Tìm hiểu kỹ thuật tiêm dịch nhờn vào khớp gối

Kỹ thuật tiêm dịch nhờn vào khớp gối là một trong những kỹ thuật chuyên khoa mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị này đòi hỏi người có trình độ chuyên môn và tay nghề cao thực hiện. Bởi chỉ cần một chút sơ ý trong điều trị có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ hơn về thủ thuật này để tránh xa những biến chứng có thể xảy ra.

I/ Kỹ thuật tiêm dịch nhờn vào khớp gối là gì?

Tiêm dịch nhờn vào khớp gối là một trong những kỹ thuật tiêm nội khớp và là một trong những kỹ thuật của chuyên khoa khớp, giúp đưa thuốc trực tiếp vào bên trong ổ khớp với mục đích giúp thuốc phát huy tác dụng ngay tại chỗ và làm tăng công dụng chữa bệnh, hạn chế tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng lên toàn thân.

Thay vì thuốc đi qua máu rồi sẽ đến các cơ quan khớp, làm giảm khả năng trị liệu. Với thủ thuật này, thuốc sẽ được tiêm trực tiếp qua bao khớp và đi sâu vào bên trong khoang khớp, tiếp xúc với sụn khớp, lớp màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn, mang lại kết quả điều trị khả quan.

Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành tiêm dịch nhờn vào khớp gối cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc vô trùng. Bởi kim tiêm không được vô trùng có thể làm tăng khả năng nhiễm khuẩn và khiến khớp ngày càng tổn thương nghiêm trọng.

Kỹ thuật tiêm dịch nhờn vào khớp gối là gì?

✪  Tiêm dịch nhờn vào khớp gối trong trường hợp nào?

Theo các chuyên gia, kỹ thuật tiêm dịch nhờn vào khớp gối chỉ được áp dụng cho một số trường hợp sau đây:

  • Người bệnh bị thoái hóa khớp gây sưng phản ứng và gây đau: Lúc này tiêm dịch nhờn vào khớp gối bằng Acid Hyaluronic (AH) giống như liệu pháp bổ sung chất nhầy giúp cải thiện bệnh và làm chậm quá trình thoái hóa.
  • Trường hợp viêm khớp gối gây tổn thương màn bao hoạt dịch nhưng không phải do nhiễm khuẩn gây ra như viêm khớp mãn tính thiếu niên, viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp vẩy nến,…
  • Ngoài ra, kén màng hoạt dịch hoặc viêm túi thanh dịch cũng có thể sử dụng kỹ thuật tiêm dịch nhờn vào khớp gối này để điều trị bệnh. Thông thường, đối với hai trường hợp này, bác sĩ sẽ tiêm dịch nhờn bằng acid osmic hay thuốc tiêm corticoid để giúp làm giảm đau nhức, giảm sự tăng sinh màng hoạt dịch và giảm viêm.

✪ Trường hợp nào không tiêm dịch nhờn vào khớp gối?

Thuốc tiêm dịch nhờn vào khớp gối chống chỉ định ở những trường hợp sau:

Không tiêm dịch nhờn vào khớp gối cho người bệnh bị viêm khớp do nhiễm nấm mốc, vi khuẩn hoặc vi rút.

Không nên tiêm thuốc vào vùng nhiễm khuẩn do các tổn thương trên da hay tổn thương gần khu vực đó gây ra.

Những người mắc phải chứng bệnh rối loạn đông máu hay máu không đông hoặc trường hợp bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu không nên tiêm thuốc.

Những người bị cao huyết áp hoặc tiểu đường nên thận trọng với thuốc tiêm có chứa thành phần corticoid. Tốt nhất, bệnh nhân nên điều trị ổn định các bệnh đó trước rồi hãy áp dụng tiêm dịch nhờn vào khớp gối.

Tìm hiểu thêm: Bệnh thoái hóa khớp gối – Dấu hiệu và cách điều trị được bác sĩ khuyên dùng – Theo Báo Lao Động đưa tin

II/ Kỹ thuật tiêm dịch nhờn vào khớp gối đúng cách

Kỹ thuật tiêm dịch nhờn vào khớp gối đúng cách được thực hiện theo các bước sau đây

✪ Thực hiện công tác chuẩn bị

Đội ngũ chuyên môn bao gồm 1 bác sĩ chuyên khoa xương khớp và 1 y tá.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Phòng tiêm thuốc đã được vô trùng sạch sẽ
  • Kim tiêm đã được vô khuẩn và loại kim tiêm dùng là 23G.
  • Bơm tiêm bằng nhựa loại 5ml hoặc loại 1 hay 2.
  • Cồn, bông, iod và băng dính vô trùng.
  • Thuốc tiêm có thể là thuốc gây tê xylocain hoặc novocain hay thuốc tiêm corticoid.

Tiêm dịch nhờn vào khớp gối

Liều lượng thuốc cần sử dụng:

Thuốc corticoid như Prednisol Acetat và Hydrocortison Acetat thường có tác dụng nhanh và thường dùng tiêm 3 lần trên 1 đợt điều trị và mỗi mũi tiêm thường cách nhau 3 – 4 ngày.

Đối với thuốc chứa corticoid như Dipropionay Dipropan, Betamethason và Depomerdrol thường có tác dụng chậm nên không dùng quá 2 mũi trong 1 đợt điều trị và mỗi mũi tiêm thường cách nhau 7 – 10 ngày.

Tùy thuộc vào vị trí tiêm của mỗi khớp mà liều lượng thuốc dùng thường không giống nhau. Chẳng hạn như, vị trí tiêm khớp gối và khớp vai đều là các khớp lớn nên tiêm liều khoảng 5mg prednisolon. Còn đối với thuốc Hydrocortison acetat chỉ tiêm 1ml thuốc. Với các khớp nhỏ như khuỷu tay hay cổ chân, cổ tay thì chỉ cần tiêm khoảng 0,5ml thuốc.

✪ Tiến hành kỹ thuật tiêm dịch nhờn vào khớp gối

Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ sẽ giải thích với bệnh nhân về thủ thuật tiêm dịch nhờn vào khớp gối. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra lại bệnh án và hỏi thăm tiền sử dị ứng thuốc. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc nào nên dùng và loại nào không được tiêm.

Bước 2: Tiếp theo, bác sĩ sẽ xác định vị trí tiêm

Bước 3: Tiến hành sát trùng vùng khớp cần tiêm bằng betadin hay bằng cồn iod.

Bước 4: Bác sĩ sẽ dùng kim đâm vào khớp thông qua ba con đường sau: Đường bên bờ trong hoặc ngoài xương bánh chè, đường trước 1cm trong và dưới xương bánh chè và cuối cùng là đường trên dưới mặt sau xương bánh chè.

Bước 5: Sau khi tiêm dịch nhờn vào khớp gối, bác sĩ sẽ quan sát xem tình hình bệnh nhân hiện tại có bị choáng hay không. Bên cạnh đó, chú ý xem có rỉ hay chảy máu tại vết tiêm hay không và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

Bước 6: Sát trùng lại vết thương và dùng băng dính vô trùng băng lại.

Bước 7: Bác sĩ dặn bệnh nhân những điều nên tránh như tránh không để vết tiêm dính nước, không xoa vào vết thương tránh nhiễm trùng. Nếu chỗ tiêm có dấu hiệu sưng tấy sau 3 ngày không khỏi, bệnh nhân nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại.

Những điều cần lưu ý khi áp dụng kỹ thuật tiêm dịch nhờn vào khớp gối

  • Tiêm dịch nhờn vào khớp gối là kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn cao, do đó, tiêm khớp gối phải được tiến hành ở cơ sở, bệnh viện có đầy đủ điều kiện khử trùng, vô khuẩn tốt nhất, ngăn chặn hiện tượng nhiễm trùng.
  • Ngoài ra, bất cứ phương pháp điều trị nào cũng đều có mặt trái và luôn tiềm ẩn rủi ro. Do đó, bệnh nhân không nên lạm dụng tiêm dịch nhờn vào khớp gối. Tuyệt đối không nên tiêm thuốc quá 3 lần trên một khớp và mũi tiêm nên cách nhau 3 – 7 ngày. Mỗi đợt điều trị tốt nhất nên cách nhau từ 3 – 6 tháng và không nên điều trị quá 2 – 3 đợt trong một năm.
  • Ngoài các thuốc tiêm có chứa corticoid hay thuốc Acid Hyaluronic để điều trị thoái hóa khớp gối, người bệnh không tiêm thêm bất kỳ loại thuốc nào khác, tránh tình trạng nhiễm khuẩn, khiến bệnh thêm nặng.

Tiêm dịch nhờn vào khớp gối là một kỹ thuật phức tạp. Do đó, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành thực hiện để tránh những sai xót có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình tiêm.

BTV: Thiên Thiên

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 14:37 - 01/03/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *