Đau dây thần kinh liên sườn là một trong những chứng bệnh xương khớp rất phổ biến thường hay gặp ở những người trong độ tuổi lao động. Khi bị đau dây thần kinh liên sườn thường gây ra cho bạn những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, bệnh đau dây thần kinh liên sườn tuy không nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn qua bài viết dưới đây nhé!
Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?
- Khi bị đau dây thần kinh liên sườn thường gây ra những cơn đau dai dẳng, liên tục suốt ngày đêm. Điều này khiến cho tinh thần người bệnh luôn mệt mỏi, khó tập trung dẫn đến năng suất lao động giảm sút.
- Người bệnh thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ, trí tuệ và tinh thần suy nhược, sức đề kháng giảm sút.
- Đau dây thần kinh liên sườn gây ra những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt, bệnh cản trở khả năng vận động, nếu không điều trị bệnh kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi bị đau dây thần kinh liên sườn bạn nên đi đến bệnh viện để thăm khám kịp thời và chữa trị.
Bệnh đau dây thần kinh liên sườn do đâu gây nên?
- Do vận động sai tư thế, mang vác vật nặng quá sức
- Do những bệnh lý tổn thương ở đốt sống như: Thoái hóa cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống
- Do bệnh lý tổn thương tủy sống như: U rễ thần kinh, u ngoại tủy.
- Do chấn thương cột sống như: gãy cột sống, trật cột sống… chèn ép lên dây thần kinh gây đau.
- Do nhiễm khuẩn như: Cúm, lao, thấp khớp mà thường gặp nhất là bị nhiễm vi-rút Herpes Simplex gây nên bệnh Zona thần kinh
- Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân như: Đau các bệnh bên trong như phổi, màng phổi, tim, gan
- Bệnh đái tháo đường, nhiễm độc một số kim loại như chì…
Bài viết liên quan:
Cách bấm huyệt chữa đau dây thần kinh liên sườn
Bị đau thần kinh tọa sau sinh nên nhận biết sớm
Làm thế nào để nhận biết bệnh đau dây thần kinh liên sườn
- Đau ngực: Thường đau từ ngoại vi vùng ngực, vùng xương ức trở vào cột sống, cảm giác đau ngực thường tăng khi ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế. Thông thường, người bệnh thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải
- Đau do zona liên sườn: Đây là thể hay gặp nhất, biểu hiện ban đầu là đau ngực từ khoảng 3-4 ngày, thường thấy một bên và có cảm giác bỏng rát ở người trẻ, đau nhiều ở người già.
- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, đau hạch nách, dừng lại ở giữa, sau đó phát ban đỏ, mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn đi qua.
Chữa đau dây thần kinh liên sườn thế nào đúng cách
- Khi đau dây thần kih liên sườn bạn có thể sử dụng một số loại thuốc tây y như thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc chống viêm Non Steroide, Diclofenac
- Thuốc điều trị đau thần kinh như nhóm chống co giật nhóm Gabapentin có thể dùng cho trường hợp có tổn thương dây, rễ thần kinh
- Thuốc giãn cơ vân như Myonal, Mydocalm, loại thuốc này chỉ dùng cho trường hợp đau nhiều, có cảm giác co rút vùng sườn tổn thương
- Ngoài ra có thể sử dụng Vitamin 3B liều cao (B1, B6, B12)…
- Điều trị bằng vật lý trị liệu như: Chiếu đèn hồng ngoại, điều trị bằng sóng siêu âm
- Kết hợp với tập luyện bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng chỗ đau, xoa bóp các khớp trên cơ thể; tránh gió, trạnh lạnh, tránh thay đổi tư thế đột ngột và không chơi thể thao quá sức.
Cần làm gì để phòng bệnh đau dây thần kinh liên sườn
- Tránh vận động quá sức, mang vác vật quá nặng
- Phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn lao động và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày với những thực phẩm giàu protein, khoáng chất, sắt và các loại vitamin
- Nên đi khám định kì ở các bệnh viện để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị
Lưu ý
Các loại thuốc tây y nói trên có giá rẻ, dễ mua nhưng hiệu quả không cao và chỉ có tác dụng làm giảm đau nhất thời
Thuốc có nhiều tác dụng phụ như: Dễ có hại cho gan, thận, hệ tiêu hóa, và gây có thể gây mất ngủ, gây chóng mặt chóng váng sau khi dùng thuốc…Chính vì vậy, khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ và không nên lạm dụng sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm.
Phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu có ưu điểm là an toàn, không phải lo lắng tác dụng phụ, nhưng cũng tương tự như việc dùng thuốc tây y, phương pháp này thường dùng để hỗ trợ giảm đau chứ không đem lại hiệu quả chữa bệnh triệt để và tận gốc bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!