực hiện: xương truật, xuyên khung, hoàng bá, phòng kỉ, ngưu tất, mỗi loại 12 gram. Sắc tương tự như bài thuốc trên.

Bài thuốc có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, điều hòa khí huyệt, giải phóng nhiệt ứ trệ.

#Bài thuốc theo thể ứ huyết

Đau thần kinh tọa ở thể ứ huyết có các triệu chứng đặc trưng như lưng và đùi đau dữ dội, khó khăn khi co duỗi chân, mạch đập nhanh.

  • Thực hiện: 12 gram xuyên khung, 15 gram độc hoạt, 20 gram ý dĩ, 12 gram hoàng bá, 15 gram độc hoạt, 30 gram dâm dương hoắc, 30 gram kê huyết đằng, 10 gram ngưu tất. Sắc tương tự như hai bài thuốc trên.

Bài thuốc có tác dụng hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống và giải phóng huyết ứ trệ. Hiệu quả của những bài thuốc từ Đông Y phụ thuộc nhiều vào mức độ của các triệu chứng, cơ địa và chế độ chăm sóc từ người bệnh. Vì thế tác dụng của các bài thuốc sẽ khác nhau đối với từng người.

6. Bài thuốc nam

Bên cạnh những bài thuốc Đông y, các bài thuốc nam từ thảo dược thiên nhiên cũng có khả năng cải thiện cơn đau và các triệu chứng của bệnh đau thần kinh.

Các thảo dược này đều rất quen thuộc với người Việt, người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu để thực hiện các bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa.

#Bài thuốc từ rau má

Rau má có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và điều hòa cơ thể. Bài thuốc từ rau má giúp cải thiện tình trạng co thắt ở mạch máu và tổn thương tại dây thần kinh tọa, đồng thời đào thải những độc tố tích tụ bên trong cơ thể gây ra tình trạng mệt mỏi và suy nhược.

  • Thực hiện: Dùng 100 gram rau má rửa sạch và xay nhuyễn, vắt lấy nước và uống mỗi ngày.

Duy trì bài thuốc khoảng 10 ngày để cải thiện ảnh hưởng do bệnh đau thần kinh tọa, người mắc bệnh huyết áp thấp hoặc các bệnh do phong hàn không nên sử dụng bài thuốc này.

#Bài thuốc ngâm từ gừng và muối

Bài thuốc ngâm từ gừng và muối có tính ấm, tác dụng thông kinh hoạt lạc, khu phong, trừ hàn, hoạt huyết, giải trừ ứ bế,…

  • Thực hiện: dùng 2 củ gừng thái lát, đun sôi với 2 lít nước. Thêm một thìa muối vào và đợi nước nguội bớt. Tiến hành ngâm chân trong 15 phút.

Có thể kết hợp gừng với lá lốt hoặc ngải cứu để tăng hiệu quả giảm đau, cứng khớp và tê bì ở ngón chân.

Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa đều có ưu điểm và mặt hạn chế nhất định, người bệnh nên cân nhắc để lựa chọn được phương pháp phù hợp với tiến triển bệnh và cơ địa của bản thân. Điều trị sớm ngay khi bệnh mới xuất hiện những triệu chứng ban đầu sẽ giúp quá trình điều trị thuận lợi và đạt được kết quả tốt hơn.

Tham khảo thêm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 09:19 - 18/04/2019