Triệu chứng thoái hóa khớp ngón tay và cách điều trị

Các dấu hiệu như đau mỏi khớp ngón tay hay những tiếng kêu lạ tại khớp ngón tay, mất sức…. bạn chớ nên xem thường vì đây có thể là những triệu chứng bị thoái hóa khớp ngón tay đó nhé. Để phòng ngừa cũng như phát hiện bệnh thoái hóa khớp ngón tay từ sớm thì mọi người có thể theo dõi các biểu hiện rõ ràng phát hiện bệnh ngay sau đây. 

thoai-hoa-khop-ngon-tay-2

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp ngón tay 

Không khó để nhận biết những biểu hiện lạ ở các khớp ngón tay, chính vì vậy mà khi gặp phải 1 hay nhiều biểu hiện dưới đây thì bạn nên tới nhờ các chuyên gia khám chuẩn đoán phát hiện bệnh và khắc phục điều trị sớm.

Các biểu hiện thường là: 

+ Mất lực tại các khớp ngón tay: Thường khớp ngón tay có vai trò linh hoạt trong việc cầm nắm, mang vác vận dụng, tuy nhiên khi có dấu hiệu thoái hóa khớp xương thì các hoạt động này sẽ bị yếu, mất lực vận động hơn.

+ Đau nhức các khớp tay: Đau nhức là những biểu hiện khá rõ rệt cảnh báo tình trạng các khớp tay bị thoái hóa, cơn đau thường âm ỉ, đau kéo dài trong một thời gian dài. Tùy vào mức độ thoái hóa khớp mà cơn đau sẽ xuất hiện, ở những người bị nặng cơ đau nhức nghiêm trọng và không thể thực hiện được hoạt động cầm nắm.

+ Cứng khớp: Khớp ngón tay thường bị tê cứng khớp nhất là mỗi buổi sáng khi thức dậy, người bệnh sẽ thấy bị cứng khớp và khó vận động hơn có thể kéo dài tình trạng này tơi 30 phút mới cử động lại như bình thường.

+ Phát ra tiếng lạo xạo khi cử động và đặc biệt đối với trường hợp thoái hóa khớp nặng có thể gây teo nhỏ các cơ ngón tay.

thoai-hoa-khop-ngon-tay

+ Biến dạng khớp ngón tay: Ở giai đoạn muộn bệnh nhân có thể bị biến dạng các ngón tay, xương to ở khớp hay mọc các chồi xương làm ảnh hưởng tới sức khỏe thẩm mỹ.

Hầu hết các biểu hiện của bênh thoái hóa khớp ngón tay thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp ngón tay hoặc chấn thương…Vì vậy muốn phát hiện chính xác bệnh thì bạn nên thực hiện thêm một số chuẩn đoán xét nghiệm từ phía bác sĩ để đưa ra chuẩn đoán chính xác nhất.

Chuẩn đoán nhận biết thoái hóa khớp ngón tay

Tại bệnh viên thì để nhận biết chính xác bệnh thoái hóa khớp ngón tay các bác sĩ thường dùng phương pháp chụp XQuang vì có thể nói đây là phương pháp đơn giản ít tốn kém nhất có thể sử dụn để đánh giá mức độ tổn thương của bệnh thoái hóa khớp.

Đây là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nhiều tới vận động vì vậy mà mọi người nên sớm phát hiện thông qua những dấu hiệu mà chúng tôi kể ở trên. Hi vọng mọi người luôn khỏe mạnh.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp ngón tay

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa. Trong đó, điều trị theo y học hiện đại với các loại thuốc  tân dược là phương pháp phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất. Tùy theo tình trạng và mức độ thoái hóa khớp ngón tay mà bệnh nhân được điều trị như sau:

1 – Thoái hóa khớp ngón tay giai đoạn đầu:

Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau: Aspirin, Paracetamol, Idarac, Tramadol…
  • Thuốc kháng sinh, chống viêm: Diclofenac, Meloxicam, Ibuprofen,  Tenoxicam…
  • Tiêm Corticosteroid vào khớp.
  • Bổ sung glucosamine và dùng các thuốc làm chậm thoái hóa.

Các phương pháp hỗ trợ:

Kết hợp tập luyện các bài tập vận động, vật lý trị liệu phù hợp, ngâm nước nóng, xoa bóp kem có hoạt chất kháng viêm, nẹp bất động khớp…để giảm các cơn đau khớp, ngăn ngừa cứng khớp và duy trì chức năng vận động của ngón tay.

Việc sử dụng thuốc trong giai đoạn này cần phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân không được lạm dụng thuốc tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày…

2- Thoái hóa khớp giai đoạn nặng:

Trong trường hợp thoái hóa khớp ngón tay quá nặng, điều trị nội khoa không mang đến hiệu quả, bệnh nhân bị đau nhức và mất khả năng cử động khớp ngón tay, đều trị ngoại khoa sẽ được xem xét.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, ngũ cốc, thực phẩm giàu omage 3, uống đủ nước (2 lít/ngày) để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống chọi với bệnh tật. Chú ý thay đổi các thói quen không tốt như ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, bia, rượu, thuốc lá; thức khuya, lười vận động… Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực kết hợp rèn luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thoái hóa đạt kết quả tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:23 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *