Thoái hóa khớp gối – hiểu rõ về bệnh và phương pháp điều trị tận gốc tại Nhất Nam Y viện

Thoái hoá khớp nói chung, thoái hoá khớp gối nói riêng là bệnh xương khớp phổ biến thường găp ở người cao tuổi. Thoái hoá khớp gối ngày càng có xu hướng trẻ hoá và là bệnh gây tàn phế cao nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu về bệnh thoái hoá khớp gối, phương pháp điều trị thoái hoá khớp gối tại Nhất Nam Y Viện.

Thoái hoá khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp, kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian. Từ đó sinh ra các biểu hiện của thoái hóa khớp như thay đổi hình thái, sinh hóa, nứt loét, mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo ra gai xương và hốc xương dưới sụn.

Hình ảnh khớp gối bị thoái hoá

Bệnh thoái hóa khớp gối thường gặp ở nữ giới (chiếm 80% trên tổng ca mắc bệnh). Do vị trí khớp gối luôn phải chịu áp lực của toàn bộ cơ thể nên khớp gối dễ bị thoái hoá. Nếu không điều trị sớm, thoái hoá khớp gối có thể gây tàn phế suốt đời khi không thể đi lại, sinh hoạt bình thường được.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối được chia nguyên nhân gây bệnh thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát. Từ 2 loại nguyên nhân này chúng ta cũng có thể biết được đối tượng nào dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối.

Thoái hóa khớp gối nguyên phát

Đây là nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp gối. Do một số yếu tố sau:

Do tuổi tác: bệnh thường xuất hiện muộn ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên, gần 80% người trên 75 tuổi).

Do nội tiết và sự chuyển hóa cơ thể (mãn kinh, đái tháo đường): khi nội tiết cơ thể thay đổi làm giảm đi lượng nội tiết tố (nữ) trong cơ thể gây ra các bệnh lý về xương khớp.

Do di truyền: những người mà có người trong gia đình quan hệ cận huyết như bố mẹ đẻ, anh chị em ruột đã bị thoái hóa khớp gối thì họ cũng có nguy cơ cao mắc.

Thoái hóa khớp gối thứ phát

Thoái hóa khớp gối thứ phát thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ra gồm:

Giới tính và hormone: bệnh hay gặp ở nữ giới, có thể liên quan đến hormon estrogen

Do các chấn thương: các chấn thương ở khớp gối ảnh hưởng đến dây chằng, gân, túi hoạt dịch quanh khớp gối khiến trục khớp thay đổi.

Béo phì hay sự tăng cân quá nhanh: Điều này sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp, lâu dần làm xương khớp bị đè nén, biến dạng.

Dinh dưỡng: thiếu vitamin D cũng góp phần làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối

Do bẩm sinh: một số trường hợp người bị thoái hóa khớp gối thứ phát bẩm sinh như khớp gối quay ra ngoài, khớp gối quay vào trong, khớp gối quá duỗi…

Do tổn thương viêm khác tại khớp gối như viêm khớp thấp (bệnh tự miễn, ảnh hưởng tất cả các khớp cơ thể, trong đó có khớp gối), viêm cột sống dính khớp, viêm mủ, bệnh gout, chảy máu trong khớp…

Triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp

Xuất hiện hiện tượng mỏi khớp và những cơn đau âm ỉ tại khớp gối, cường độ đau tăng dần theo thời gian khi người bệnh vận động hoặc di chuyển.

Khi chân co duỗi sẽ phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo ở đầu gối.

Đầu gối của người bệnh thoái hóa khớp gối có thể bị sưng tấy.

Đau khi đứng lên ngồi xuống. Nhất là khi đứng lên rất khó khăn và nhiều trường hợp người bệnh phải nhờ đến sự hỗ trợ của người khác mới đứng dậy được.

Đau khi leo cầu thang và thường có tiếng kêu lục cục, răng rắc. Ở giai đoạn bệnh phát triển nặng hơn, bệnh nhân không thể bước lên cầu thang vì quá đau hoặc không co được chân đủ để bước lên bậc.

Co cứng khớp đầu gối vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Lúc này người bệnh không cử động được bình thường, phải mất khoảng 15 – 20 phút để khớp giãn ra.

Việc di chuyển trở nên khó khăn, khó duỗi, gập, nhấc chân thẳng.

Khớp gối bị sưng lên do bị tràn dịch khớp. Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu thực hiện chọc hút dịch sẽ làm giảm đau và sưng đầu gối.

Khớp gối bị biến dạng, hẹp khe khớp, teo ổ khớp. Đây là biểu hiện khi bệnh thoái hóa khớp gối đã phát triển nặng và sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Bên cạnh đó, có thể bị lệch đầu gối, rất khó gập hoặc duỗi gối ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động.

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối, bao gồm:

Điều trị nội khoa: Vật lý trị liệu (siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, suối khoáng…), điều trị bằng thuốc, cấy ghép tế bào gốc…

Điều trị ngoại khoa: Nội soi khớp như cắt lọc, bào, rửa khớp, khoan kích thích tạo xương, cấy ghép tế bào sụn. Phẫu thuật thay bằng khớp nhân tạo: áp dụng với các trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có độ tuổi từ 60 trở lên.

Trong quá trình điều trị cần kết hợp tuân thủ những nguyên tắc điều trị như:

Giảm đau, giảm viêm trong các đợt tiến triển

Phục hồi chức năng vận động của khớp

Hạn chế và ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp

Xem xét kỹ để tránh các tác dụng xấu từ thuốc điều trị.

Nhất Nam Cốt Vương thang đặc trị bệnh thoái hoá khoeps gối

Điều trị thoái hoá khớp gối bằng liệu trình đặc biệt tại Nhất Nam Y Viện

Nhất Nam Y Viện là công trình đặc biệt phục dựng Thái Y Viện triều Nguyễn (1802 – 1945) giữa lòng Hà Nội. Nhất Nam Y viện không chỉ phục dựng không gian, kiến trúc Cung Đình mà còn phục dựng các bài thuốc, phương pháp chữa bệnh của Ngự y Thái Y Viện dâng lên Vua. Trong đó đặc biệt là bài thuốc điều trị thoái hoá khớp gối được Ngự y dâng lên Vua, bài thuốc được ghi chép trong Châu bản triều Nguyễn, Ngự dược nhật ký. Bài thuốc được Nhất Nam Y Viện sưu tầm và hoàn thiện dưới tên gọi Nhất Nam Cốt Vương Thang.

Theo giai thoại lịch sử kể lại rằng, trong thời kỳ các vị Vua triều Nguyễn trị vì (từ 1802 – 1945), do lo ngại về sức khoẻ, đặc biệt là các bệnh về thận và xương khớp, Vua đã lệnh cho Thái Y Viện tìm tòi và sáng chế ra bài thuốc trị các bệnh xương khớp, thoái hoá khớp và tăng cường chức năng thận. Một trong các bài thuốc đó còn được lưu truyền đến ngày nay đó là bài Nhất Nam Cốt Vương Thang. Đây là bài thuốc được Nhất Nam Y Viện sưu tầm và gia giảm cho phù hợp với tình hình hiện nay. Bài thuốc được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu, châu bản và đặc biệt là từ lời kể của người cung nữ cuối cùng của Triều Nguyễn – cụ Nguyễn Thị Dinh (96 tuổi).

Qua quá trình tìm hiểu và nắm bắt được cốt lõi của việc điều trị bệnh xương khớp, thoái hoá xương khớp, đội ngũ chuyên gia của Nhất Nam Y Viện đã tổng hợp và đúc kết thành liệu pháp giải quyết tận gốc các bệnh thoái hoá khớp, đau khớp gối, viêm khớp gối… Trong đó bao gồm bài thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang kết hợp với liệu trình vật lý trị liệu đặc biệt.

Liệu pháp này kết hợp giữa việc dùng thuốc và vật lý trị liệu tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể theo nguyên lý cân bằng âm dương, phối hợp tứ khí – ngũ vị, thăng giáng phù trầm, quy kinh…

Trong đó Nhất Nam Cốt Vương Thang là sự chắt lọc những tinh tuý từ bài thuốc của Thái Y Viện dùng cho các đời Vua triều Nguyễn. Thành phần bài thuốc với gần 30 loại dược liệu quý hiếm được kết hợp trong công thức đặc biệt.

Sử dụng bài thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang kết hợp với liệu trình vật lý trị liệu đặc biệt theo quy trình Thái Y Viện giúp phòng ngừa và đẩy lùi các bệnh xương khớp, thoái hoá khớp gối, đau khớp gối, viêm khớp gối, giúp các khớp hoạt động trơn tru và bền bỉ đồng thời tăng cường chức năng thận, bồi bổ thận khí một cách “hoàn hảo”.

Phương Anh

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 15:00 - 05/09/2019