Bẻ khớp tay có hại không? Bẻ khớp tay là một trong những dấu hiệu chứng minh tâm lý ở bạn bất ổn. Hoặc hiện tượng này cũng có thể là do sở thích hay thói quen lâu năm khó bỏ. Tuy nhiên, cho dù là lý do gì bạn cũng nên tìm hiểu kỹ hành động bẻ khớp ngón tay có gây hại gì không để từ đó biết cách mà tránh.
Bẻ khớp tay có hại không?
Theo trang tin Medicalnewstoday và Livestrong cho hay, hiện tượng bẻ khớp tay có thể là do yếu tố tâm lý tác động, đặc biệt là có sự hiện diện của căng thẳng, stress. Do đó, nhiều người bẻ khớp tay để làm giảm bớt sự căng thẳng tâm lý.
Bên cạnh đó, bẻ khớp tay có thể là do thói quen của người bệnh. Khi thấy khớp bị co cứng và để làm giảm sự co cứng, giúp khớp dễ chịu bệnh nhân thường tiến hành bẻ khớp và lâu dần hình thành thói quen khó bỏ.
Thông thường, bẻ khớp tay không gây nguy hại gì đến sức khỏe cũng như hệ xương khớp nhưng theo bác sĩ Greg Kawchuk (bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng trường Đại học Alberta tại Edmonton – Canada) cho hay: “Nếu người bệnh thường xuyên bẻ khớp tay như ngón tay, cổ tay trong thời gian dài. Khi đó cấu trúc của hệ xương sẽ tự động thích nghi, dây chằng và màng khớp sẽ giãn ra dẫn đến tình trạng khớp bị sưng lên và làm giảm sức cầm nắm, thậm chí khớp có thể bị viêm khớp. Hoặc khớp có thể bị hao mòn dẫn đến quá trình thoái hóa khớp diễn ra ngày càng nhanh hơn.”
Sau đây là một số bệnh có thể gặp nếu bẻ khớp tay thường xuyên.
1/ Viêm khớp
Theo cấu tạo giải phẫu của khớp tay, mỗi khớp xương đều được cấu tạo bởi 2 mặt khớp và được bao phủ bởi bao khớp. Xung quanh khớp là hệ thống dây chằng và các gân cơ gắn vào nhau thực hiện chức năng co giãn, nâng đỡ. Tuy nhiên khi bẻ khớp tay, ngón tay hoặc khớp cổ tay, các khớp cùng với dây chằng sẽ bị co giãn một cách đột ngột gây phát ra tiếng kêu lục cục hoặc răng rắc bên trong khớp. Nếu hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần và kéo dài trong thời gian dài, khi đó sức chịu đựng của bao khớp vượt ngưỡng tác động lên dây chằng khiến dây chằng bị giãn hoặc rách, gây viêm khớp.
2/ Mặt khớp bị hao mòn
Khớp ngón tay hoặc cổ tay nếu bị bẻ trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự cọ xát giữa các khớp xương khiến cho phần bề mặt xương (xương sụn) bị bào mòn. Và nghiêm trọng hơn đó là lớp xương sụn bị hao mòn và tổn thương nặng sẽ làm tăng nguy cơ viêm bề mặt sụn khớp và thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
3/ Ảnh hưởng xương khớp khi về già
Bẻ khớp tay có thể dẫn đến sự tổn thương xương khớp nghiêm trọng và việc điều trị dứt điểm ngày một ngày hai là không thể. Ngoài ra càng lớn tuổi hệ xương khớp ngày càng yếu, kém linh động và tốc độ thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn. Chính vì vậy khả năng về già người bệnh vẫn phải mang theo căn bệnh xương khớp là điều khó tránh khỏi.
Lời khuyên dành riêng cho người bệnh có thói quen hay bẻ khớp tay
- Có lẽ mỗi lần bẻ khớp tay sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhưng các chuyên gia khuyên không nên bẻ khớp tay. Bởi hành động này có thể gây hại đến bề mặt sụn, phá hủy khớp. Do đó mỗi khi khớp tay bị co cứng, các bạn chỉ cần cử động các khớp ngón tay, cổ tay nhẹ nhàng. Nên áp dụng các bài tập co duỗi khớp tay để giúp tăng lưu lượng máu đi nuôi dưỡng, tránh những vi chấn thương đối với khớp.
- Ngoài ra, cách để quên đi cảm giác muốn bẻ khớp tay đó là bệnh nhân nên sử dụng một sợi dây thun đeo quanh cổ tay. Khi muốn bẻ khớp, các bạn chỉ cần nắm dây thun đánh bật vào da. Cảm giác đau nhức sẽ giúp bạn tạm quên đi thói quen tai hại này.
- Bên cạnh đó, giữ cho tay luôn bận rộn bằng cách xoay bút hoặc chuyển động xu qua lại giữa các kẽ ngón tay cũng giúp bạn tạm dừng thói quen bẻ khớp tay.
- Mặt khác, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bẻ khớp tay ở bạn là do lo lắng mà ra. Khi đó, các bạn nên kiểm soát tốt yếu tố này bằng cách thả lỏng cơ thể, tập trung tinh thần và hít thở thật sâu.
Vậy bẻ khớp tay có hại không? Như đã đề cập ở trên, bẻ khớp ngón tay không chỉ gây sưng mà còn gây hại đến sức khỏe xương khớp về sau. Do đó người bệnh hãy sớm từ bỏ đi thói quen không tốt này.
BTV: Khả Ngân
→ Có thể bạn quan tâm: Đau lưng như kim châm có nguy hiểm không và làm sao hết?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!