Xin bác sĩ tư vấn khi nào thì nên thay khớp háng ạ?

Thưa bác sĩ khi nào thì nên thay khớp háng? Tôi là công nhân xây dựng cho một công trình xây dựng khu vực miền Nam. Trong một lần thi công công trình tại An Giang tôi bị tai nạn và chấn thương vùng chậu với thương tật 21% và bị chấn thương khớp háng. Nhưng thời điểm đó được điều trị kịp thời nên bệnh có vẻ như ổn định dần dần. Sau một thời gian tôi quay lại công trường và làm việc nhưng không vận động mạnh hay khiêng vác nặng như trước. Nhưng dạo gần đây khớp háng bị chấn thương trong lần tai nạn đó có dấu hiệu đau nhức trở lại, thậm chí không đi lại được. Có một số người khuyên tôi nên đi khám để thay khớp háng nhân tạo thì sẽ đi lại dễ dàng hơn. Tôi đang rất băn khoăn, không biết có nên đi khám và yêu cầu thay khớp háng như một số người khuyên hay không?

Phan Nguyễn Minh Trọng, Cái Bè, Tiền Giang

Xin bác sĩ tư vấn khi nào thì nên thay khớp háng ạ ?

[Giải đáp thắc mắc]:

Bạn Minh Trọng thân mến!

Trước tiên cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi chia sẻ về với chuyên mục. Để giải đáp thắc mắc của bạn chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhỏ với TS. BS Nguyễn Văn Hoạt – Bệnh viện trường Đại Học Y Hà Nội để tìm hiểu thêm thông tin. Mời bạn cùng các độc giả tham khảo qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây:

Khi nào nên thay khớp háng nhân tạo?

Thay khớp háng nhân tạo là một phương pháp mang lại niềm hi vọng cho bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp nói chung và bệnh về khớp háng nói riêng, giúp người bệnh có thể đi lại bình thường. Tuy nhiên, chức năng của khớp háng nhân tạo không duy trì vĩnh viễn và người bệnh cũng không thể thực hiện một số động tác vận động nặng như trước. Chỉ những trường hợp cần thiết mới áp dụng phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Song song với những lợi ích thiết thực của việc thay khớp háng, người bệnh cũng sẽ phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm trước và sau phẫu thuật như hôn mê, tắc mạch máu, cứng khớp, lỏng khớp, so le chi,… Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải cân nhắc kĩ trước khi tiến hành phẫu thuật.” – TS. BS Nguyễn Văn Hoạt tâm sự.

Xin bác sĩ tư vấn khi nào thì nên thay khớp háng ạ ?

Bên cạnh đó bác sĩ Hoạt cũng nhấn mạnh thêm việc thay khớp háng nhân tạo hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, sức khỏe của người bệnh, độ tuổi có thể tiến hành thay khớp háng,… Cụ thể như sau:

– Đối tượng được chỉ định thay khớp háng nhân tạo:

Thông thường, phương pháp thay khớp háng nhân tạo chỉ giới hạn cho một số đối tượng, trong đó gồm có:

  • Người có nhiều loại bệnh lý làm tổn thương sụn khớp của chỏm xương đùi và ổ cối như bệnh hoại tử chỏm xương đùi, thoái hóa khớp háng, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,…
  • Người bệnh đã tiến hành điều trị khớp háng bằng nhiều phương pháp khác nhưng không có kết quả.
  • Tổn thương khớp háng mức độ nặng phải được thay khớp háng.
  • Bệnh nhân có triệu chứng đau khớp háng trong thời gian dài nhưng không có dấu hiệu suy giảm, làm hạn chế vận động, đi lại khó khăn.
  • Người cao tuổi, gãy xương đùi, không liền xương sau khi bị gãy cổ xương đùi, gãy khối mấu chuyển xương đùi, u xương, lao xương,…

– Dựa trên mức độ tổn thương:

Bệnh nhân bị tổn thương khớp háng độ 3 và độ 4 sẽ được chỉ định phẫu thuật khớp háng:

  • Độ 3: Nhiều chồi xương, khe khớp hẹp nhiều, tăng đậm độ xương và có biến dạng xương.
  • Độ 4: Nhiều chồi xương lớn, khe khớp hẹp rất nhiều, tăng đậm độ xương và có biến dạng xương nhiều.

Tùy vào mức độ tổn thương của khớp háng mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau. Thông thường chấn thương ở độ 0,1,2 sẽ được áp dụng điều trị nội khoa (sử dụng thuốc và tập phục hồi chức năng), độ 3, 4 có thể phải chỉ định thay khớp háng. Tuy nhiên để phân loại mức độ thoái hóa khớp cũng chỉ có ý nghĩa tương đối khi quyết định thay khớp.

Khi nào nên thay khớp háng nhân tạo

– Độ tuổi được chỉ định thay khớp háng nhân tạo:

Thay khớp nhân tạo thường được chỉ định cho bệnh nhân trên 50 tuổi do tuổi thọ của khớp trung bình được 15 đến 20 năm. Tuy nhiên ngày nay do sự phát triển không ngừng của công nghệ chế tạo, chỉ định thay khớp háng ngày càng được mở rộng, ngưỡng tuổi được áp dụng ngày càng được hạ thấp.

Với những bệnh nhân trẻ tuổi, bạn vẫn có thể tiến hành thay khớp háng nhân tạo. Tuy nhiên, người bệnh cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân nên cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện, tránh tình trạng thay khớp háng lần 2, bởi những người trẻ tuổi sẽ rất dễ bị hỏng khớp háng do vận động quá sức.

– Một số loại khớp háng nhân tạo phổ biến:

Ngày nay y học hiện đại phát triển là bước mới cho rất nhiều loại khớp háng nhân tạo ra đời và cũng có nhiều phương pháp mổ khác nhau. Nhìn chung khớp nhân tạo có thể phân thành các loại cơ bản là khớp háng có xi măng và khớp háng không xi măng. Tùy vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, có bệnh nhân thay khớp háng bán phần (chỉ thay chỏm xương đùi) và có bệnh nhân được thay khớp háng toàn phần (thay cả chỏm xương đùi và ổ cối) tùy theo mức độ bệnh và lứa tuổi.

Như vậy vấn đề khi nào thì nên thay khớp háng đã được gợi mở dần thông qua những thông tin trên. Tốt nhất người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến chuyên gia về tình trạng bệnh thực tế của mình. Hi vọng với những thông tin trên đây bạn đọc sẽ tìm thấy thông tin hữu ích, phục vụ cho quá trình phục hồi và điều trị khớp háng. Chúc các bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 10:36 - 16/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *