Bệnh lệch đĩa đệm: triệu chứng và cách chữa trị

Bệnh lệch đĩa đệm thường gây đau nhức ở lưng và tê bì ở chân, tay,… Tùy thuộc vào mức độ và vị trí đau mà cơn đau nhức có phần khác nhau nhưng chung quy cơn đau này sẽ theo sát người bệnh suốt cả đời. Do đó, để có thể kiểm soát bệnh và ngăn ngừa đau nhức tái phát, bệnh nhân tốt hơn nên hiểu rõ về bệnh.

Bệnh lệch đĩa đệm là gì?

Lệch đĩa đệm được coi là một trong những biến thể của một loại bệnh lý nói chung đó là bệnh thoát vị đĩa đệm. Và hiện tượng lệch đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị biến dạng và thoát ra khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó. Đối tượng rất dễ hay gặp căn bệnh này chủ yếu là người cao tuổi, những người ít vận động như nhân viên văn phòng,… Ngoài ra, bệnh lệch đĩa đệm cũng rất hay gặp ở công nhân lao động thường xuyên vận động với tư thế cúi cong lưng để nâng vật hoặc tài xế lái xe, người chơi sòng bạc trực tuyến như bet amo

Lệch đĩa đệm - lệch đĩa đệm đốt sống cổ

Triệu chứng lệch đĩa đệm

Thực tế cho thấy, triệu chứng của bệnh lệch đĩa đệm thường không có biểu hiện rõ ràng. Cơn đau nhức ở lưng, vai và cổ thường giống với các bệnh lý đau nhức thông thường khác. Chính vì vậy, người bệnh thường không nhận biết được bệnh mà lơ là bỏ qua. Tuy nhiên, khi mức độ đau nhức diễn ra ngày càng nặng do rễ dây thần kinh bị chèn ép quá mức, lúc này bệnh nhân mới tiến hành thăm khám thì bệnh đã trở nặng và gây khó chữa.

Do đó, ngay từ khi có biểu hiện đau nhức ở lưng, cổ, vai, người bệnh nên tiến hành thăm khám ngay. Bởi bệnh càng để lâu cơn đau có thể tăng dần lên và lan rộng sang các vùng khác như cánh tay, ngón tay, bàn tay, hông, mông, đùi và chân,…

Cách chữa lệch đĩa đệm theo dân gian

Chắc hẳn ngay từ khi nghe tên bệnh, người bệnh sẽ nghĩ ngay đến việc phẫu thuật để điều trị bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm. Nếu bệnh chỉ mới xuất hiện hoặc ở giai đoạn nhẹ, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân có thể áp dụng các bài thuốc dân gian trị lệch đĩa đệm sau đây để làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra.

1/ Chữa bệnh lệch đĩa đệm bằng cây cỏ xước

Theo y học cổ truyền, cây cỏ xước có tác dụng điều hòa huyết áp và chữa chấn thượng gây tụ máu. Bên cạnh đó, loại thảo dược dân gian này còn giúp điều trị các bệnh cột sống như chữa chứng đau mỏi chân tay, đau dây thần kinh tọa, đặc biệt bệnh lệch đĩa đệm.

Người bệnh đem cây cỏ xước đã được phơi khô, rửa sạch rồi nấu nướng, uống trong ngày. Chỉ cần sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày, cơn đau nhức, tê bì do lệch đĩa đệm gây ra sẽ từ từ khỏi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng cỏ xước kết hợp với các vị thuốc khác như lá lốt, ý dĩ, đỗ trọng, thiên niên kiện, ngải cứu hoặc lá thông, cẩu tích,… sắc thuốc uống. Dùng bài thuốc kết hợp này liên tục từ 2 đến 3 tuần, giúp giảm nhẹ cơn đau ở cột sống và vùng thắt lưng.

2/ Bài thuốc chữa lệch đĩa đệm từ cây chìa vôi

Đặc tính vốn có của cây chìa vôi là kháng khuẩn và kháng viêm, giúp giảm đau nhức. Chính vì vậy, ngoài công dụng chữa trị các bệnh ngoài da, cây chìa vôi được dân gian dùng như bài thuốc quý giúp chữa lệch đĩa đệm khá tuyệt vời.

Điều trị lệch đĩa đệm bằng cây chìa vôi

Nguyên liệu:

  • Cây chìa vôi 20g
  • Cây cỏ xước 14g
  • Cây dền gai 14g
  • Cây tầm gửi 15g
  • Cây lá lốt 20g

Cách làm đơn giản:

  • Đem tất cả các nguyên liệu này rửa sạch, phơi khô và cắt thành từng khúc.
  • Sau đó, rửa lại và cho vào ấm thêm lượng nước vừa đủ đun sôi.
  • Dùng thuốc này chia làm 3 lần và uống trong ngày.
  • Kiên trì sử dụng thuốc từ cây chìa vôi, chỉ sau 1 tháng các triệu chứng đau nhức do bệnh lệch đĩa đệm sẽ gây ra sẽ nhanh chóng được cải thiện. Bên cạnh đó, bài thuốc này còn giúp cơ thể vận động dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng đau nhức ở thắt lưng.

3/ Chườm nóng và chườm lạnh

Bệnh nhân bị lệch đĩa đệm cũng có thể áp dụng ngay cách làm này để giảm nhanh cơn đau. Người bệnh dùng túi chườm đá đắp lên vùng đĩa đệm bị trượt khoảng 20 phút rồi sau đó lấy xuống, cứ cách 2 – 3 giờ các bạn lại chườm lạnh một lần. Sau 3 ngày chườm lạnh, các bạn chuyển sang chườm nóng. Có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc dùng khăn nóng đắp lên vùng bị lệch đĩa đệm, giúp cơ thư giãn và giảm đau.

Một trong những nguyên nhân gây lệch đĩa đệm là do người bệnh không chú ý tới thói quen sinh hoạt hàng ngày dẫn đến hình thành thói quen sai. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị lệch đĩa đệm, bệnh nhân cũng nên thay đổi thói quen sống để giúp cải thiện bệnh. Ngoài ra, để giảm thiểu những cơn đau và ngăn ngừa bệnh tái phát, các chuyên gia xương khớp và dinh dưỡng khuyên bệnh nhân nên giữ cân nặng ở mức ổn định. Tốt nhất, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng, vừa giúp duy trì cân nặng vừa giúp bổ sung dưỡng chất cho xương khớp, giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Bệnh lệch đĩa đệm nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân để lâu, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

BTV: Hạ Thiên

→ Xem ngay:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 02:16 - 03/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *