7 bài tập chữa gai đốt sống cổ mỗi ngày tại nhà

Các bài tập chữa gai đốt sống cổ chỉ thực sự hiệu quả khi người bệnh biết cách áp dụng đúng khoa học và kiên trì thực hiện. Những động tác được hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn cải thiện căn bệnh xương khớp khó chịu này.

Bài tập chữa gai đốt sống cổ hiệu quả ngay tại nhà

Gai đốt sống cổ là một bệnh lý xương khớp khá phổ biến hiện nay. Bệnh nếu phát hiện và nhận điều trị sớm có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị và tăng khả năng hồi phục. Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc men, các bài tập chữa gai đốt sống cổ cũng là điều cần thiết, giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả. Do đó người bệnh chỉ cần dành ra từ 5 đến 10 phút tập luyện mỗi ngày, cơn đau nhức do gai đốt sống cổ không chỉ thuyên giảm mà còn giúp ngăn chặn cơn đau xuất hiện bất thường.

Tuy nhiên trong quá trình tập luyện người bệnh cũng hết sức chú ý thực hiện đúng động tác. Nếu không tình trạng bệnh không những không giảm mà còn trở nặng gây ảnh hưởng xấu đến các vùng xương khớp xung quanh. Sau đây là một số bài tập chữa gai đốt sống cổ tại nhà đơn giản.

Bài tập chữa gai đốt sống cổ

1/ Bài tập 1

Mục đích của động tác này là sử dụng hơi nóng của lòng bàn tay được tạo ra từ quá trình ma sát giúp kích thích, làm nóng các mạch máu giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi hơn, giảm đau nhức hiệu quả.

Cách thực hiện động tác đơn giản như sau:

  • Người bệnh ngồi trên ghế với tư thế thẳng lưng.
  • Sau đó, xoa hai tay vào nhau cho thật nóng.
  • Tiếp đó, vòng hai tay ra sau gáy từ từ xoa bóp nhẹ từ gáy trên, gáy dưới, hai bên cổ và hai bên bả vai.
  • Trong quá trình xoa bóp, người bệnh nên thực hiện động tác hít thở nhẹ nhàng để giúp tinh thần dễ chịu và thoải mái.
  • Thực hiện động tác xoa bóp này từ 5 – 10 phút, bạn sẽ cảm thấy cột sống cổ, bả vai nhẹ hẳn, đỡ đau nhức.

2/ Bài tập 2

Bài tập số 2 giúp các cơ ngay tại vùng gai cột sống cổ được nới lỏng, làm giảm đau, đồng thời giúp kích thích chức năng của đốt sống cổ bị hư, làm tăng khả năng hồi phục.

Hướng dẫn tập như sau:

  • Sau khi thực hiện xong động tác thứ nhất, người bệnh tiếp tục ngồi với tư thế thẳng lưng và dùng ngón tay cái ấn nhẹ dọc cột sống cổ theo hướng từ dưới lên trên và ngược lại từ 2 đến 3 lần.
  • Sau đó, bạn dùng hai tay bóp nhẹ hai bên vai gáy rồi thực hiện động tác ngửa đầu về phía sau. Động tác này nên được thực hiện từ 3 – 4 lần mới mang lại cảm giác thoải mái cho vùng cổ.

3/ Bài tập 3

Các bạn vẫn duy trì tư thế lưng thật thẳng và hai tay đặt lên đùi. Tiếp đến bạn từ từ ngửa cổ về phía sau rồi lại cúi về phía trước. Thực hiện động tác này 8 – 10 lần rồi chuyển sang nghiêng đầu sang phải và sang trái, mỗi bên thực hiện khoảng 10 lần.

Bài tập chữa gai đốt sống cổ

Mục đích của bài tập này giúp kéo giãn đốt sống cổ và cơ bắp, dây chằng, làm dịu cơn đau. Bài tập chữa gai đốt sống cổ này không chỉ hiệu quả với bệnh gai đốt sống cổ mà còn rất hữu ích cho những ai mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ hoặc mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ.

4/ Bài tập 4

Để thực hiện được bài tập chữa gai đốt sống cổ số 6, bệnh nhân cần sự trợ giúp từ người thân.

  • Người bệnh nằm trên mặt sàn có lót thảm hoặc cũng có thể nằm ngay trên giường.
  • Hai tay và chân thả lỏng, duỗi thẳng.
  • Sau đó bạn sử dụng một chiếc khăn bông mềm và nhờ người thân luồn khăn qua vùng xương chẩm ở phía sau đầu rồi từ từ kéo nhẹ khăn lên.
  • Sau khi cảm thấy vùng cổ được kéo giãn, bạn nên dừng lại và giữ nguyên tư thế này trong vòng 3 phút.
  • Lặp lại động tác từ 5 – 7 lần sẽ giúp giảm bớt áp lực lên vị trí bị gai xương, giúp giảm đau.

5/ Bài tập 5

Động tác xoay cổ vô cùng đơn giản dễ thực hiện nhưng giúp bạn cải thiện bệnh khá tốt. Để thực hiện động tác này người bệnh có thể ngồi hoặc đứng đều được.

Bài tập chữa gai đốt sống cổ

Đầu tiên, bệnh nhân xoay cổ và đầu sang bên phải sau đó từ từ xoay sang bên trái. Thực hiện động tác này khoảng 10 lần rồi bạn tiến hành xoay cổ theo hình tron cùng chiều kim đồng hồ. Sau khi xoay đúng 10 lần các bạn đổi bên và thực hiện thao tác tương tự nhau.

6/ Bài tập 6

Bài tập này sẽ giúp nhóm cơ nằm xung quanh đốt sống cổ được kéo giãn tối đa nhất, giúp đốt sống cổ có thời gian nghỉ ngơi, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, bài tập kèm thêm các động tác hỗ trợ tương hỗ xoa bóp giúp mạch máu được nới lỏng, lưu thông đi nuôi dưỡng đến các cơ quan dễ dàng hơn, làm tăng khả năng tái tạo khớp và hồi phục bệnh.

  • Người bệnh ngồi xếp bằng trên mặt sàn, hai tay đan chéo vào nhau nâng cao lên đầu rồi từ từ đẩy lòng bàn tay lên trên. Sau đó đưa tay về và đặt ra sau đầu.
  • Tiếp đến bạn dùng bàn tay phải kéo nghiêng đầu từ từ về phía bên phải. Song song hành động đó, các bạn dùng lòng bàn tay trái xoa bóp nhẹ nhàng bên cổ phải rồi ra phía sau gáy theo hình vòng tròn.
  • Thực hiện động tác xoa bóp cho đến khi bạn cảm thấy bề mặt da vùng cổ và gáy có cảm giác nóng râm ran. Khi đó người bệnh nên đổi bên và làm động tác tương tự.

7/ Bài tập 7

Bệnh nhân nằm trên thảm trải sàn. Sau đó co hai đầu gối lại sao cho hai lòng bàn chân chạm vào mặt thảm và hai cánh tay dang rộng ngang vai, áp xuống mặt thảm.

Tiếp đến người bệnh từ từ nâng mông lên khỏi mặt sàn đến mức cao nhất. Khi đó, nếu cảm thấy phần cơ ở cổ và lưng căng ra, bạn nên dừng lại và giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây hoặc 10 nhịp đếm. Từ từ hạ mông xuống và thực hiện lặp đi lặp lại động tác từ 12 – 15 lần. Người mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng cũng có thể sử dụng bài tập này để giảm triệu chứng đau nhức ở lưng.

Một số lưu ý khi thực hiện bài tập chữa gai đốt sống cổ

Để áp dụng các bài tập chữa gai đốt sống cổ mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh cao, tránh những hệ lụy không mong muốn, người bệnh cũng nên nằm lòng những điểm sau đây.

  • Trước khi bắt đầu quá tình tập, bệnh nhân nên nghiên cứu kĩ những thao tác tập để tránh tập sai tư thế.
  • Để tránh những chấn thương không đáng có, người bệnh nên chuẩn bị thêm dụng cụ hỗ trợ trong tập luyện.
  • Thực hiện bài tập một cách nhẹ nhàng, không nên tập luyện quá sức.

Với các bài tập chữa gai đốt sống cổ nêu trên, để các bài tập này mang lại tác dụng tích cực, người bệnh nên thường xuyên thực hiện. Bên cạnh đó nếu trong quá trình thực hiện cơn đau nhức không thuyên giảm mà ngày càng dữ dội, bệnh nhân nên dừng lại và tiến hành khám, nhờ tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

BTV: Thiên Thiên 

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:57 - 18/02/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *