Bệnh gút có nguy hiểm không, nguy hiểm như thế nào?

Hậu quả của việc không điều trị gút đúng cách đó chính là những đợt viêm khớp cấp tái phát thường xuyên. Không những thế, ở giai đoạn mãn tính, viêm khớp còn xuất hiện hạt tophi trên các vùng khớp lân cận gây hạn chế vận động. Vậy bệnh gút có nguy hiểm không? Bệnh gout nguy hiểm như thế nào?

Bệnh gút có nguy hiểm không, nguy hiểm như thế nào?
Biến chứng của bệnh gút

Bệnh gút có nguy hiểm không? Bệnh gút nguy hiểm như thế nào?

Bệnh gút là một dạng bệnh lý về xương khớp thường xảy ra chủ yếu ở nam giới độ tuổi trung niên hoặc những người lớn tuổi. Thực chất, đây là căn bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là trong vấn đề sinh hoạt.

Như trường hợp cô Võ Thị Như Mười, trường THCS Võ Trường Toản, Lâm Đồng chia sẻ: “Năm nay tôi 53 tuổi, hiện đang công tác tại trường THCS Võ Trường Toản, Lâm Đồng. Lúc trước tôi thường nghe nhiều về bệnh gút và chỉ mặc định đó là bệnh ở nam giới. Cho đến một ngày, kết quả kiểm tra sức khỏe tổng quát của tôi có chứa lượng axit uric vượt ngưỡng trung bình, bác sĩ chẩn đoán tôi mắc bệnh gút. Từ trước đến nay, mỗi khi mắt cá chân sưng lên tôi chỉ nghĩ là mình bị viêm khớp nên chỉ uống giảm đau hoặc dùng cao để xoa bóp thôi. Từ khi biết mình có nguy cơ mắc bệnh gút tôi lo lắm. Không biết bệnh gút có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị bệnh gút?”

Tiếp nhận những thắc mắc của cô Mười, chuyenkhoaxuongkhop.net đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Huỳnh Nam, Chuyên khoa II, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết:

Bệnh gút có nguy hiểm không, nguy hiểm như thế nào?
Bệnh gút có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe

“Gout thực chất là một rối loạn chuyển hóa các nhân purin, dẫn tới tình trạng tăng acid uric trong máu, nếu như tình trạng này kéo dài thường xuyên thì sẽ gây lắng đọng các tinh thể urat ở các mô, gây tổn thương tại vùng lắng đọng gây ra những cơn viêm khớp cấp và mãn tính.

Một số vị trí thường phát hiện thấy tinh thể urat tích tụ thường xuyên đó là khớp, tim, mạch máu, thận, các mô mềm quanh khớp,… Chính vì vậy mà có thể tự rút ra được mức độ nguy hiểm mà bệnh gout gây ra đối với sức khỏe. Thế nhưng ngoài việc phải chịu cơn đau nhức khó chịu thì bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như: biến dạng khớp gây tàn phế vĩnh viễn, suy thận mạn tính, bệnh lý về tim mạch…. Nguy cơ tử của bệnh gout cũng khá cao do vậy nên tất cả mọi người không nên xem thường bệnh này.”

Bên cạnh những lời khuyên chân tình, bác sĩ Huỳnh Nam cũng đưa ra một số tác hại của bệnh gút đối với sức khỏe mỗi người. Cụ thể như sau:

1. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Do tình trạng lắng đọng tinh thể urat tại các khớp và một số cơ quan trong thời gian dài, do đó chúng dẫn đến tình trạng viêm khớp gây đau nhức, khó chịu dai dẳng. Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm, gây đau buốt như kim châm, khiến người bệnh mất ngủ, căng thẳng, suy nhược cơ thể,… Tình trạng này kéo dài khiến cho hệ miễn dịch suy giảm và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.

2. Tổn thương thận: Việc gia tăng nồng độ axit uric khá cao trong cơ thể khiến cho thận bị quá tải và áp lực. Theo các thống kê gần đây cho thấy có khoảng 10 – 15% bệnh nhân bị gút có biểu hiện tổn thương thận do đào thải axit uric qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu gây nên sỏi thận, dễ dẫn đến bệnh suy thận.

Bệnh gút có nguy hiểm không, nguy hiểm như thế nào?
Những cơn đau thường xuyên do gút

3. Suy giảm chất lượng xương khớp: Nếu bạn băn khoăn bệnh gout nguy hiểm như thế nào thì có thể tham khảo ngay biến chứng của bệnh gout. Trên thực tế, sự lắng đọng của các tinh thể urat sẽ hình thành hạt tophi dưới da, các hạt này ngày càng lớn dần, lâu ngày gây lở loét, ảnh hưởng các khớp xung quanh, tăng nguy cơ bị viêm khớp, biến dạng khớp, dẫn đến tàn phế.

4. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Theo lý giải của các chuyên gia xương khớp thì những người mắc bệnh gout thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch như đột quỵ, tai biến và mắc các bệnh lý về huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Người bị gút nên làm gì để hạn chế tái phát?

Trong trường hợp của bạn đọc, thì ba bạn bị gout cấp tính khi đó bệnh đang là giai đoạn đầu chỉ gặp phải những biểu hiện nhẹ chưa ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Vì thế người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề sau để cải thiện tình trạng bệnh tái phát như:

+ Cân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhất là hạn chế những thực phẩm giàu axit uric như hải sản, cá nước lạnh, thịt đỏ,… Thay vào đó, nên bổ sung lượng lớn vitamin có trong rau xanh, hoa quả,…

+ Thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập phù hợp như yoga, dưỡng sinh, bơi lội,…

+ Bên cạnh đó, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, bớt căng thẳng mệt mỏi để hạn chế khiến cho bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.

+ Khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bệnh gút có nguy hiểm không, nguy hiểm như thế nào?
Những thực phẩm nên kiêng

Hi vọng bạn cũng như những ai mắc phải bệnh gout có thể hiểu hơn về tác hại của bệnh để cảnh giác điều trị gout hợp lý hiệu quả từ những giai đoạn đầu của bệnh.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc: 8 Cây thuốc nam trị bệnh gút (gout) – Có sẵn trong vườn nhà

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 17:02 - 18/02/2020

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *