Thoái hóa đốt sống cổ ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc tây hoặc đông y. Chúng ta cũng có thể cải thiện bệnh bằng xoa bóp bấm huyệt rất hiệu quả. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp bấm huyệt là biện pháp được sử dụng phổ biến khi bệnh đang nhẹ. Các bài tập xoa bóp thường đơn giản dễ làm tại nhà. Chúng ta sẽ tìm hiểu những động tác xoa bóp, bấm huyệt ngay sau đây.
Tác dụng của việc xoa bóp, bấm huyệt trong chữa bệnh
-Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp phòng và chữa bệnh đơn giản. Nếu được thực hiện đúng kĩ thuật, đúng chỉ dẫn. Cách làm này có thể đem lại hiệu quả tốt.
-Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ. Điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá.
-Tăng dinh dưỡng của da làm da bóng đẹp. Có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ của da. Xoa bóp còn có nhiều tác dụng khác góp phần phục hồi sức khỏe.
-Bấm huyệt điều trị có hiệu quả các bệnh như: thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống lưng, liệt vận động do tai biến mạch máu não, mất ngủ kéo dài, người bị đau đầu, mệt mỏi.
-Điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương. Vì xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh.
-Làm tăng tính linh hoạt của khớp và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế. Tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
-Làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ, góp phần chống viêm, giảm phù nề.
-Chúng có tác dụng làm giãn cơ, cải thiện các hiện tượng co cứng các nhóm cơ xung quanh khớp dẫn đến đau và hạn chế vận động.
-Phương pháp xoa bóp bấm huyệt, bên cạnh những công dụng thì chúng ta nên lưu ý với một số trường hợp như: Gãy xương, chấn thương ở khớp, bệnh tim phổi nặng. Đặc biệt là không xoa bóp ở vùng lở loét mụn nhọt vì sẽ gây nhiễm khuẩn và lở loét thêm.
Xem thêm:
Cải thiện chứng thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp bấm huyệt
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt tuy không phải là cách chữa trị bệnh triệt để hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những cách hỗ trợ cải thiện bệnh khá tốt. Bạn có thể thực hiện những bài tập sau đây:
Xoa bóp các cơ vùng gáy
Cách làm: Ngồi thẳng lưng, đầu cúi về phía trước. Dùng ngón tay cái và các ngón còn lại xoa bóp vùng cổ với lực vừa phải, không nên làm quá mạnh. Chỉ cần xoa bóp khoảng 5 phút cũng sẽ giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều.
Day vùng sau gáy
Dùng 2 ngón tay cái ấn vào vùng sau gáy, 8 ngón tay còn lại ôm lên đầu. Phương pháp này chủ yếu bạn sử dụng 2 ngón tay cái để xoa, ấn, day mạnh vào vùng sau gáy khoảng 2-3 phút.
Xát vùng giữa hai xương bả vai
Cúi đầu về phía trước, vắt bàn tay cùng bên ra phía sau xát trên xuống dưới lên 10 đến 15 lần. Bài tập này có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ rất hiệu quả.
Bấm huyệt Bách hội
Huyệt bách hội nằm giữa đỉnh đầu, là tâm điểm giữa 2 tai thẳng lên đỉnh đầu. Dùng ngón tay trỏ bấm vào huyệt bách hội. Sau đó giữ mức bấm trong khoảng từ 30 giây đến 1 phút.
Cách bấm huyệt bách hộ này có tác dụng làm giảm đau đầu, căng thẳng và các triệu chứng do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây nên. Ngoài ra, khi bấm huyệt bách hội còn giúp cho bạn cải thiện trí nhớ, tỉnh táo.
Bấm huyệt Phong trì
Đặt 2 ngón tay vào 2 huyệt ở chỗ lõm hai bên từ chỗ lõm giữa cơ ức – đòn – chũm và phần trên cơ thang, 4 ngón tay kia ôm lấy đầu. Dùng lực bấm vào huyệt Phong trì từ 1 – 2 phút là được.
Bấm huyệt Á thị
Dùng tay véo các gân dưới nách sao cho có cảm giác tê tức truyền xuống tận ngón tay. Huyệt Á thị còn có tên khác là Thiên ứng huyệt. Vị trí của nó chính là điểm đau của bệnh. Người bệnh có thể tự tìm và xác định được vài huyệt Á thị.
Bấm huyệt Kiên tỉnh
Dùng ngón trỏ hoặc cũng có thể dùng ngón giữa bấm huyệt bên đối diện từ 1 – 2 phút. Huyệt ở chỗ lõm đỉnh vai, khi giơ ngang tay.
Bấm huyệt Hậu khê
Dùng ngón tay cái bấm huyệt bên trái và bên phải ngược lại từ 1 đến 2 phút huyệt ở đầu nếp ngang thứ 2 phía sau của khớp xương bàn tay – ngón tay út khi bàn tay hơi nắm lại.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!