Bệnh gút có chữa khỏi dứt điểm được không ?

Câu hỏi tư vấn:

Tôi năm nay 47 tuổi, trước đó tôi đã bị bệnh gút mà không biết. Thấy thường xuyên bị đau nhức khớp xương ngón tay, chân nhưng nghĩ đó là do xương khớp và chỉ dùng lá đắp. Khi cơn đau dữ dội hơn, nhất là vào mỗi buổi tối, đêm ngủ thấy khó chịu quá nên tôi đi khám thì bác sĩ cho biết đó là do bệnh gút. Hiện tôi đang khá hoang mang không biết bệnh có thể chữa khỏi dứt điểm được không và tôi nên làm gì? Mong nhân được tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn! (Phan Công Thành – Cần Thơ).

Bệnh gút có chữa khỏi dứt điểm được không ?

Trả lời:

Chào bạn, bệnh gút là một bệnh rất phổ biến hiện nay xảy ra chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh gút là do sự lắng đọng axit uric ở khớp gây viêm khớp. Các dấu hiệu đặc trưng thường gặp phải ở người bệnh là các khớp bàn chân, ngón chân bị sưng, đau, đỏ, phù nề và căng bong. Các cơn đau xuất hiện đột ngột và thường khởi phát về đêm khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, làm rối loại giấc ngủ, mất ngủ. Gút phát triển qua 2 giai đoạn từ cấp tính chuyển sang mãn tính.

Không như nhiều người nghĩ bệnh gút mãn tính không thể chữa trị được thì ngược lại bệnh vẫn có thể được điều trị khỏi bằng cách giảm axit uric, ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Tuy nhiên muốn chữa trị khỏi bệnh cần nhiều thời gian và áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp, đúng cách. Đó là ngoài sử dụng thuốc còn cần thiết kết hợp thực hiện theo chế độ sinh hoạt phù hợp, khoa học, ăn uống điều độ và kiêng khem đúng cách theo hướng có lợi cho việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Các loại thuốc chữa bệnh gút thường dùng cho bệnh nhân hiện nay gồm thuốc chống viêm, thuốc hạ nồng độ axit uric máu, thuốc tăng bài tiết axit uric qua thận, thuốc giảm đau… Các loại thuốc này khi sử dụng có thể gây ra dụng phụ và tổn hại tới các cơ quan trong cơ thể nên cần thiết phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh gặp phải những hậu quả không mong muốn.

Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện kết hợp với các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh như sau:

– Đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể và không nên ăn kiêng quá mức. Bạn chỉ nên kiêng và hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều purin như tôm cua, avf thay vào đó nên chọn thức ăn chứa ít purin như thịt trắng, thịt gia cầm.

– Tuyệt đối không uống rượu bia vì bnos có thể làm tăng nồng độ acid uric lắng động tại các khớp và khiến cho bệnh tái phát.

– Thường xuyên vận động, luyện tập các bài tập thể dục phù hợp để giảm đau các khớp và phòng bệnh tái phát.

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:24 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *