Cách phân biệt bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống

Có thể nói bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống là 2 trong số những trường hợp mắc các bệnh về xương khớp tiêu biểu nhưng rất khó để phát hiện. Thường thì chúng có những biểu hiện khá giống nhau nên nhiều người bệnh vẫn thường lầm tưởng dẫn đến điều trị sai lệch. Tuy cùng là bệnh về xương khớp nhưng bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống cũng có rất nhiều điểm khác nhau, nếu không chú ý thường không thể nhận biết được.

Cách phân biệt bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống

Phân biệt bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống

Mặc dù thoát vị đĩa đệm và gai cột sống có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Tuy nhiên những thông tin sau đây sẽ giúp bạn phân biệt và hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa thoát vị đĩa đệm và gai cột sống.

Như chúng ta đã biết, cột sống con người được cấu tạo bởi rất nhiều thành phần khác nhau, trong đó bao gồm:

+ Đốt sống: Là phần xương mang nhiệm vụ chống đỡ cho cả cơ thể và bảo vệ các dây thần kinh. Các nghiên cứu cho thấy cột sống được hình thành từ 33-35 đốt sống xếp chồng lên nhau và được chia thành nhiều đoạn: cột sống cổ, cột sống thắt lưng, xương cùng, xương cụt…

+ Đĩa đệm: Đĩa đệm là phần mô mềm bao gồm bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong. Trong cơ thể, đĩa đệm được xác định là nằm giữa hai đốt sống liền kề có nhiệm vụ bảo vệ các đầu sụn, chống xóc và làm giảm áp lực cho cột sống.

+ Tủy sống: Bao gồm một hệ thống dây thần kinh làm nhiệm vụ truyền đạt thông điệp từ não đến các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể.

+ Cơ và các dây chằng: có nhiệm vụ giúp cho cột sống được cố định vững chắc và chuyển động nhịp nhàng hơn.

Cách phân biệt bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống

Điểm giống nhau giữa thoát vị đĩa đệm và gai cột sống

– Ảnh hưởng bởi quá trình thoái hóa cột sống.

– Những vị trí xuất hiện tương đối giống nhau như: vùng cổ, thắt lưng.

– Người ngồi làm việc sai tư thế, làm những việc nặng nhọc thường xuyên, người bị chấn thương sau tai nạn cũng là những đối tượng dễ mắc phải hai loại bệnh này.

– 2 bệnh này cũng gây ra những ảnh hưởng với sức khỏe như: gây tàn phế, tiểu tiện không tự chủ, teo cơ, mất khả năng lao động…

Sự liên quan giữa bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống

Theo các bác sỹ chuyên khoa xương khớp, vật lý trị liệu thì những người mắc gai cột sống cũng rất dễ mắc thoát vị đĩa đệm và ngược lại bởi vì:

– Vị trí đốt sống bị thoát vị đĩa đệm bị thoát vị lâu ngày sẽ bị mất nước, cọ xát vào nhau gây nên hiện tượng mọc gai xương và gây hiện tượng đau nhức.

– Gai cột sống có thể là tác nhân gián tiếp gây nên thoát vị đĩa đệm. Những người bị gai cột sống đồng nghĩa với việc cột sống đang rất yếu, khả năng đàn hồi kém và sẽ rất dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Cách phân biệt bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?

Đĩa đệm có cấu trúc nằm giữa các thân đốt sống với chức năng giảm rung xóc và giúp cột sống chuyển động nhịp nhàng hơn. Tuy nhiên, khi bị tác động một lực mạnh, chấn thương sẽ làm cho bao xơ đĩa đệm bị rách hoặc nứt, nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài, đó được gọi là khối thoát vị. Khối thoát vị này có khả năng gây chèn ép và các rễ thần kinh và tủy sống người bệnh gây ra các hiện tượng tê, đau nhức, yếu liệt ở các vị trí khác nhau tùy theo rễ thần kinh mà nó làm tổn thương.

Nguyên nhân chủ yếu gây thoát vị đĩa đệm ra ngoài một phần là do quá trình lão hóa, chấn thương, mắc các bệnh về xương khớp. Bởi lẽ, tuổi tác càng cao thì quá trình thoái hóa cơ thể diễn ra càng mạnh mẽ và đĩa đệm cũng trở nên lão hóa theo. Bao xơ đĩa đệm trở nên giòn, khô xơ, kém đàn hồi nên dễ nứt vỡ làm nhân nhầy thoát ra dễ dàng. Nếu không được nhận biết và khắc phục kịp thời, các nhân nhầy gây chèn ép hoạt động và khiến cho rễ thần kinh tổn thương.

Biểu hiện:

– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: xuất hiện các triệu chứng đau dọc vùng gáy, đau mỏi lan rộng xuống bả vai và cánh tay. Cơ lực tay của người bệnh sẽ giảm dần, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường như: nắm, cầm, vác, xách…

– Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: đặc trưng với các cơn đau âm ỉ, liên tục vùng thắt lưng. Cơn đau sẽ tăng khi ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh. Người bệnh sẽ có cảm giác đau dọc vùng mông kéo xuống chân, gây tê bì, hạn chế trong cử động cột sống như: mất khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp…

Cách phân biệt bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống

THẾ NÀO LÀ BỆNH GAI CỘT SỐNG?

Gai cột sống là sự phát triển thêm các xương trên thân đốt sống và gây cản trở trong mọi hoạt động. Đây cũng là nguyên nhân lớn khiến cho đĩa đệm hay các dây chằng xung quanh cột sống dễ bị tổn thương. Đây chính là các mỏm xương trồi lên các khu vực này có thể phát hiện rõ qua hình ảnh phim X-quang.

Nguyên nhân cơ bản hình thành nên gai cột sống đó là quá trình thoái hóa cột sống. Thoái hóa cột sống khiến đĩa đệm bị suy yếu và dẫn đến thoát vị đĩa đệm, phình lồi đĩa đệm, kéo theo sự phình lồi của màng xương cạnh nó và dẫn đến sự hình thành các vành xương có hình dạng như cái “gai”.

Biểu hiện:

– Đau vùng cổ, thắt lưng.

– Cơn đau dữ dội khi vận động như: đi, đứng, chạy… giảm khi ngồi nghỉ ngơi.

– Đối với người bị gai cột sống cổ thường có dấu hiệu đau cổ, cơn đau lan xuống bả vai, cánh tay kèm đau nhức đầu. Đối với người bị gai cột sống thắt lưng có biểu hiện đau lan xuống hông, thắt lưng, chân.

– Dây thần kinh bị chèn ép do gai sẽ làm người bệnh thấy đau ở tay, chân và cơ bắp bị yếu.

– Dấu hiệu gai cột sống mà bạn nên lưu ý là khi phần ống tủy bị thu hẹp do gai cột sống sẽ làm rối loạn tiểu tiện và mất cảm giác tiểu tiện.

Cách phân biệt bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống

Cần phải phân biệt rõ ràng bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống để từ đó có biện pháp khắc phục an toàn nhất. Hiện nay, với sự thay đổi và biến chứng không ngờ của các bệnh về xương khớp, người bệnh hãy hết sức thận trọng và thường xuyên thăm khám đúng cách. Chúc các bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:21 - 02/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *