Chào bác sĩ! Năm nay tôi 52 tuổi, tôi bị đau dây thần kinh liên sườn cách đây 2 năm và đến nay vẫn chưa khỏi. Trước đây, tôi bị đau dây thần kinh liên sườn với những triệu chứng như cơn đau xuất hiện ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống – bả vai, cơn đau âm ỉ kéo dài cả ngày lẫn đêm khiến tôi bị mất ngủ liên tục. Ngoài ra, còn kèm theo một số triệu chứng khác như đau mạnh khi hít thở, đau do xoay người, vặn mình, ho, hắt hơi… Tuy nhiên, cách đây khoảng 1 tuần trở lại đây ngoài những triệu chứng như trên thì tôi cảm thấy khó thở, mệt mỏi. Không biết bị chứng đau thần kinh liên sườn gây khó thở có nguy hiểm không? Mong bác sĩ tư vấn giùm ạ!
Những điều cần biết về đau dây thần kinh liên sườn
Chào bác!
Đau dây thần kinh liên sườn là một căn bệnh rất hay gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là đối với những người hay làm công việc nặng. Khi bị đau dây thần kinh liên sườn thường đau liên tục suốt ngày đêm, thông thường cơn đau tăng lên khi thay đổi tư thế, hít thở sâu hoặc vận động. Ngoài ra, khi bị đau dây thần kinh liên sườn còn có một số dấu hiệu như: Sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân… Đặc điểm nổi bật của bệnh đau dây thần kinh liên sườn là hay tái phát, gây nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Xem thêm >>> Nguyên nhân và triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn
Mức độ nguy hiểm của đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở
Đau dây thần kinh liên sườn thường không nguy hiểm đến tính mạng con người. Nó thường gây đau, khó chịu cho người bệnh khi mắc phải nhưng dễ điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thông dụng. Tuy nhiên, khi đau dây thần kinh liên sườn kèm theo khó thở lại rất nguy hiểm và đây lại là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Bệnh có thể nguy hiểm nếu các cơn đau ở tim kéo dài, việc hô hấp của người bệnh bị hạn chế, thiếu oxi cung cấp cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy, khi bị đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở người bệnh nên đến các trung tâm y tế để khám và chữa trị kịp thời.
Những người bị đau dây thần kinh liên sườn nên lưu ý những điều sau
- Để phòng bệnh, cần vận động và làm việc đúng tư thế
- Không chơi thể thao quá sức
- Khi mắc các bệnh, cần điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn.
- Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh chấn thương trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động và sinh hoạt…
- Cần ăn uống đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ chất đạm, đường, béo, hoa quả chín… nhằm giảm nguy cơ loãng xương để hạn chế mắc bệnh.
- Không nên quá lạm dụng thuốc corticoid.
- Khi phát hiện sớm có các biểu hiện nghi ngờ như: đau tức ngực, đau mạng sườn, cần đến bác sĩ để được khám và xác định nguyên nhân
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!