Bệnh lao cột sống có lây không ?

Bệnh lao cột sống có lây không ạ? Bố bạn học chung lớp với cháu bị bệnh lao cột sống nên cả lớp con ai cũng xa lánh không giám lại gần, chính bản thân cháu cũng từng được nghe nói tới bệnh lao phổi có thể lây nhiễm qua đường thở vậy nên cháu cũng không biết bệnh lao cột sống liệu có lây không vậy bác sĩ. Mong bác sĩ sớm cho cháu câu trả lời, cháu xin chân thành cảm ơn! Chia sẻ của Em Ngọc Lân

benh-lao-khop-1

Bệnh lao cột sống có lây không ?

Trả lời tư vấn:

Nói tới bệnh như lao phổi, lao ngoài phổi được biết là dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, thế nên không ít không ít người quan tâm tới việc bệnh lao cột sống có lây không? Sau nhiều thắc mắc chia sẻ về căn bệnh này hôm nay chúng ta sẽ cùng đến với bác sĩ Nguyễn Thanh Nhàn để hiểu rõ hơn về tính chất căn bệnh này.

Bệnh lao là gì? Bệnh lao do vi khuẩn gây ra, nhiễm lao thường là qua đường hô hấp khi người bình thường hít phải các bệnh phẩm li ti trong không khí và nhiễm bệnh. Hoặc bệnh cũng có thể lây truyền qua việc tiếp xúc với nước bọt, dịch cơ thể niêm mạch mắt họng hoặc các vết xay xước trên da hay tiếp xúc với máu người bệnh. Người mẹ bị lao cũng có thể truyền vi khuẩn lao trong thời kì mang thai sinh con thông qua động mạch cuống rốn.

Đối với bệnh lao xương khớp là tình trạng nhiễm khuẩn tại hệ thống xương khớp do vi khuẩn trực khuẩn lao gây ra, lao xương khớp bắt nguồn do vi khuẩn lao phổi hoặc vi khuẩn lao tại hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc hoặc huyết di chuyển khu trú tại các bộ phận ở xương khớp gây phá hoại khớp xương ảnh hưởng nghiêm trọng tới xương khớp. Có thể nói tất cả các trường hợp lao trong phổi hay lao ngoài phổi đều có thể lây lan sang người khác, tuy nhiên lao xương khớp thường được biết là ít phát tán hơn lao phổi.

Chính vì vậy nên xác định rõ bệnh nhân bị lao xương khớp có bị lao ở cơ quan khác không nhất là phổi từ đó áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Một số cách phòng ngừa bệnh lao cần thiết mà mọi người nên biết như:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bị lao, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh chú ý khạc đờm đúng quy đinh.
  • Khám phát hiện lao từ sớm từ 3-6 tháng khám định kì một lần.
  • Giữ gìn sức khỏe, sống lành mạnh khoa học để tăng sức đề kháng tốt chống lại vi khuẩn lao xâm nhập.

Nên tới bệnh viện ngay khi bị nhiễm lao, thực hiện điều trị lao theo phác đồ trị bệnh của bác sĩ từ sớm và ngừng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:23 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *