Triệu chứng gai đôi cột sống không phải ai cũng biết

Đau tức lưng, tê bì, mất cảm giác ở lưng, cơ bắp teo, suy giảm chức năng vận động,… là triệu chứng gai đôi cột sống đáng báo động. Bởi vì có không ít bệnh nhân đã lầm tưởng với những cơn đau nhức xương khớp thông thường dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Nội dung bao gồm:

I. Phân loại gai đôi cột sống

II. Triệu chứng gai đôi cột sống – Có thể bạn chưa biết

III. Phân biệt triệu chứng gai đôi cột sống với các bệnh lý về xương khớp khác

IV. Người bị đau cột sống nên làm gì?

Triệu chứng gai đôi cột sống không phải ai cũng biết

Gai đôi cột sống là chứng bệnh thường hay gặp ở những người lớn tuổi. Ở lứa tuổi này, cột sống bắt đầu thoái hóa theo thời gian, nên rất dễ mắc chứng gai đôi cột sống. Bệnh gai đôi cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng ở xung quanh khớp. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới.

I. Phân loại gai đôi cột sống

Theo thuật ngữ khoa học, gai đôi cột sống có tên gọi khác là Spina bifida, nghĩa là cột sống bị tách đôi – là một dị tật phần xương sống bẩm sinh do ống thần kinh và phần xương sống phía trên không đóng hoàn toàn. Chính vì vậy mà hai nửa cung sau của thân đốt đốt sống không được hàn kín lại để bảo vệ tủy sống.

Gai đôi cột sống được chia thành 3 loại cơ bản đó là:

– Gai đôi cột sống ẩn: Là thể nhẹ nhất và thường gặp ở đa số bệnh nhân và chiếm hơn 20% dân số. Nguyên nhân chủ yếu là do phần thân xương không đóng kín, lỗ cột sống nhỏ nên phần dây sống cũng không thể trồi ra nên ít gây nên dấu hiệu gai đôi cột sống hay tổn thương.

– Gai đôi cột sống có nang: Bao gồm các khuyết tật mà tủy sống đang mắc phải hoặc do bị dị dạng xương, màng não,… Biến chứng của bệnh là làm tê liệt hoặc rối loạn chức năng của đường ruột và đường tiết niệu, cũng như một số bộ phận trên cơ thể, dù có phẫu thuật cũng không thể cải thiện được chức năng của dây sống.

Triệu chứng gai đôi cột sống không phải ai cũng biết

– Thoát vị màng não: Mặc dù tình trạng này khá hiếm gặp nhưng biến chứng của nó thì vô cùng nguy hiểm. Biểu hiện cụ thể là dịch não tủy và màng não nhô qua lỗ đốt sống một cách bất thường, hoặc không biểu hiện cụ thể nhưng nếu không được ngăn chặn và điều trị kịp thời, bệnh gây nên tình trạng tê liệt hoàn toàn ở bàng quang và rối loạn chức năng đường ruột.

II. Triệu chứng gai đôi cột sống – Có thể bạn chưa biết

Gai đôi cột sống là một dạng bệnh lý thuộc thoái hóa cột sống được hình thành do khiếm khuyết bẩm sinh hoặc do một số tổn thương tác động. Bệnh thường xuất hiện ở vùng cổ hoặc lưng bởi hai vị trí này hoạt động nhiều nhất. Vậy dấu hiệu gai đôi cột sống cần phải nhận biết là gì?

1/ Bắt đầu từ những cơn đau dai dẳng

Những người mắc bệnh lý về xương khớp thường có triệu chứng đau nhức, khó chịu trong thời gian dài. Cơn đau có thể tự dứt và tái phát ngay sau đó. Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện ở phần thắt lưng, nhất là khi bệnh nhân thực hiện các động tác như đứng lên, ngồi xuống và di chuyển. Nặng hơn, các cơn đau sẽ nhanh chóng lan xuống hai bên chân hoặc đau dọc hết phần cột sống thắt lưng. Người bệnh thường xuyên bị đau ê ở mông xuống chân, khiến người bệnh bị tê cả bàn chân.

Triệu chứng gai đôi cột sống không phải ai cũng biết

Sau đó, nếu không được điều trị tình trạng đau nhức sẽ ngày càng tăng lên khi người bệnh thường xuyên vận động, di chuyển. Đồng nghĩa với việc các gai xương bắt đầu tăng lên và gây hiện tượng chèn ép vào dây thần kinh khiến cho mọi hoạt động gần như bị gián đoạn do đau nhức, khó chịu.

2/ Tê bì, mất cảm giác ở phần cột sống thắt lưng

Các gai xương phát triển mạnh gây chèn ép rễ thần kinh cùng với một số cơ xung quanh khiến cho các cơ tê liệt và gây mất cảm giác hoàn toàn. Bên cạnh đó, các cơ cạnh cột sống thắt lưng thường bị co cứng và phát triển ra hai bên đều nhau. Chính vì thế, bệnh nhân có thể bị mất đường cong sinh lý và dẫn đến mất dần cảm giác ở phần cột sống thắt lưng.

3/ Các cơ có dấu hiệu yếu dần đi

Các gai xương hình thành ở sống lưng sẽ gây ra tình trạng tê buốt ở nhiều vị trí xung quanh, khiến máu không thể lưu thông. Chính điều này đã khiến cho cơ bắp không thể hoạt động bình thường, trở nên yếu đi. Người bệnh thường có cảm giác mỏi mệt, không muốn vận động ở các khớp, nhất là vị trí chân và tay.

Triệu chứng gai đôi cột sống

4/ Rối loạn chức năng, mất kiểm soát đại tiện hoặc tiểu tiện

Triệu chứng gai đôi cột sống nghiêm trọng nhất chính là gây rối loạn một số chức năng trong cơ thể. Nguyên nhân chính là do các gai xương mọc ra nhanh khiến cho phần ống tủy sống bị thu hẹp dần dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong cơ thể. Bệnh nhân thường bị mất kiểm soát ở đường đại tiện hoặc tiểu tiện. Bệnh nhân có thể đi tiểu nhiều lần và tiểu thường xuyên. Rất nhiều trường hợp người bệnh không thể làm chủ được việc đại tiện hoặc tiểu tiện.

III. Phân biệt triệu chứng gai đôi cột sống với các bệnh lý về xương khớp khác

Mặc dù gai đôi cột sống có biểu hiện rất giống với các bệnh lý về xương khớp, tuy nhiên người bệnh cần phải biết cách nhận biết chính xác để từ đó có cách khắc phục và điều trị chính xác nhất. Cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân bị gai đôi cột sống bị nhầm lẫn với triệu chứng bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn tứ chi hay viêm, u, nhiễm trùng cột sống, đứt đĩa liên sống hay viêm thấp khớp dẫn đến việc điều trị hoàn toàn sai lệch. Việc thăm khám và bổ sung kiến thức là cách tốt nhất để ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

– Bệnh gai đôi cột sống: gai đôi cột sống trồi lên, nhô xương rõ ràng trong phim chụp.

– Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm: có sự thay đổi cấu trúc, vị trí các đốt sống, đốt sống hao mòn hay khoảng cách các sống thu hẹp lại, khớp như đĩa đệm bị xẹp hoặc lòi ra ngoài. Hầu như các triệu chứng này cũng thể hiện khá rõ ràng trên phim X-quang.

– Thần kinh tọa: được chẩn đoán bằng những dấu hiệu cơ bản thường ngày như cơn đau lan dọc vùng mông xuống mặt sau của chân, gây khó khăn trong việc co, duỗi, cử động.

IV. Người bị đau cột sống nên làm gì?

Gai đôi cột sống là căn bệnh khá nguy hiểm và khó tránh khỏi khi tuổi tác ngày càng tăng cao. Nếu không may mắc phải chứng bệnh này, chúng ta vẫn có thể ngăn chặn và làm giảm quá trình thoái hóa khớp bằng những việc làm đơn giản dưới đây:

Người bị đau cột sống nên làm gì?

– Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng tại nhà giúp thư giãn gân cốt và hỗ trợ điều trị chứng gai đôi cột sống hiệu quả như: Bài tập mở rộng, bài tập co giãn cơ lưng hai bên, bài tập kéo dãn cơ bên thân, bài tập di động cột sống.

– Tránh hoạt động, mang vác, bưng bê hoặc tập các môn thể thao quá sức để tránh gây tổn thương cột sống.

– Hạn chế các tư thế ngồi khom lưng hay cúi xuống quá lâu. Cần thay đổi tư thế làm việc mỗi 1-2 tiếng một lần.

– Kiểm soát cân nặng cũng là một trong những cách tránh gây áp lực cho cột sống hiệu quả.

– Người bệnh gai đôi cột sống nên bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều canxi như  tôm, cua, cá nhỏ; Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và hấp thụ vitamin D bằng cách phơi nắng buổi sáng.

– Tránh ăn những thực phẩm giàu đạm từ thịt đỏ, các loại thức ăn nhanh và thức ăn chứa nhiều đường, muối. Hạn chế thực phẩm đã qua tinh chế như bún, phở, miến, gạo trắng vì chúng không đủ các dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh nhanh chóng phục hồi.

– Người bệnh gai đôi cột sống cũng được khuyên nên hạn chế các loại đồ uống có cồn, rượu bia để tránh bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng gai đôi cột sống gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là gây khó khăn trong việc vận động. Gai đôi đốt sống là nguyên nhân khiến cho nhiều bệnh lý phát triển về sau nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, hãy tích cực thăm khám và điều trị đúng cách khi phát hiện các triệu chứng trên.

➥ Bạn nên xem ngay:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 10:29 - 04/04/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *