7 triệu chứng thoái hóa khớp vai không nên chủ quan

Thông thường, các triệu chứng thoái hóa khớp vai được biểu hiện khá rõ nét: đau nhức vai, tê bì lan rộng sang cánh tay, khớp vai phát ra tiếng kêu lục cục khi vận động, tê cứng khớp, teo và biến dạng khớp,… Hiện nay, thoái hóa khớp vai đang là căn bệnh khá phổ biến và cần được điều trị đúng cách.

Nội dung bao gồm:

I. 7 triệu chứng thoái hóa khớp vai thường gặp bạn nên biết

II. Mức độ nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp vai

III. Cách phòng ngừa thoái hóa khớp vai hiệu quả

triệu chứng thoái hóa khớp vai

Khớp vai là một trong những khớp lớn và quan trọng của cơ thể, khớp này thường xuyên phải cử động nhiều rất dễ bị thoái hóa và tổn thương. Theo thống kê cho thấy, ở Việt Nam tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thoái hóa khớp vai cao hơn nam giới. Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng công việc hàng ngày của người bệnh. Việc hiểu rõ và nhận biết được các triệu chứng thoái hóa khớp vai thường gặp sẽ giúp chúng ta phòng ngừa cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

I. 7 triệu chứng thoái hóa khớp vai thường gặp bạn nên biết

Thoái hóa khớp vai là một trong những chứng bệnh về xương khớp rất phổ biến. Bệnh thường hay gặp ở những người hoạt động mạnh về thể chất như bưng bê, mang vác và ở người già. Bệnh do một số nguyên nhân cơ bản gây ra như: Chấn thương ở vùng vai, cổ, gáy; Khớp vai bị kéo dãn quá mức; Do tính chất công việc, do tuổi tác… Dưới đây là một số triệu chứng thoái hóa khớp vai bạn nên biết:

1. Xuất hiện các cơn đau xương khớp

6 triệu chứng thoái hóa khớp vai không nên chủ quan
Đau bả vai dấu hiệu thoái hóa khớp vai dễ nhận biết

Đau xương khớp là một trong các dấu hiệu thoái hóa khớp vai dễ nhận biết và được kể đến đầu tiên. Người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy những cơn đau ở vai nhưng không rõ nguyên nhân. Cơn đau thường đau nhiều về đêm, đau khi tư thế ngủ nằm nghiêng một bên quá lâu hoặc đau vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Ban đầu cơn đau chỉ âm ỉ nhưng sau đó mức độ đau tăng dần lên và kéo dài hàng tháng. Ngoài ra, hiện tượng đau khớp còn xảy ra khi thời tiết thay đổi bất thường đặc biệt là vào mùa đông.

2. Hạn chế vận động

Các cơn đau còn khiến cho người bệnh khó giơ thẳng tay lên trời hoặc vòng tay ra phía sau lưng. Cũng có khi chỉ là đau trong một khoảnh khắc nào đó khi hoạt động tay nhưng một lúc sau lại hết bình thường. Khớp cũng có thể bị co cứng khi thức dậy mỗi buổi sáng, khiến cho người bệnh phải nằm thêm vài phút hoặc thực hiện một vài động tác xoa nắn khớp nhẹ nhàng thì mới giảm và vận động đi lại được. Hạn chế vận động cũng là một trong các triệu chứng thoái hóa khớp vai mà chúng ta cần lưu ý.

3. Cảm giác tê bì cánh tay, tay yếu dần

6 triệu chứng thoái hóa khớp vai không nên chủ quan
Thoái hóa khớp vai gây tê bì tay và có cảm giác yếu dần

Ngoài cảm giác đau nhức khó chịu ở vùng cánh tay thì cảm giác tê bì cánh tay, tay bị yếu dần cũng là một dấu hiệu thoái hóa khớp vai khá điển hình. Thông thường, ban đầu cảm giác này rất nhẹ, chỉ là thoáng qua nhưng càng về sau cảm giác tê tay càng tăng lên, đặc biệt là khi nằm ngủ ở sai tư thế.

4. Cơ bắp bị co rút, teo nhỏ, biến dạng khớp

Một trong những triệu chứng của thoái hóa khớp vai được phát hiện ở giai đoạn muộn đó chính là cơ bắp bị co rút, teo nhỏ, biến dạng khớp. Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng này là do đau nên người bệnh ít vận động khớp vai, tình trạng này kéo dài lâu dần sẽ dẫn đến co rút cơ bắp, teo cơ bắp mỏm vai nhô lên. Đối với những trường hợp nặng có thể làm teo ổ khớp, biến dạng khớp do sụn khớp và đầu xương bị tổn thương nghiêm trọng.

5. Triệu chứng sưng đỏ khớp

6 triệu chứng thoái hóa khớp vai không nên chủ quan
Sưng đỏ khớp dấu hiệu thoái hóa khớp vai điển hình

Sưng đỏ khớp là một trong những triệu chứng thoái hóa khớp vai mà ít ai để ý đến. Khi thấy khớp vai có dấu hiệu bị sưng đỏ, chạm hoặc ấn nhẹ vào cảm thấy đau, việc cử động khó khăn hơn bình thường, có thể khớp đang gặp tổn thương, mà điển hình nhất là tình trạng viêm khớp thoái hóa.

6. Triệu chứng khi chụp X-quang

Ngoài những triệu chứng thoái hóa khớp vai biểu hiện ra bên ngoài nói trên. Để xác định rõ hơn các dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp vai thì người bệnh nên nhanh chóng đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện những kiểm tra chuyên sâu như chụp X-quang, chụp MRI sẽ giúp phát hiện thêm các triệu chứng bệnh ở sâu bên trong.

Khi thực hiện các thao tác này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ phát hiện được các tổn thương như viêm hoặc rách chóp xoay, đánh giá được sức cơ của người bệnh khi khám. Chụp X-quang giúp phát hiện các gai xương ở mỏm cùng vai. Còn chụp MRI có thể chẩn đoán được tình trạng viêm hoặc rách gân bả vai.

 7. Khớp phát ra tiếng kêu

Một trong những triệu chứng thoái hóa khớp vai dễ nhận biết nhất đó là khớp phát ra tiếng kêu. Tiếng kêu đó có thể là lục cục hay lộp cộp vọng ra bên trong khớp khi bệnh nhân cử động hay xoay chuyển khớp vai.

II. Mức độ nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai là tình trạng tổn thương dẫn đến hư hại sụn khớp và xương dưới sụn, suy giảm chất dịch nhầy bôi trơn khớp kèm theo phản ứng viêm gây đau nhức, cứng khớp, biến dạng khớp, hạn chế vận động. Thoái hóa khớp vai là bệnh lý khó điều trị, đặc biệt là những trường hợp mắc bệnh lâu năm hoặc đã chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Điều này khiến cho bệnh diễn biến ngày càng nặng hơn, bệnh có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh, ngoài ra còn phát sinh một số biến chứng nguy hiểm bạn cần biết như:

6 triệu chứng thoái hóa khớp vai không nên chủ quan
Thoái hóa khớp vai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

+ Hạn chế vận động: Khi khớp vai bị thoái hóa, khả năng vận động của người bệnh cũng sẽ giảm sút rõ rệt, các hoạt động như cầm nắm, bưng bê đều gặp nhiều khó khăn.

+ Biến dạng khớp: Khớp nếu bị thoái hóa trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng biến dạng, cấu trúc thay đổi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc của người bệnh.

+ Teo cơ, tê cứng khớp: Khớp vai bị thoái hóa và không được điều trị kịp thời có thể bị teo dần và tê cứng rất nguy hiểm.

+ Bại liệt tay suốt đời: Đây được xem là biến chứng nặng nề nhất khi bị thoái hóa khớp vai và hầu như không thể chữa trị nếu rơi vào tình trạng này.

Như vậy, có thể nói thoái hóa khớp vai là một trong những bệnh rất nguy hiểm. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu và nắm rõ được các triệu chứng của thoái hóa khớp vai để từ đó có phương pháp điều trị sớm hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

III. Cách phòng ngừa thoái hóa khớp vai hiệu quả

Như đã nói ở trên, thoái hóa khớp vai là một trong những chứng bệnh về xương khớp khá nguy hiểm. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc hiểu rõ cách phòng ngừa bệnh sẽ giúp cho bệnh nhân có thể hạn chế được bệnh thoái hóa khớp vai tấn công. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia về việc phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp vai và giúp làm giảm các triệu chứng thoái hóa khớp vai hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo và áp dụng ngay.

6 triệu chứng thoái hóa khớp vai không nên chủ quan
Tập thể dục giúp phòng ngừa bệnh xương khớp hiệu quả

+ Tập vận động thường xuyên và vừa sức: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và vừa sức là một trong những phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Điều này sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng và là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp.

+ Hạn chế mang vác vật nặng, quá sức: Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay và khớp vai, khớp khuỷu. Để hạn chế mắc bệnh, tốt nhất chúng ta nên hạn chế mang vác, bưng bê đồ nặng.

+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể: Đây là một trong những cách phòng ngừa các bệnh về xương khớp hiệu quả. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh, trái cây tươi và thực phẩm chứa nhiều canxi tốt cho xương khớp.

+ Giữ nhịp sống thoải mái: Tinh thần cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa các loại bệnh tật. Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Không nên để bản thân bị stress, mệt mỏi, căng thẳng.

+ Bổ sung các hoạt chất sinh học, thuốc bổ khớp, tốt cho xương khớp như: Glucosamin, Chondroitin, Colagen type II, MSM để bôi trơn khớp và tăng độ bền chắc cho xương khớp.

+ Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, những thực phẩm này không những không tốt cho sức khỏe mà còn không tốt cho xương khớp.

Thoái hóa khớp vai là một trong những chứng bệnh nguy hiểm về xương khớp. Vì vậy, ngay khi thấy cơ thể xuất hiện một trong các triệu chứng thoái hóa khớp vai kể trên hoặc các dấu hiệu khác thường nghi ngờ mắc thoái hóa khớp thì bạn nên nhanh chóng bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời tránh để lâu bệnh nặng và gây ra những hậu quả khó lường.

➥ Bạn hãy xem ngay: Bệnh thoái hóa khớp vai đừng chữa quá muộn

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 13:49 - 25/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *