4 cách chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay không cần phải tốn tiền

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là căn bệnh lành tính mặc dù không gây viêm nhưng bệnh có thể gây ảnh hưởng, cản trở quá trình vận động của khớp cổ tay. Do đó, người bệnh cần nắm rõ kiến thức về bệnh cũng như cách điều trị bệnh.

Kiến thức về bệnh học u bao hoạt dịch khớp cổ tay

Theo y khoa, u bao hoạt dịch khớp cổ tay là sự xuất hiện một khối u gần bao khớp hoặc bao gân đi qua cổ tay. Khối u này giống như một chiếc túi chứa dịch và dịch bên trong thường trong không có màu, hơi dẻo giống nước mức dẻo. Khối u này có thể sờ thấy mềm hay cứng còn tùy thuộc vào lượng dịch chứa trong túi và kích thước của u. Theo thống kê, bệnh u bao hoạt dịch khớp cổ tay rất ít khi gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, bệnh chỉ xuất hiện chủ yếu ở nữ giới, đặc biệt lứa tuổi từ 20 – 40.

U bao hoạt dịch khớp cổ tay

1/ Nguyên nhân gây u bao hoạt dịch khớp cổ tay

U bao hoạt dịch khớp cổ tay ban đầu thường có kích thước bằng hạt đậu và có đường kính từ 1 – 3cm. Khối u này không di động nhưng kích thước có thể thay đổi theo thời gian. Có thể xuất hiện đột ngột và biến mất sau đó nhưng cũng có thể tái phát trở lại.

Theo các chuyên gia y trong lĩnh vực xương khớp, nguyên nhân gây u bao hoạt dịch khớp cổ tay đến nay vẫn chưa xác định rõ nhưng hầu hết u bao hoạt dịch gây đau đều là do chấn thương gây ra. Một số giả thuyết đưa ra, chấn thương gây bong gân hoặc phá hủy cấu trúc ở khớp cổ tay đã tạo thành các khối u nhỏ và về lâu dần các khối u này lớn dần lên tạo thành u bao hoạt dịch ở khớp cổ tay. Hoặc cũng có giả thuyết khác cho rằng u bao hoạt dịch khớp cổ tay là do bao khớp bị giãn nở vì một chấn động nào đó lặp đi lặp lại nhiều lần.

2/ Triệu chứng u bao hoạt dịch khớp cổ tay

Người bệnh có thể nhận biết triệu chứng của u bao hoạt dịch khớp cổ tay như xuất hiện khối u chồi qua da ở cổ tay. Khối u này thông thường không gây đau. Tuy nhiên, người bệnh cũng bắt gặp trường hợp u gây đau khi các dây thần kinh cảm giác ngay tại vùng cổ tay bị chèn ép.

Triệu chứng u bao hoạt dịch khớp cổ tay

Ngoài ra, có một số trường hợp xuất hiện khối u mà không gây đau nên rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm khớp. Do đó, để chẩn đoán chính xác u là do u bao hoạt dịch khớp cổ tay, người bệnh nên thăm khám, để bác sĩ kiểm tra. Siêu âm phần mềm hay dùng ống tiêm hút dịch trong khối u là cách giúp bác sĩ phát hiện bệnh.

Chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay

U bao hoạt dịch khớp cổ tay đôi lúc có thể biến mất mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị nào. Do đó, nếu khối bao hoạt dịch ở khớp cổ tay không gây ra phiền toái nào, người bệnh chỉ cần theo dõi mà không cần xử trí.

1/ Dùng thuốc

Tuy nhiên, cũng có trường hợp khối u ngày càng lớn gây chèn ép dây thần kinh cảm giác và các cơ quan lân cận dẫn đến đau nhức dữ dội. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc giảm đau để ngăn ngừa, làm giảm cơn đau.

2/ Bất động khớp cổ tay

Chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay

Hoặc bệnh nhân nên bất động khớp cổ tay bằng cách dùng nẹp cổ tay để hạn chế khớp cổ tay vận động, làm giảm đau. Vì việc cử động khớp cổ tay nhiều sẽ làm tăng kích thích của khối u dẫn đến hiện tượng đè ép các dây thần kinh.

3/ Vật lý trị liệu

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để điều trị bệnh. Các động tác yoga xoay tròn cũng mang lại lợi ích thiết thực trong việc điều trị bệnh, giúp ngăn ngừa sự phát triển của khối u, giảm đau. Người bệnh chỉ cần nắm chặt bàn tay lại và xoay tròn cổ tay. Thực hiện kiên trì mỗi ngày cho đến khi khối u bao hoạt dịch ở khớp cổ tay nhỏ dần và biến mất.

4/ Chọc hút dịch và phẫu thuật

Trường hợp u ngày càng to và gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, dùng kim chọc hút lấy dịch hoặc phẫu thuật là điều cần thiết. Những biện pháp chọc hút thoát dịch rất dễ gây tái phát trở lại cho nên tiểu phẫu vẫn là biện pháp điều trị được xem xét và lựa chọn nhiều nhất.

U bao hoạt dịch khớp cổ tay không giống các bệnh đau nhức xương khớp. Do đó, các biện pháp chữa chườm nóng hoặc chườm lạnh không mang lại tác dụng giảm đau nhức mà ngược lại có thể gây ảnh hưởng xấu đến bệnh. Cho nên, cách chữa bệnh hiệu quả nhất đó là bệnh nhân cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

BTV: Hạ Vũ

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 09:52 - 06/12/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *