Đau đầu gối ở người trẻ – chưa chắc “trẻ là khỏe”

Đau đầu gối ở người trẻ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt, thậm chí gây tàn phế. Do đó, dù là nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng đau nhức đầu gối, người bệnh cũng nên tiến hành chữa trị sớm để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Đau đầu gối ở người trẻ

Đau đầu gối là một trong những vấn đề có thể ảnh hưởng đến cả người trẻ lẫn người già. Ở người cao tuổi, đau đầu gối có thể do các bệnh lý xương khớp gây ra như viêm xương khớp, thoái hóa khớp hoặc cũng có thể là các vấn đề mãn tính khác ở đầu gối. Còn đối với nhóm trẻ năng động, tình trạng đau đầu gối xuất hiện khá phổ biến đó là do chấn thương trong quá trình vận động, chơi các môn thể thao tiếp xúc. Ngoài ra, cũng có rất nhiều nguyên nhân cơ bản khiến người trẻ tuổi gặp phải triệu chứng đau đầu gối.

Nguyên nhân gây đau đầu gối ở người trẻ

Nhiều người mặc định, đau đầu gối chỉ xuất hiện ở người già do hệ xương khớp bắt đầu suy yếu và thoái hóa, còn người trẻ tuổi không cần phải lo lắng về căn bệnh này. Tuy nhiên, theo TS bác sĩ Nguyễn Đình Phú (phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM) cho hay, bệnh đau khớp gối có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào và không phân biệt giới tính. Và hiện tại, căn bệnh này đang có khuynh hướng trẻ hóa, thường gặp nhất là ở những đối tượng trẻ tuổi thường xuyên làm việc trong môi trường có công việc đặc thù như dân văn phòng, người ít vận động, người ngồi nhiều hoặc những người thừa cân, béo phì, vận động viên thể thao,… Sau đây là một số nguyên nhân điển hình gây đau đầu gối ở người trẻ.

1/ Đau đầu gối ở người trẻ do chấn thương

Như chúng ta đều biết, khớp gối là một trong những khớp hoạt động thường xuyên với tần suất khá nhiều và luôn chịu áp lực dồn nén lớn từ phía cơ thể. Chính vì lý do này mà đầu gối rất dễ bị tổn thương khi có một lực tác động mạnh từ bên ngoài. Chấn thường có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của khớp gối, chẳng hạn như bao hoạt dịch bị tổn thương hoặc cũng có thể là dây chằng hay lớp sụn khớp bị ảnh hưởng. Một vài chấn thương thường gặp nhất ở đầu gối người trẻ đó là.

  • Nứt xương đầu gối: Chấn thương này xuất hiện có thể là do người trẻ tuổi bị té hoặc do tai nạn xe cộ gây ra.
  • Chấn thương ALC: Tình trạng chấn thương xảy ra là do dây chằng chéo trước bị căng và rách trong quá trình vận động, chơi thể thao. Chấn thương ALC thường xuất hiện ở các vận động viên chơi thể thao, những người thích các bộ môn thường xuyên phải chuyển hướng đột ngột và cường độ mạnh như bóng đá, bóng chuyền hoặc bóng rổ,…
  • Trật khớp: Đau đầu gối ở người trẻ cũng có thể do trật khớp. Hiện tượng này xảy ra do khớp gối bị trật ra khỏi vị trí ban đầu của nó khi người bệnh chơi thể thao hoặc do va chạm khi té ngã,…
  • Rách sụn chêm: Nếu bạn cảm thấy đầu gối đau nhức kèm theo các biểu hiện sưng, khớp bị khô và khó vận động sau đó vài ngày, rất có thể sụn chêm của bạn đã bị rách.

2/ Đau đầu gối ở người trẻ do bệnh lý

Đau đầu gối ở người trẻ ngoài bị chấn thương, người trẻ cũng có thể bị đau đầu gối do các bệnh lý xương khớp gây ra. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, xem nhẹ bệnh mà cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị bệnh hợp lý. Bệnh nhân nên cảnh giác với một số nguyên nhân gây đau khớp gối được liệt kê sau.

Thoái hóa khớp gây đau đầu gối ở người trẻ

  • Thoái hóa khớp gối: Đau đầu gối là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối. Và bệnh này thường gặp ở người già nhưng số người trẻ mắc phải bệnh chiếm tỷ lệ khá cao. Song song với tình trạng đau nhức khớp gối, người trẻ còn gặp phải các triệu chứng khó chịu như cứng khớp, khớp gối có tiếng kêu lục cục (do đầu xương chạm vào nhau) khi người bệnh di chuyển. Có trường hợp, bệnh nhân cảm thấy đau nhức và khó đi lại.
  • Bệnh viêm khớp gối: Đây là căn bệnh tự miễn, chỉ xảy ra ở những người trẻ tuổi có hệ miễn dịch kém hoặc bị rối loạn hệ miễn dịch. Khả năng mắc phải bệnh viêm khớp chỉ có thể là do người bệnh có tiền sử chấn thương trước đó hoặc do sau khi điều trị nhiễm khuẩn cấp ở đường hô hấp.
  • Bệnh thống phong: Gout hay còn gọi là bệnh thống phong là do các tinh thể muối urat tích tụ trong khớp quá nhiều và gây ra cơn đau nhức. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh có thể tấn công bất kỳ khớp nào, đặc biệt là đầu gối, khớp ngón chân và ngón tay,…
  • Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp cũng chính là nguyên nhân gây đau đầu gối ở người trẻ. Triệu chứng thường gặp của người bệnh đó là sốt, nóng đỏ ở khớp hoặc biểu hiện sưng đau.

3/ Nguyên nhân khác gây đau đầu gối ở người trẻ

Ngoài các nguyên nhân chính đề cập trên, người bệnh cũng không nên bỏ qua các yếu tố gây đau đầu gối ở người trẻ như

  • Chế độ ăn uống: Thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng dẫn đến tình trạng gây đau nhức đầu gối ở người trẻ. Một chế độ ăn uống không đầy đủ dưỡng chất sẽ khiến hệ xương khớp trở nên lỏng lẻo, kém săn chắc và hoạt động không linh hoạt.
  • Béo phì: Khớp gối là bộ phận gánh toàn bộ sức nặng của cơ thể. Do đó, khi trọng lượng tăng quá mức quy định, khớp gối sẽ bị đè nén và tác động xấu đến lớp sụn. Lúc này, lớp sụn trở nên dễ vỡ và tốc độ thoái hóa sụn khớp diễn ra nhanh hơn bình thường, gây viêm khớp và gây đau nhức đầu gối.
  • Người ít vận động: Vận động nhiều cũng gây tác động xấu đến khớp nhưng nếu bạn không được vận động thường xuyên cũng sẽ gây ảnh hưởng đến khớp gối. Bởi khi không hoạt động máu sẽ không được vận chuyển đến các khớp xương để thực hiện chức năng nuôi dưỡng dẫn đến tình trạng khớp gối bị trì trệ, kém linh hoạt và gây đau nhức khi di chuyển.

Điều trị và khắc phục đau đầu gối ở người trẻ tốt nhất?

Thông qua các quá trình kiểm tra chuyên sâu, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng đau và mức độ nghiêm trọng của bệnh để đề xuất phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất với từng bệnh nhân. Các biểu hiện đau sẽ giảm đi ngay sau đó nhưng để kiểm soát bệnh hiệu quả, người bệnh nên lựa chọn các phương pháp điều trị bảo tồn. Và điều quan trọng để ngăn ngừa bệnh trở lại, người trẻ nên tuân thủ các giải pháp dưới đây.

1/ Thay đổi hoạt động và thói quen

  • Để cải thiện và giảm đau đầu gối, người trẻ nên hạn chế các hoạt động di chuyển, thể thao cho đến khi cơn đau đã được giải quyết tận gốc. Cách tốt nhất để máu vẫn có thể di chuyển đến khớp gối, người bệnh nên chuyển sang các hoạt động có tác động thấp như đi bơi hoặc đi xe đạp trong thời gian điều trị bệnh để giảm bớt áp lực cho khớp gối.

Giảm cân giúp điều trị đau đầu gối ở người trẻ tuổi

  • Nếu bạn thuộc tuýp người thừa cân, trong thời gian này, các bạn nên giảm cân để giảm áp lực và căng thẳng lên đầu gối.
  • Ngoài ra, đau đầu gối ở người trẻ có thể liên quan đến kỹ thuật tập thể dục không đúng cách. Trong trường hợp này, các bạn nên cần sự chỉ dẫn của huấn luyện viên để giúp cải thiện kỹ thuật tập luyện.
  • Bác sĩ xương khớp thường xuyên người bệnh bị đau đầu gối nên thay đổi kiểu giày. Tốt nhất, bệnh nhân nên lựa chọn giày thể thao chất lượng và đế mềm, không nên mua giày đế cứng khiến bệnh thêm phần nghiêm trọng hơn.

2/ Áp dụng bài tập vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu thường nằm trong danh sách những phương pháp điều trị bảo tồn giúp phục hồi chức năng  và giúp rút ngắn thời gian làm lành xương khớp tự nhiên. Các động tác tập trung chủ yếu giúp làm ổn định cơ bắp, sụn khớp, gân,.. bị tổn thương và giúp giảm đau, đảm bảo khớp gối có thể hoạt động trở lại như ban đầu. Điều các bác sĩ khuyên người trẻ tuổi bị đau đầu gối đó là nên ghé thăm một bác sĩ vật lý trị liệu – phục hồi chức năng để được tư vấn và đưa ra chương trình luyện tập giúp cải thiện sự linh hoạt của đầu gối.

3/ Chườm nước đá

Chườm đá là một trong những cách giảm đau đầu gối ở người trẻ khá hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh không nên chườm đá trực tiếp lên da và để trong khoảng thời gian quá lâu (hơn 20 phút). Bởi nước đá có thể khiến da bạn bị bỏng lạnh và gây ảnh hưởng đến dây thần kinh dưới da.

4/ Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Các loại thuốc không tê toa như naproxen và ibuprofen có thể giúp giảm đau đầu gối ở người trẻ khá hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người trẻ lại không ý thức được tác dụng phụ mà thuốc mang lại đã lạm dụng dẫn đến tình trạng bệnh không khỏi mà còn gây tác động tiêu cực đến các bộ phận khác như hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày,…

Đau đầu gối ở người trẻ thường không khó điều trị và người bệnh có thể chấm dứt cơn đau nhức ngay khi phát hiện bệnh. Cho nên, nếu nhận thấy bản thân xuất hiện triệu chứng đau, người bệnh cần trợ giúp của bác sĩ, tránh trường hợp bệnh chuyển nặng và gây khó khăn trong điều trị.

BTV: Hạ Thiên

→ Đừng bỏ lỡ:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:28 - 30/07/2018

Bình luận

  1. đỗ văn Liêm Trả lời

    cháu bị bệnh xương khớp đi khám ở đâu khu vực hà nội ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *