Triệu chứng nhận biết bệnh thấp khớp

Đau cứng khớp, cơ thể mệt mỏi, chân tay tê cứng.. là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh thấp khớp. Căn bệnh này đã mang đến không ít phiền toái cho nhiều người, làm cản trở vận động và suy kiệt sức khỏe của người bệnh. Nắm bắt được triệu chứng của bệnh thấp khớp sẽ giúp mọi người dễ dàng nhận biết và có biện pháp chủ động phòng ngừa.

Thấp khớp là bệnh lý về xương khớp, gây đau nhức, sưng ở các khớp. Thường xảy ra ở người cao tuổi hay người thường xuyên lao động nặng, mà nguyên nhân chính gây bệnh là do những viêm nhiễm mãn tính ở phần dịch khớp gây ra.

trieu-chung-nhan-biet-benh-thap-khop-3

Triệu chứng nhận biết bệnh thấp khớp

Thông thường, khi bước vào độ tuổi từ tuần, xương khớp sẽ dần lão hóa và có nguy cơ mắc các bệnh lý về xương cao gấp đôi so với người trẻ tuổi. Người mắc bệnh thấp khớp sẽ có các triệu chứng điển hình sau:

  • Sưng, cứng khớp: làm hạn chế khả năng vận động của cơ thể, thường xuất hiện vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy, thường kéo dài trong một vài giờ. Sưng có thể tụ nhiều dịch hoặc chỉ phù nhẹ lên.
  • Nóng và đỏ da: vùng da tại khu vực bị thấp khớp thường nóng hơn so với những vùng xung quanhkèm theo đó là màu sắc của da bị thay đổi thành màu hồng nhạt hoặc đỏ do sưng khớp mà ra.
  • Đau: thấp khớp khiến các khớp xương trở nên nhạy cảm hơn nên chỉ cần vài cử động hay va chạm nhẹ cũng đủ làm bạn bị đau.

(Những cơn đau thường xảy ra tại các vị trí như ngón tay, chân; lòng bàn tay, chân; mắt cá chân, khuỷa tay…).

trieu-chung-nhan-biet-benh-thap-khop-1(khớp bị biến dạng sau một thời gian dài không được điều trị)

Đi kèm theo đó là các biểu hiện toàn thân như:

  • Nhức mỏi cơ toàn thân.
  • Người sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, uể oải, vận động trì trệ.
  • Chán ăn, có thể làm người bệnh sụt cân nghiêm trọng.

Ảnh hưởng đến các cơ quan khác dẫn đến:

  • Khàn giọng do dây thanh quản bị ảnh hưởng.
  • Tên da xuất hiện những cục hay hạt nổi lên khỏi bề mặt, không di động, không đau, dính chặc vào nền xương phía dưới, đường kính trung bình khoảng từ 5-20mm, đôi khi rất đau, thường xuất hiện ở các khớp khuỷu.
  • Có thể bị viêm màng phổi, ban đầu thường không có triệu chứng nhưng về lâu dài sẽ thấy nhịp thở bị ngắn lại, lúc này cần phải tiến hành điều trị gấp.
  • Bệnh nhân có thể bị viêm màng ngoài tim, làm nhịp thở bị đứt quãng kèm theo đau ngực.
  • Người bị viêm khớp dạng thấp lâu ngày sẽ khiến mạch máu bị tắc nghẽn làm người bệnh thở khó, đau tức ngực, dẫn tới nhồi máu cơ tim.
  • Ngoài ra, dưới 5% những người bị viêm khớp dạng thấp có triệu chứng đau mắt, đỏ mắt hay khô mắt.

Bệnh thấp khớp đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân, nhưng có thể nhận định rằng một vài yếu tố sau như giới tính, gen, chế độ ăn uống, đặc thù nghề nghiệp, hút thuốc.. có tác động rất lớn đến khả năng mắc bệnh thấp khớp ở nhiều người.

Xem thêm:

Chữa thấp khớp bằng đông y bạn nên thử

Thuốc Thấp Khớp Hoàn P/V giá bao nhiêu?

Bệnh nhân thấp khớp nên ăn gì?

Biện pháp phòng ngừa thấp khớp

– Bổ sung chế độ dung dưỡng giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là những loại thực phẩm giàu canxi.

– Cung cấp lượng vitamin D cho cơ thể thông qua ăn uống hoặc các loại thực phẩm chức năng, hay cách đơn giản nhất là tận dụng ánh nắng sớm mỗi ngày (thời gian thích hợp để tắm nắng là từ 6-9g sáng, đây là lúc mặt trời không quá gắt và là thời điểm tia nắng chứa nhiều vitamin D nhất).

– Vận động thường xuyên bằng những bài thể dục nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng để chân, tay được hoạt động liên tục, góp phần củng cố cơ bắp và các khớp xương, giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh.

-Hạn chế vận động hay mang vác vật nặng để xương khớp không phải chịu quá nhiều áp lực.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về căn bệnh thấp khớp này. Chúc bạn luôn vui và khỏe mạnh!.

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:48 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *