9 cách chữa bệnh phong tê thấp hay và phổ biến

Theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh phong tê thấp ở nước ta ngày càng nhiều chiếm 1 – 2% dân số. Các con số này ngày càng tăng lên và gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Vậy chữa bệnh phong tê thấp như thế nào để ngăn chặn các biến chứng do bệnh gây ra.

Nội dung bao gồm:

I/ Bệnh phong tê thấp là gì?

II/ Cách chữa bệnh phong tê thấp hiệu quả

III/ Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp

Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan (đang công tác tại Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn), để có sự chủ động hơn trong việc khắc phục và phòng ngừa bệnh, tốt nhất người bệnh nên có hiểu biết nhất định về bệnh phong tê thấp.

I/ Bệnh phong tê thấp là gì?

Cũng theo bác sĩ Thùy Ngoan cho biết : “Theo lĩnh vực y tế nghiên cứu những loại bệnh liên quan đến xương khớp, bệnh phong tê thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Đây là chứng bệnh khiến cho cơ xương khớp, nhiều cơ quan khác hoặc bắp thịt bị đau nhức.”

Bệnh phong tê thấp
Nắm vững kiến thức về bệnh, người bệnh sẽ chủ động hơn trong việc kiểm soát và điều trị phong tê thấp

Dựa vào số liệu thống kê của chuyên khoa xương khớp, tỷ lệ mắc bệnh phong tê thấp chiếm 1- 2%. Con số này có thể cho thấy căn bệnh nay ở nước ta khá nhiều. Đặc biệt, bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi hoặc lao động nặng nhưng ngày nay đang có xu hướng trẻ hóa dần (trẻ em ở độ tuổi 5 – 15 cũng có nguy cơ mắc bệnh phong tê thấp). Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh phong tê thấp?

A. Nguyên nhân gây bệnh phong tê thấp

Theo các nghiên cứu có 7 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh phong thấp là:

+ Phong tê thấp do thời tiết gây ra

Thời tiết ảnh hưởng rất nhiều tới sự vận động của xương khớp, nhất là trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại từ lạnh sang nóng sẽ khiến lượng dịch ở các khớp bị tắc nghẽn khó lưu thông làm cho các khớp xương dễ cọ xát vào nhau gây đau nhức. Ngoài ra ở môi trường thời tiết lạnh thì chúng cũng làm việc lưu thông máu tới các khớp giảm nên ảnh hưởng tới chức năng xương khớp không vận động trơn tru như bình thường.

Bên cạnh đó vào mùa hè thời tiết nóng bức khi mà nhiệt độ cao sẽ khiến các các khớp bị giãn ra gây nên tình trạng chèn ép dây thần kinh , gây đau nhức và đây chính là bệnh phong tê thấp.

+ Phong tê thấp do nhiễm trùng

Khi mắc phải một số bệnh nhiễm trùng sẽ làm cho các màng lót khớp bị sưng và tiết ra các chất đạm làm màng này dày lên, các chất này nếu để lâu không trị sẽ dẫn tới phá hủy gân, sụn khớp, các dây chằng quanh khớp, gây biến dạng khớp vô cùng nguy hiểm.

+ Phong tê thấp do tuổi tác

 Ở những người cao tuổi thì hiện tượng lão hóa sẽ xuất hiện cao hơn ở những độ tuổi khác, trong đó hệ thống xương khớp là bộ phận phải chịu nhiều tác hại nhất. Khi khớp xương bị thoái hóa thì lượng dịch khớp sẽ giảm, các sụn khớp dễ ma sát với nhau gây nên tình trạng đau nhức.

+ Yếu tố nghề nghiệp

Có thể bạn không tin nhưng yếu tố nghề nghiệp chính là nguyên nhân gây phong tê thấp. Có một sự khác biệt khá lớn ở những người thường xuyên làm việc trong môi trường có độ ẩm cao, tiếp xúc trực tiếp với nước như công nhân, nhân viên ngành công nghệ chế biến thủy sản, dệt may,… sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh phong tê thấp cao hơn những người làm việc ở môi trường thông thoáng. Ngoài ra, những người khom lưng liên tục trong một khoảng thời gian dài cũng rất dễ mắc bệnh phong tê thấp.

Nguyên nhân bệnh phong tê thấp
Các nguyên nhân chính gây bệnh phong tê thấp

+ Chế độ ăn uống

Ăn uống có liên hệ mật thiết đến việc hình thành những căn bệnh trong đó có bệnh xương khớp, đặc biệt bệnh phong tê thấp. Một chế độ ăn hợp lý là việc cân bằng các chất trong cơ thể một cách hài hòa nhất.

Nếu bạn không biết cách cân bằng, việc dư thừa chất béo nhưng thiếu hụt vitamin hoặc chất khoáng, chính là yếu tố dẫn đến tăng cân gây bệnh béo phì. Một khi trọng lượng cơ thể tăng sẽ tạo một áp lực lớn tác động lên hệ xương khớp. Tình trạng này kéo dài có thể tăng khả năng mắc bệnh xương khớp, trong đó có bệnh phong tê thấp.

+ Giới tính

Thông thường, bệnh phong tê thấp thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu có thể do phụ nữ trải qua giai đoạn sinh đẻ nên xương khớp bắt đầu yếu hơn hoặc cũng có thể do yếu tố cơ địa.

+ Gen di truyền

Yếu tố di truyền quyết định một phần bệnh tê phong thấp. Nếu người thân trong gia đình bạn có người bệnh tê phong thấp, khả năng bạn mắc phải bệnh là khá cao.

Đối với những người chưa mắc bệnh cũng như đã mắc phải bệnh phong tê thấp thì nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh vừa giúp quá trình phòng ngừa bệnh tốt hơn và việc điều trị bệnh dựa trên nguyên nhân thường giúp trị bệnh dứt điểm hơn.

B. Nhận biết bệnh phong tê thấp

Triệu chứng bệnh phong tê thấp thường rất khó đoán, bởi chúng không rõ ràng và thường rất giống với các căn bệnh khác. Do đó, người bệnh cần phải nắm rõ dấu hiệu nhận biết của bệnh để có thể tự chẩn đoán bệnh cho bản thân.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh phong tê thấp:

  • Người bị tê phong thấp, khi cử động các khớp xương thường phát ra tiếng động kêu cục cục.
  • Ngoài ra, nếu bệnh diễn biến lâu có thể các khớp xương sẽ bị biến đổi dẫn đến biến dạng hoặc xảy ra hiện tượng, các khớp cử động thấy đau hay không thể cử động được. Đặc biệt, các khớp xương tay, xương tại vai, xương cột sống, xương đầu gối có cảm giác đau nhức và bị sưng tấy.
  • Tình trạng đau nhức ở các bắp thịt xảy ra sau khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc sau khi ngủ dậy và dưới da xuất hiện các nốt mẩn đỏ.
  • Đồng thời, bệnh nhân sẽ có cảm giác mệt mỏi kèm theo triệu chứng sốt và ăn không ngon miệng.

C. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tê phong thấp

Bệnh phong tê thấp thường gây ra những cơn đau nhức xương khớp khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược. Tuy nhiên, nếu bệnh không được chữa trị đúng thời điểm, đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng phong tê thấp
Phong tê thấp không được chữa trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có biến dạng khớp

Người bệnh có thể thấy triệu chứng ban đầu của bệnh đó là đau nhức và mêt mỏi. Về sau, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi cử động hoặc cầm nắm. Ngoài ra, khi bệnh chuyển biến nặng, các chức năng của gan, thận, tim bị suy yếu, đồng thời gây giảm khả năng miễn dịch.

Hơn thế nữa, bệnh còn gây biến dạng xương khớp như gây dính khớp hoặc dị hình khớp khiến người bệnh bị bại liệt, tàn phế. Thậm chí bệnh phong tê thấp có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị sai cách.

II/ Cách chữa bệnh phong tê thấp hiệu quả

Điều trị bệnh phong tê thấp là một trong những cách giúp bạn kiểm soát cơn đau và quản lý bệnh hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng thuốc tây, thuốc đông y hay các biện pháp thay thế tại nhà để chữa bệnh phong tê thấp.

1/ Cách chữa bệnh phong tê thấp bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc giúp điều trị phong tê thấp rất nhiều quả mà nhiều phương pháp y học hiện đại hiện nay chưa chắc đã cho kết quả ngang bằng.

# Cây lá lốt chữa phong tê thấp

+ Công dụng:

Nhiều nghiên cứu cho thấy cây lá lốt chứa tinh dầu và các hoạt chất quý như ancaloit, có tính sát khuẩn và chống viêm cao. Y học cổ truyền cũng dùng lá lốt để giảm đau và chữa các chứng bệnh về xương khớp, bao gồm phong thấp tê nhức chân tay.

Cách chữa trị bệnh phong tê thấp bằng thuốc dân gian
Bài thuốc nam chữa phong thấp bằng cây lá lốt

+ Cách chữa:

Sắc thuốc uống: Đem 30g lá lốt tươi rửa sạch, cho vào ấm sắc với 2 chén nước trên lửa nhỏ. Đến khi còn lại 1 chén nước thuốc thì tắt bếp. Uống trước khi ngủ để làm ấm người, giảm đau nhức. Thực hiện hàng ngày.

Nấu canh lá lốt: Lá lốt tươi rửa sạch sau đó thái nhỏ, đem nấu canh với thịt bò sẽ giúp bồi bổ cơ thể và giảm đau xương khớp. Nên ăn từ 3-5 lần một tuần để phòng ngừa và điều trị phong thấp.

# Bài thuốc chữa bệnh phong thấp từ cây chìa vôi

+ Công dụng:

Cây chìa vôi có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp nên được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp, phong thấp, tê mỏi tay chân khi trời lạnh.

Cây chìa vôi chữa đau phong tê thấp
Chữa viêm khớp thấp bằng cây chìa vôi

+ Cách chữa:

Bài 1: Kết hợp chìa vôi với lá lốt và dây đau xương

Đem 20g dây chìa vôi, 20g cả cây lá lốt và 15g dây đau xương rửa sạch, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Cho thuốc vào ấm sắc với nước lấy nước thuốc uống trong ngày.

Bài 2: Cây chìa vôi kết hợp cành dâu, bạch chỉ, quế chi

Cho 15g dây chìa vôi, 15g cành dâu, 10g quế chi, 10g bạch chỉ vào ấm sắc với nước. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc này sẽ giúp giảm đau và sưng khớp do phong tê thấp.

# Cách chữa bệnh phong thấp bằng cúc tần và ngải diệp

+ Công dụng:

Cúc tần có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng tán phong hàn, trừ thấp, tiêu độc, sát trùng, tiêu ứ…. Ngải diệp có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng làm ấm kinh lạc, trừ hàn và giảm đau. Kết hợp cúc tần và ngải diệp làm thuốc đắp ngoài khớp đau giúp làm giảm đau nhức và giảm sưng, phục hồi chức năng của khớp.

Chữa phong tê thấp bằng cây cúc tần và ngải cứu
Hướng dẫn cách chữa phong tê thấp bằng cúc tần và ngải cứu

+ Cách chữa:

Rửa sạch lá cúc tần và ngải cứu (mỗi thứ 1 nắm). Đem hai vị thuốc này sao rượu rồi chườm lên khớp đau khi còn ấm nóng. Mỗi ngày chườm 1 lần, trước khi đi ngủ để giảm đau.

# Mẹo chữa phong tê thấp bằng chân rễ cây nhàu

Cây nhàu một loại cây họ cà phê thường tập trung chủ yếu ở vùng nước nhiều có độ ẩm cao, đặc biệt miền Nam và miền Bắc. Người ta thường sử dụng rễ cây nhàu, quả nhàu, lá cây nhàu để làm thuốc chữa bệnh, trong đó có bệnh phong tê thấp.

Với đặc tính kháng viêm, giảm đau, chúng giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức xương khớp do bệnh gây ra khá hiệu quả.

Chữa phong tê thấp bằng cây nhàu
Cây nhàu – Bài thuốc dân gian chữa phong tê thấp hiệu quả

Cách thực hiện như sau:

Cách 1: Người bệnh sử dụng rễ cây nhàu đem rửa sạch rồi thái lát mỏng, phơi khô. Sau đó, đem rễ cây nhàu đã phơi khô cho vào một chiếc lọ thủy tinh và đổ rượu trắng vào sao cho ngập. Ngâm trong vòng 1/2 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày, bạn sử dụng một ly con khoảng 5ml uống trước bữa ăn.

Cách 2: Kết hợp rễ cây nhàu khô (40gr) với cây chùm gửi, quế chi, nghệ vàng, vỏ quýt, thiên niên kiện mỗi vị 20gr. Đồng thời, thêm 10gr ô môi, 40g cây vòi voi và 30gr cây đỗ trọng. Tất cả các nguyên liệu này đem ngâm trong 2 lít rượu nếp. Sau đó một tuần, các bạn lọc hết nước và hòa chung với một 1 lít nước đường đã được nấu và để nguội. Uống 2 lần trong ngày và mỗi lần khoảng 30 – 40ml.

# Chữa trị phong tê thấp bằng rượu ngâm quả mộc qua

Theo y học hiện đại, quả mộc qua có chứa các thành phần như fla vonoid, saponin, tanin, acid glutamic, citric và acid malic,… Đây đều là những hoạt chất có tính chất giảm đau, chống viêm, giúp cải thiện bệnh phong tê thấp hiệu quả.

Bên cạnh đó, đông y nhận định, quả mộc qua có vị chua hơi chát, tính ôn. Một khi vào cơ thể chúng tác động vào kinh tỳ, phế, can, vị, giúp điều trị phong thấp.

Chữa phong tê thấp bằng mộc qua
Mẹo chữa phong tê thấp bằng mộc qua mang lại kết quả cao

Cách điều trị sau đây:

Mộc qua 63g, Ngũ gia bì 63g và Uy linh tiên 20g. Tất cả các vị thuốc này được nghiền thành bột và trộn đều với nhau, bảo quản trong lọ thủy tinh.

Cách dùng: Mỗi khi sử dụng, các bạn lấy 12g và pha với ít rượu hoặc nước để uống.

# Điều trị phong thấp bằng hành và gừng

Gừng và hành có tính ấm có tác dụng giúp giữ ấm, lưu thông máu và khử phong trừ hàn. Do đó, chúng được sử dụng như vị thuốc tự nhiên chữa bệnh phong tê thấp.

Điều trị phong tê thấp bằng hành và gừng
Sự phối hợp hoàn hảo tạo ra vị thuốc trị phong tê thấp tuyệt vời

Nguyên liệu cần có: 500g hành, 60g gừng tươi và bã rượu.

Cách làm đơn giản như sau:

  • Gừng giã nát, hành thái mỏng rồi đem trộn chung với bã rượu.
  • Tiếp đó, các bạn sao nóng chúng trên chảo và cho vào bọc vải chườm lên vùng bị đau nhức.
  • Kiên trì thực hiện, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

2/ Cách chữa bệnh phong tê thấp theo Tây y

Có rất nhiều loại thuốc tây được bác sĩ khuyến cáo sử dụng trong điều trị bệnh phong tê thấp, giúp giảm đau và giảm viêm như Steroid (corticosteroid), thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), Acetaminiphen,.. và một số loại thuốc có tác dụng làm chậm tổn thương do phong tê thấp gây ra như thuốc chống thấp khớp (DMARD), thuốc ức chế Janus kinase (JAK).

Việc sử dụng thuốc hay kết hợp thuốc điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, mức độ bệnh, tuổi tác,… Do đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh cho mỗi bệnh nhân khác nhau.

# Dùng thuốc chữa bệnh phong thấp

+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Các loại thuốc chống viêm như Acetylsalicylate (aspirin),  ibuprofen ( Advil , Medipren, Motrin ), naproxen ( Naprosyn ), diclofenac (Voltaren) và etodolac ( Lodine ),… Đây đều là những thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid được ứng dụng trong chữa trị bệnh phong tê thấp. Chúng không phải là các corticoid và có tác dụng làm giảm hiện tượng đau sưng và viêm mô.

Bên cạnh đó, phản ứng cơ thể của mỗi người với các loại thuốc là khác nhau. Đặc biệt, thuốc có tác dụng phụ với người gặp phải các triệu chứng đau bụng, viêm loét dạ dày,… Do đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kèm theo một số loại thuốc để bảo vệ dạ dày như thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton,…

+ Thuốc Steroid (corticoid)

Đây là các loại thuốc thường được sử dụng theo đường uống hoặc đường tiêm. Chúng có công dụng mạnh hơn các NSAID trong việc làm giảm viêm và phục hồi chức năng của xương khớp. Tuy nhiên, thuốc chỉ mang lại kết quả điều trị phong tê thấp trong thời gian ngắn, khi bệnh mới khởi phát hoặc khi thuốc NSAID không có tác dụng giảm đau.

+ Thuốc chống thấp khớp (DMARD)

Có thể nói NSAID và corticoid được xem là liệu pháp điều trị đầu tiên của bệnh phong tê thấp thì thuốc chống thấp khớp (DMARD) là liệu pháp thứ hai được sử dụng khi các liệu pháp đầu không đem đến kết quả khả quan.

DMARD là thuốc chống thấp khớp hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch làm chậm tiến triển bệnh phong tê thấp. Thuốc được sử dụng với liều khá nhau trong thời gian dài, giúp giảm thiểu bệnh và ngăn chặn các khớp xương bị biến dạng.

Một số loại thuốc thuộc nhóm chống thấp khớp đó là Hydroxychloroquine, Sulfasalazine (Azulfidine), Methotrexate (Rheumatrex, Trexall, Otrexup, Rasuvo), penicillamine ( Depen , Cuprimine ), Lefludomide, Azathioprine,…

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng liệu pháp phối hợp giữa các loại thuốc DMARD với nhau như methotrexate, sulfasalazine và hydroxychloroquine là phương pháp hiệu quả giúp ngăn chặn sự chuyển biến xấu bệnh.

Thuốc tây chữa phong tê thấp
Thuốc tây có tác dụng giảm viêm, giảm đau do bệnh phong tê thấp gây ra

+ Thuốc ức chế Janus kinase (JAK)

Đây là một dạng thuốc mới của thuốc chống thấp khớp (DMARD). Thuốc này giúp ngăn chặn tình trạng viêm và ngăn ngừa các tổn thương các khớp xương do bệnh gây ra khi thuốc DMARD nguyên bản không có tác dụng điều trị.

Tofacitinib (Xeljanz) là thuốc ức chế JAK đầu tiên được áp dụng trong điều trị bệnh phong tê thấp. Thuốc được sử dụng trong trường hợp có hoặc không có  methotrexate và được bác sĩ kê toa uống hai lần trong ngày.

# Áp dụng vật lý trị liệu điều trị phong tê thấp

Một số biện pháp điều trị phong thấp tại nhà như

+ Nhiệt trị liệu

Phương pháp này sử dụng nhiệt nóng với mục đích nâng cao tuần hoàn tại chỗ, giảm ngay tình trạng viêm sưng. Ngoài ra, việc làm này còn giúp phân tán những chất trung gian gây viêm, giúp phục hồi thương tổn ở xương khớp nhanh. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp này trong trường hợp viêm cấp sưng to hoặc tràn dịch khớp.

+ Chườm nóng tại khớp

Người bệnh có thể sử dụng túi chườm chứa nước nóng hoặc túi nhiệt, cát nóng, muối nóng đắp lên vùng xương khớp bị đau do bệnh phong thấp gây ra, giúp giảm co cứng và đau hiệu quả.

+ Tắm nước nóng dưới vòi sen 

Tăm nước nóng dưới vòi sen là phương pháp trị liệu bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Bởi hơi nước nóng giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, giảm thiểu tình trạng đau nhức và co cứng.

# Điều trị phong tê thấp bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng mà các biện pháp nêu trên không hoạt động. Tuy nhiên, phẫu thuật không có tác dụng chữa khỏi bệnh mà chỉ giúp sửa chữa những di chứng và phục hồi chức năng của xương khớp. Một trong những ca phẫu thuật phổ biến và được sử dụng rộng rãi hiện nay đó là phẫu thuật thay thế khớp.

Phẫu thuật thay thế khớp liên quan đến việc loại bỏ các khớp bị hư hỏng và chèn vào một bộ phận thay thế tổng hợp. Người bệnh có thể lựa chọn thay thế khớp cho các khớp lớn như vai, đầu gối hoặc hông và các khớp nhỏ như ngón chân và ngón tay.

Nói chung, tùy thuộc vào vị trí đau của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp.

III/ Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp

Bệnh phong tê thấp có thể không có cách chữa dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể khắc phục bệnh tại nhà bằng cách thay đổi lối sống. Một số biện pháp sau đây sẽ giúp bạn chung sống hòa bình với bệnh phong thấp.

+ Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp duy trì sự vận động của khớp và tăng cường các cơ xung quanh khớp. Cụ thể như, các động tác thể dục nhẹ nhàng có thể giúp làm tăng sự dẻo dai và linh hoạt của xương khớp. Đồng thời, chúng còn giúp tăng cường cơ bắp, giảm bớt áp lực tác động lên xương.

Tập thể dục hỗ trợ phòng ngừa tê phong thấp
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp

Các động tác yoga, môn thể thao như bơi lội đặc biệt hữu ích với những người bị bệnh phong tê thấp. Bởi chúng cho phép các cơ hoạt động giảm sự căng thẳng tối thiểu trên khớp.

+ Nghỉ ngơi đầy đủ

Sai lầm lớn nhất của người bị bệnh phong tê thấp đó là làm việc liên tục trong khoảng thời gian bệnh bộc phát mà không có sự sắp xếp nghỉ ngơi hợp lý. Các bạn cần thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Lúc này, cơ thể sẽ thư giãn và giúp giảm đau và viêm hiệu quả.

+ Chế độ ăn khoa học

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bị phong tê thấp cần có một chế độ ăn bổ sung thực phẩm chống viêm để giúp giảm các triệu chứng bệnh.

Trong đó, người bệnh cần ăn nhiều thực phẩm có chứa chất béo omega 3.

  • Cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu.
  • Hạt chia, hạt lanh
  • Quả óc chó.

Thực phẩm giàu vitamin A, C, E hoặc chất chống oxy hóa cũng có khả năng chống viêm như

  • Quả: Quả mọng, quả dây tây, việt quất, goji
  • Sô cô la đen
  • Hồ đào
  • Trà atiso

Thực phẩm giàu Flavonoid – chất chống viêm và nhiễm trùng như

  • Đậu phụ hoặc chế phẩm của đậu nành
  • Quả mọng
  • Trà xanh
  • Bông cải xanh
  • Nho

Bên cạnh đó, việc bổ sung nhiều chất xơ cũng rất quan trọng, bởi các chuyên ra nhận đinh, chất xơ giúp giảm viêm sưng rất tốt cho chữa trị bệnh phong tê thấp. Đồng thời, bạn cũng nên tránh một số loại thực phẩm có chứa chất kích thích, tránh trường hợp bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, bệnh phong tê thấp nếu điều trị sớm có thể giúp làm giảm các triệu chứng và tổn thương xương khớp. Vì vậy, người bệnh cần nói chuyện với bác sĩ khi thấy bản thân có các dấu hiệu khác thường do bệnh gây ra.

Biên tập: Băng Băng

➥ Bạn đừng bỏ qua: Những cách trị đau khớp cực hay tại nhà

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 10:58 - 24/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *