3 cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phổ biến hiện nay

Ngày nay, y học hiện đại phát triển giúp cho bệnh nhân có mong muốn chữa bệnh thoát vị đĩa đệm có thêm sự lựa chọn được điều trị bệnh theo mong muốn.

Nội dung bao gồm:

I/ Kiến thức về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

II/ 3 Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phổ biến vì sự hiệu quả

III/ Hỗ trợ điều trị và phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Ngoài việc điều trị nội khoa bằng các loại kháng sinh, bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu, điều trị bằng y học cổ truyền hoặc cao hơn đó chính là phẫu thuật xâm lấn. Tùy vào tình trạng phát triển của bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì? Cách điều trị như thế nào để mang lại hiệu quả cao?

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Thủy (Nguyên Trưởng khoa Cơ-Xương-Khớp – Bệnh viện Đông Đô) cho biết: Dựa vào đặc điểm giải phẫu sinh lý cột sống cổ cho thấy, cột sống cổ có 7 đốt từ đốt C1 (đốt đội) đến đốt C7, có đường cong ưỡn ra phía trước. Bên cạnh đó, đốt C1 không có thân đốt và đốt C7 có mỏm gai dài nhất, có thể sờ thấy rõ. Ở giữa các đốt được phân tách bởi đĩa đệm có nhiệm vụ giúp giảm xóc và bảo vệ đốt sống cổ khỏi các chấn thương trong quá trình vận động.

I/ Kiến thức về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

A. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?

Cũng theo sự lý giải của bác sĩ Thanh Thủy: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là hiện tượng các đốt sống cổ C3, C4 bị tổn thương khiến phần bao xơ bị rách làm cho các nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép rễ thần kinh cột sống cổ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng gây tê liệt và làm ảnh hưởng đến một số vị trí thần kinh quan trọng.

B. Nhận biết dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là một bệnh khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có những triệu chứng này, người bệnh nên liên hệ thăm khám và điều trị ngay, tránh gây ra những biến chứng không mong muốn.

+ Đau nhức vùng cổ, vai gáy: Cơn đau thường diễn biến khá phức tạp, đau dai dẳng, âm ỉ và thường tái phát ngay sau đó.

+ Tê, yếu các cơ xung quanh cổ, vai gáy và đôi khi lan xuống cánh tay, bàn tay và làm ảnh hưởng đến khả năng vận động.

+ Người bệnh có biểu hiện rối loạn cảm giác vận động, chuyển động của bàn tay và cổ gáy không còn linh hoạt, khó cử động theo ý muốn.

+ Kèm theo các triệu chứng liên quan khác như: đau ở sau hốc mắt, hạ huyết áp, vã mồ hôi, đỏ mặt, chóng mặt, mất thăng bằng, mắt bị mờ,… Ngoài ra, đây cũng là điều kiện làm ảnh hưởng đến tăng nhu động ruột, cơn đau ngực, khó nuốt, người bệnh trở nên mệt mỏi, khó chịu hơn,…

C. Những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, nhưng trong đó có một số nguyên nhân đặc trưng như là:

nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Các nguyên nhân điển hình gây thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần phải biết

Tuổi tác là nguyên nhân gây chính gây hiện tượng thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm. Nhưng hiện nay, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ đang diễn ra ở  người trẻ. Tình trạng thoái hóa tự nhiên cũng khiến cho xương khớp do lão hóa, đĩa đệm bị xơ cứng, bao xơ rách ra dẫn đến nhân nhầy bị thoát ra ngoài.

+ Những người hay ngồi nhiều, người có tư thế làm việc sai qua thời gian dài sẽ khiến đĩa đệm bị thoái hóa dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

+ Những sang chấn, va đập mạnh khiến đốt sống cổ bị tổn thương.

D. Các biến chứng của thoát vị đĩa đệm cổ

Cấu tạo của cột sống cổ giúp nâng đỡ phần đầu và chi phối hoạt động của đầu. Vì thế, khi nhân nhầy thoát ra khỏi sợi vòng gây chèn ép rễ dây thần kinh và tủy sống dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe.

Biến chứng của thoát vị đĩa đệm thường gặp:

+ Thiếu máu lên não: Khi bị thoát vị đĩa đệm cổ không chỉ dây thần kinh bị chèn ép mà các mạch máu ở vùng cổ cũng bị chèn ép dẫn đến quá trình lưu thông máu lên não gặp cản trở. Nếu tình trạng này thường xuyên tiếp diễn trong thời gian dài có thể dẫn đến khả năng thiếu máu cục bộ gây tổn thương cho hệ thần kinh và não. Do đó, người bệnh thường có biểu hiện hoa mắt, đau đầu, chóng mắt.

+ Liệt nửa người, liệt tay chân: Biến chứng này thuộc chứng rối loạn vận động tay chân và khá là nguy hiểm. Một khi rễ dây thần kinh cổ số 2 và 3 bị chèn ép ở mức độ nặng sẽ gây tổn thương hệ dây thần kinh dẫn đến người bệnh bị liệt nửa thân trên hoặc liệt cả tay và chân.

+ Mắc hội chứng giao cảm cổ sau: Với hội chứng này, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến tim cũng như các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

+ Tiểu tiện không kiểm soát: Ảnh hưởng bởi hội chứng chùm đuôi ngựa, người bệnh bị rối loạn chức năng bàng quang và gây khó khăn trong tiểu tiện hoặc tiểu không kiểm soát.

+ Rối loạn vận động tay chân: Hiện tượng này xảy ra do rễ dây thần kinh cổ số 2 và 3 bị tổn thương ảnh hưởng đến dây thần kinh chẩm phía sau đầu, gây rối loạn.

II/ 3 Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phổ biến vì sự hiệu quả

Đốt sống cổ là vị trí cực kỳ quan trọng vì thế người bệnh cần cẩn trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho mình trong số những cách sau đây.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

1. Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Chứng thoát vị đĩa đệm cổ có thể được phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phải phẫu thuật. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật khi các nhân nhầy có dấu hiệu chèn ép các rễ thần kinh nghiêm trọng. Điều này chỉ được biết khi đi thăm khám tại các trung tâm y tế và thực hiện chụp cộng hưởng từ đốt sống cổ.

Theo một số tài liệu y khoa trong và ngoài nước cho thấy việc phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm cổ cũng để lại rất nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh như: làm tổn thương động mạch cảnh gốc, khí quản, thực quản, chấn thương tủy sống hoặc chấn thương rễ thần kinh quặt ngược gây (nói khàn), đau khi nuốt, nhiễm trùng sau mổ, tụ máu vết mổ, viêm đĩa đệm vô khuẩn, sẹo gây chèn ép rễ thần kinh, dò dịch não tủy, mổ nhầm đĩa đệm do xác định sai vị trí… Trong trường hợp ghép xương và đặt nẹp vít cố định, có thể xuất hiện tình trạng tiêu mảnh ghép, vỡ mảnh ghép gây viêm, mảnh ghép trật ra khỏi vị trí ban đầu, phương pháp này có tỷ lệ tái phát trên dưới 10%.

Vì vậy khi có dấu hiệu đau tại đốt sống cổ, cơn đau âm ỉ, có khi gây viêm cấp tính mà người bệnh không biết được nguyên nhân thì cần phải đến các bác sĩ chuyên khoa Vật lý trị liệu- phục hồi chức năng để được chẩn đoán lâm sàng. Quá trình khám bao gồm khám toàn bộ vùng cổ và chi trên, khám thần kinh, đánh giá cảm giác, sức co cơ, và các phản xạ, các nghiệm pháp xác định. Qua đó các bác sĩ cũng chỉ ra nguyên nhân gây bệnh đồng thời hướng dẫn người bệnh cách phòng tránh và điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng nghiêm trọng.

2. Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng y học cổ truyền

Ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể tham khảo và áp dụng bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cổ từ y học cổ truyền thay vì sử dụng liệu pháp xâm lấn. Phải kể đến một số bài thuốc quen thuộc đó là:

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng y học cổ truyền
Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng đông y

✽ Bài thuốc 1: 

  • Nguyên liệu: Ngưu tất 12g, thục địa 12g, đan sâm 12g, đương quy 9g, bạch thược 9g, tỏa dương 9g, tri mẫu 9g, hoàng bá 9g, quy bản 9g, thỏ ty tử 9g, kê huyết đằng 9g.
  • Thực hiện: Rửa sơ các nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc và chia đều các lần uống như các bài thuốc nam khác.
  • Tác dụng: Bài thuốc can thiệp vào những trường hợp can thận âm hư, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu.

✽ Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Lá lốt, lá ngải cứu, thân cây trinh nữ hoàng cung, cỏ xước nguyên liệu bằng nhau.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu trên mang đi rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ và mang đi phơi khô. Mỗi ngày dùng khoảng 150g nguyên liệu trên để sắc nước hoặc pha trà uống. Có thể cho thêm cam thảo hoặc gừng tươi để dễ uống hơn. Kiên trì sử dụng trong 3-5 tháng sẽ cho ra kết quả tốt hơn.

✽ Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu: Cây giọt sành, đỗ trọng, tục đoạn, lá lốt, trinh nữ hoàng cung, ngải cứu, đinh lăng, hà thủ ô, cỏ xước mỗi thứ một ít.
  • Thực hiện: Mang các nguyên liệu trên đi phơi khô, mỗi ngày dùng 1 lượng vừa đủ để sắc lấy nước uống như thuốc bắc. Sắc thành 2 lần rồi trộn 2 nước thuốc vừa sắc với nhau. Chia đều thuốc thành 3 lần uống và sử dụng hết trong ngày.

Liệu trình sử dụng thuốc từ 7-30 ngày, để làm giảm các triệu chứng khó chịu.

✽ Bài thuốc 4:

  • Nguyên liệu: 3g tam thất, đởm nam tinh, bán hạ, bạch giới tử, ngũ vị tử mỗi loại đều 10 gr, cát cánh 6 gr, phục linh, trần bì, địa long mỗi thứ đều 12 gr.
  • Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm đất và sắc uống như những bài thuốc nam khác. Uống khi thuốc còn ấm.

Ưu điểm của cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng y học cổ truyền:

  • Các bài thuốc y học cổ truyền hầu như được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên, nên không gây tác dụng phụ và có thể phù hợp hơn với nhiều bệnh nhân, vị thuốc dễ tìm, cách thực hiện cũng khá đơn giản.
  • Các phương pháp hỗ trợ như châm cứu, vật lý trị liệu, xoa bóp,.. không cần phải dùng thuốc.

Nhược điểm: 

  • Dược tính của thuốc thấp kéo theo thời gian điều trị khá lâu.
  • Quá trình sắc thuốc mất nhiều thời gian.
  • Vị thuốc đắng, khó uống

Do một vài nhược điểm trên nên người bệnh ngại sử dụng các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cổ của đông y do quá trình sắc thuốc không hề dễ dàng, thời gian điều trị kéo dài và còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

3. Vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

Bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cần phải biết 3 phương pháp này

– Xoa bóp: Tác động cơ học lên vùng tổn thương là cách hạn chế những cơn đau tạm thời, chống co cứng cơ, cải thiện chức năng các cơ cạnh sống. Tuy nhiên, phương pháp này không nên sử dụng trong cơn đau cấp tính.

– Phương pháp dùng nhiệt: Bằng cách sử dụng sức nóng để tạo tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ, làm tăng giãn mạch chủ động, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.

– Tác dụng với dòng điện: cách trị thoát vị đĩa đệm cổ này có tác dụng chuyển hóa, chống viêm, giảm phù nề, kích thích thần kinh cơ, tạo tổ chức và giúp chuyển hóa thuốc vào các vị trí gây viêm.

– Châm cứu: Được chỉ định cho mọi giai đoạn của hội chứng đau. Tác dụng phổ biến là lưu thông các trung thu thần kinh bị tắc nghẽn, giúp cho quá trình chuyển hóa diễn ra nhẹ nhàng hơn.

– Điều trị bằng tia laser mềm: Tác dụng sinh học của nó là giúp cho người bệnh giảm đau, kháng viêm, hạn chế phù nề, kích thích thần kinh cơ, kích thích tái tạo tổ chức mô, sụn và có tác dụng bên ngoài là an thần. Đây được xem là 1 trong 6 phương pháp vi sang thương được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Theo ước tính của chuyên gia thì cứ 100 bệnh nhân có chỉ định điều trị thoát vị đĩa đệm cổ thì có tới 80 bệnh nhân có thể thực hiện bằng phương pháp vi sang thương (không phẫu thuật) và phẫu thuật nội soi vi phẫu cũng được xem là phương pháp vi sang thương phổ biến.

– Kéo giãn cột sống cổ: Đây là một trong những phương pháp điều trị bệnh sinh, giúp làm giảm áp lực tải trọng một cách mạnh mẽ cho đốt sống cổ. Bên cạnh đó chúng còn tạo điều kiện chuyển dịch hướng tâm cho các nhân nhầy đĩa đệm tại đốt sống cổ, tăng cường xâm nhập các chất chuyển hóa vào trong đĩa đệm.

Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp ép rễ đơn thuần và chống chỉ định khi có hiện tượng chèn ép tủy hoặc có những tổn thương xương như gai xương lớn trong ống tủy,… Để thực hiện phương pháp này cần phải lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tham khảo và thực hiện. Các phương pháp kéo giãn đốt sống cổ này có tác dụng khá tốt khi được tiến hành tại cơ sở y tế chất lượng.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo một số bài tập giúp linh hoạt khớp cổ như:

Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

– Bài tập gập cổ: Gập cổ từ từ xuống đến biên độ tối đa và giữ khoảng 5 giây sau đó ngửa cổ về vị trí cũ. Sau đó ngẩng đầu từ từ về phía sau rồi trở lại vị trí cũ. Thực hiện khoảng 5-10 lần động tác này.

– Bài tập ngoảnh đầu nhìn ra xa: Xoay cổ sang trái, 2 mắt hướng về bên trái nhìn ra xa phía sau 1 góc 45 độ. Sau đó dùng lực kéo cổ lại, giữ khoảng 5 giây, bên còn lại làm lại động tác tương tự, như thế làm 10 lần.

– Bài tập xoay chuyển hai vai: Hai tay duỗi thẳng tự nhiên, hai vai lần lượt đưa về phía sau ở vị trí trung lập, đưa ra sau rồi lại đưa ra trước cũng ở vị trí trung lập, làm với biên độ tối đa nhất là chuyển động 10 lần, và sau đó làm theo hướng ngược lại từ trước ra sau khoảng 10 lần.

III/ Hỗ trợ điều trị và phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Hầu như phương pháp điều trị nào cũng để lại những biến chứng và tổn thương làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đốt sống cổ. Do đó, việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt và cải thiện chế độ dinh dưỡng hợp lý ngay từ bây giờ cũng là cách chăm sóc sức khỏe xương khớp hiệu quả nhất.

Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Hướng dẫn các biện pháp thay thế tại nhà và chế độ dinh dưỡng cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ

+ Hạn chế ngồi  một chỗ quá lâu: ngồi nhiều, ít vận động là nguyên nhân khiến cho quá trình chuyển  hóa cơ xương bị rối loạn. Hãy từ bỏ ngay thói quen này nếu không muốn đốt sống cổ và cả hệ thống cột sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Cách giải quyết tình trạng này là sau 30 phút có thể đứng lên vận động

+ Làm việc đúng tư thế: Tư thế làm việc đóng vai trò không nhỏ trong chất lượng công việc, tuy nhiên nếu làm việc không đúng tư thế trong thời gian dài sẽ khiến cho tình trạng các đĩa đệm bị lệch lạc và gây thoát vị. Tư thế làm việc thoải mái, thư giãn các khớp xương thường xuyên là cách hạn chế tình trạng co cứng và sai lệch.

+ Người bệnh không nên nằm sấp, nằm nệm mềm vì có thể làm cột sống bị biến dạng.

+ Ngừng đeo túi xách một bên, mang vác nặng,…

+ Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài. Bởi vì chúng là tác nhân khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh chóng hơn.

+ Kiểm soát cân nặng một cách an toàn.

+ Nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa vitamin, khoáng chất thiên nhiên như: rau xanh, các loại củ quả, hải sản,…

+ Không nên sử dụng bia rượu, chất kích thích, thực phẩm có chứa cafein.

+ Người bệnh nên thường xuyên tập luyện, vận động nhẹ nhàng các bài tập hỗ trợ xương khớp để rút ngắn quá trình hồi phục bệnh.

Ngoài cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cổ trên người bệnh nên tự cân bằng và điều chỉnh quá trình sinh hoạt, nghỉ ngơi một cách hợp lý. Đừng nên chủ quan với những biểu hiện ban đầu của bệnh thoát vị, không những ở cổ mà ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể chúng ta.

BTV: Quỳnh Anh

➥ Bạn đừng bỏ qua:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 09:02 - 25/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *