Bất ngờ hiệu quả của 7 bài tập phục hồi chức năng khớp vai

Các chấn thương ở vùng cánh tay hay khớp vai thường gây ra rất nhiều đau đớn và làm ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Hi vọng với các bài tập phục hồi chức năng khớp vai được chia sẻ sau đây sẽ giúp cho tình trạng khớp vai trở nên dễ chịu và nhanh chóng được phục hồi.

Bất ngờ hiệu quả của 7 bài tập phục hồi chức năng khớp vai

7 bài tập phục hồi chức năng khớp vai

Hướng dẫn 7 bài tập phục hồi chức năng khớp vai

Các bài tập vận động và phục hồi chức năng cho khớp vai sau khi phẫu thuật hay sau khi gặp phải các chấn thương sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, duy trì lực cơ ở các khớp, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chức năng vận động. Trong bài viết lần này chuyenkhoaxuongkhop.net xin chia sẻ một số bài tập phục hồi chức năng khớp vai, tùy vào mức độ tổn thương của khớp mà người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập khác nhau. Do đó, những bài tập dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu trước khi tập.

Trước khi bắt đầu bài tập phục hồi chức năng khớp vai bạn nên khởi động làm nóng cơ thể trong vòng từ 5-10 phút để các khớp thích nghi dần với các hoạt động, tránh trường hợp tổn thương, trật khớp do vận động đột ngột.

Bất ngờ hiệu quả của 7 bài tập phục hồi chức năng khớp vai

Đau nhức khớp vai gây không ít cản trở cho quá trình vận động

Bài tập 1: Vận động cánh tay

– Thực hiện: Tư thế thả lỏng cánh tay, đưa người ra trước trong tư thế 1 tay chống trên bệ hay trên bàn, tay kia thả lỏng tự do. Nhẹ nhàng đu đưa cánh tay ra trước ra sau, lặp lại bằng cách đưa tay sang phải sang trái xoay vòng tròn. Thực hiện liên tiếp trong vòng 2 phút sau đó đổi cánh tay và thực hiện như động tác trên. Lưu ý: Giữ lưng và gối ở tư thế thăng bằng, không di chuyển.

Bài tập 2: Bắt chéo tay

– Thực hiện: Thả lỏng khớp vai, từ từ đưa 1 tay bắt chéo qua ngực kéo cánh tay càng xa càng tốt, giữ cánh tay ở phần trên khuỷu. Giữ và kéo giãn cánh tay trong vòng 30 giây, sau đó thư giãn 30 giây. Sau đó đổi hướng sang bên tay còn lại. Tuyệt đối không kéo hoặc đẩy lùi vùng khuỷu tay.

Bất ngờ hiệu quả của 7 bài tập phục hồi chức năng khớp vai

Bài tập bắt chéo cánh tay giúp căng cơ tay mạnh mẽ

Bài tập 3: Động tác xoay trong thụ động

– Dụng cụ hỗ trợ: Gậy thẳng hoặc cây thước dài.

– Thực hiện: Một tay giữ gậy phía sau lưng (tay phải), tay kia (tay trái) túm lấy 1 đầu của gậy, kéo tay phải theo phương ngang sang phải làm cho vai trái như đang bị kéo thụ động không gây đau, giữ tay trong vòng 30 giây và thư giãn khoảng 30 giây. Đổi bên và thực hiện động tác tương tự, không nghiêng vai hay vặn người khi kéo căng cánh tay.
Lưu ý: không nghiêng hay vặn người khi kéo cánh tay.

Bài tập 4: Xoay trong thụ động

– Dụng cụ  hỗ trợ: Gậy thẳng hoặc cây thước dài

– Thực hiện: Một tay giữ gậy phía trước, tay kia giữ lấy 1 đầu của gậy. Giữ vai và khuỷu của tay bên căng giãn áp sát vào thân người, đồng thời đẩy gậy theo phương ngang cho đến khi điểm kéo không đau. Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây thư giãn 30 giây. Đổi tay và thực hiện động tác như ban đầu. Giữ thẳng đùi, tránh vặn người khi đẩy cánh tay ra xa.

Bài tập 5: Căng giãn  cơ tay với tư thế nằm

– Thực hiện: Tư thế nằm nghiêng trên bàn với thân người nằm trên cánh tay bị đau.Lưu ý có thể kê đầu bằng gối cho tiện nghi, sử dụng tay không đau nhấn mạnh vào tay đau đến khi có cảm giác đau, mỏi. Giữ tư thế này trong vòng 30 giây và có thể đổi tư thế tương tự. Chú ý là không đè vào bàn tay hay bẻ cổ tay xuống.

Bất ngờ hiệu quả của 7 bài tập phục hồi chức năng khớp vai

Bài tập căng giãn cơ tay với tư thế nằm

Bài tập 6: Kéo tư thế đứng

– Dụng cụ hỗ trợ: 3 sợi dây thun

– Thực hiện: Sử dụng 3 sợi dây thun co giãn, chiều dài bằng 3 gang tay, cột 2 đầu vào nhau, cố định vào tay cầm của cửa hay vị trí cố định nào đó để cho nó đứng thẳng. Áp sát cánh tay vào thân người, sau đó từ từ kéo và thả dây ra phía sau. Thực hiện ép vai bằng với lực kéo khoảng 1 phút sau đó đổi bên và thực hiện tương tự.

Bài tập 7: Xoay ngoài vai

– Dụng cụ hỗ trợ: 3 sợi dây thun

– Thực hiện: Sử dụng 3 sợi dây thun co giãn kéo căng ra theo chiều dài bằng 3 gang tay, sau đó cột 2 đầu vào nhau, cố định vào khoen cửa hay vào vị trí cố định. Đứng thẳng người, dang vai 90 độ, khuỷu gập 90 độ, khuỷu tay dang rộng bằng vai, giữ vai và khuỷu tay ở một tư thế, nâng cánh tay cho đến ngang đầu, từ từ trả vai về vị trí ban đầu.

Lời khuyên dành cho người áp dụng bài tập phục hồi chức năng khớp vai:

  • Vì đây là những bài tập phục hồi chức năng mang tính chất tham khảo, do đó người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bài tập.
  • Bên cạnh chế độ tập luyện thì người bệnh cũng cần có thời gian nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Không nên tập luyện quá sức tránh làm ảnh hưởng đến chức năng vận động và quá trình phục hồi của khớp vai.
  • Đối với những trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp cần có chế độ luyện tập đặc thù và phù hợp hơn để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do thoái hóa gây ra.
  • Trong thời gian áp dụng bài tập phục hồi chức năng khớp vai người bệnh nên ngừng mọi hoạt động như: khiêng, vác, vận động khớp vai đột ngột.
  • Đừng quên bổ sung canxi, vitamin, khoáng chất thường xuyên để đảm bảo rằng sụn khớp của bạn không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân từ bên ngoài làm ảnh hưởng.

Ngoài phương pháp thực hiện các bài tập phục hồi chức năng khớp vai thì người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị và phục hồi theo chỉ định của y khoa. Thường xuyên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ về liệu trình tập luyện và các bài tập vận động để mang lại kết quả điều trị cao hơn.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:46 - 02/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *