Đề phòng bệnh phong thấp tái phát khi trời trở lạnh

Đề phòng bệnh phong thấp tái phát khi trời trở lạnh là điều bất cứ bệnh nhân phong thấp nào cũng phải lưu tâm. Thời tiết trở lạnh, ẩm khiến cho tình trạng đau nhức thêm gia tăng. Nhất là khi thời tiết có mưa phùn và độ ẩm không khí cao.

Vì sao các cơn đau nhức phong thấp tăng nhiều khi trời trở lạnh

de-phong-benh-phong-thap-tai-phat-khi-troi-tro-lanh-1

Các nhà khoa học giải thích là do gen và hệ miễn dịch của con người thay đổi theo mùa. Khi trời trở lạnh thì các không khí lạnh sẽ chuyền và thâm nhập qua lỗ chân lông và vào da thịt làm cho các mạch máu bị co lại. Chính vì vậy sự lưu thông máu đến khớp rất chậm khiến các khớp bị thiếu máu vì vậy những ai bị thấp khớp vốn đã hay đau nhức nay còn đau nhức gấp bội.

Còn theo lí giải của Đông y là do: Khi thời tiết trở lạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho gió, thấp xâm nhập vào trong cơ thể và tấn công các khớp làm kinh lạc bị trì trệ và khí huyết khó lưu thông từ đó các khớp dễ bị đau nhức.

Các biện pháp đề phòng bệnh phong thấp tái phát khi trời trở lạnh

Chườm nóng các khớp để giảm đau

Khi xuất hiện các cơn đau dữ dội người bệnh có thể tắm bằng nước nóng toàn thân để giảm đau. Ngoài ra có thể chườm nóng trực tiếp lên các khớp, vùng bị đau nhức. Ngoài chườm bằng nước nóng cũng có thể chườm bằng ngải cứu hoặc gừng sao nóng.

Áp dụng:

Cách 1: Lá ngải cứu mua về rửa sạch sau đó co vào chảo sao nóng cùng ít muối, sau khi sao nóng thì cho vào túi vải rồi chườm trực tiếp lên vùng đau.

de-phong-benh-phong-thap-tai-phat-khi-troi-tro-lanh-2

Cách 2: Gừng gọt vỏ đập dập cho vào thau nước ấm cùng với một ít muối, cho chân vào ngâm khoảng 30 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm đau vì thế người bệnh sẽ ngủ ngon hơn.

Lưu ý: Chỉ tắm nước nóng ở nhiệt độ từ 30 -40 độ C, mỗi lần tắm không quá 20 phút. Thời gian đắp các túi chườm nóng cũng không được quá 20 phút. Việc tắm nước nóng và chườm túi nước nóng sẽ giúp giảm đau khớp, thư giãn cơ, giảm co cứng, tăng tuần hoàn máu từ đó giúp bệnh nhân cử động các khớp đi lại dễ dàng hơn.

Tập yoga

de-phong-benh-phong-thap-tai-phat-khi-troi-tro-lanh-3

Nếu thường xuyên tập yoga vào mỗi buổi sáng người bị phong thấp sẽ giảm các triệu chứng của phong thấp rõ ràng. Tập yoga sẽ giúp các cơ hoạt động linh hoạt, không còn bị co cứng, cải thiện thể chất, giải tỏa căng thẳng. Lời khuyên tốt nhất cho những người bị phong thấp chính là nên tham gia một lớp yoga ngay bây giờ để không còn lo lắng mỗi khi thời tiết trở lạnh nữa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tránh ăn những thực phẩm khiến các khớp tăng đau nhức

de-phong-benh-phong-thap-tai-phat-khi-troi-tro-lanh-4

Cà chua: Ăn nhiều cà chua sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, chính vì vậy các khớp thường sẽ rất đau.

Axit omega 6: Đây là chất có nhiều trong dầu đậu nành và các loại thực phẩm chiên rán, lòng đỏ trứng, bơ thực vật…

Nước ngọt có gas: Uống nhiều nước ngọt không chỉ làm tăng đau, viêm khớp mà còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch rất cao.

Ngoài những biện pháp phòng tránh ở trên người bệnh cũng nên chú ý giữ ấm cơ thể mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, nên thường xuyên khám sức khỏe định kì để biết rõ mức độ của bệnh tình. Ăn uống điều độ và thường xuyên tập luyện thể thao cũng là cách đẩy lùi căn bệnh phong thấp.

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:29 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *