Thoái hóa đĩa đệm là gì?

Thoái hóa đĩa đệm là hiện tượng các đĩa đệm của cơ thể dần dần bị hao mòn, giảm chất lượng do quá trình lão hóa theo thời gian. Hay nói cách khác, thoái hóa đĩa đệm là hiện tượng nhân của đĩa đệm bị trào ra ngoài vỏ sụn, lấn chệch khỏi vị trí chèn đệm giữa các đốt xương sống. Đây là một trong những căn bệnh xương khớp khá nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh thoái hóa đĩa đệm, mời bạn đọc cùng theo dõi ở bài viết bên dưới.

thoái hóa đĩa đệm

Thoái hóa đĩa đệm (Hình ảnh minh họa)

Thoái hóa đĩa đệm là tiến trình thoái hóa tự nhiên

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người khẳng định: Thoát vị đĩa đệm là tiến trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Đĩa đệm là một trong những cơ quan khá quan trọng, đảm nhận vai trò giảm xóc, giúp cho các bộ phận của xương khớp hoạt động tốt hơn. Thông thường,  đĩa đệm chứa khoảng 80% là nước. Tuy nhiên, theo thời gian lượng nước này sẽ càng giảm khiến cho đĩa đệm càng khó hoàn thành nhiệm vụ của mình. Lúc này các protein trong đĩa đệm sẽ nhanh chóng biến chất và chảy ra ngoài bao xơ và gây ra hiện tượng thoái hóa đĩa đệm.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe, sau khi kiểm tra MRI cho thấy, có khoảng 30% những người trưởng thành, khoẻ mạnh không bị đau lưng nhưng lại bị thoái hoá đĩa đệm.  Điều này càng cho thấy, khi con người càng lớn tuổi thì quá trình lão hóa xương diễn ra càng nhanh. Thoái hóa đĩa đệm cũng từ đó trở thành căn bệnh thoái hóa tự nhiên mà con người không thể nào tránh khỏi.

1 – Nguyên nhân khiến bạn bị thoái hóa đĩa đệm?

Nhiều bệnh nhân thường ngồi hay đứng lâu tại một chỗ có dấu hiệu đau ở vùng thắt lưng do áp lực trọng lượng cơ thể quá lớn. Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, họ cho rằng bệnh thoát vị đĩa đệm do một số nguyên nhân sau gây ra:

đĩa đệm bị trào ra ngoàiÁp lực cơ thể đè nén khiến đĩa đệm bị trào ra ngoài và gây đau đớn cho người bệnh

+ Áp lực quá lớn của cơ thể đè nén lên đĩa đệm gây ra viêm. Khi đó, cột sống sẽ nhanh chóng làm cho các cơ bắp ở vùng ảnh hưởng bị sưng tấy, để ngăn chặn các di chuyển rất nhỏ của đĩa đệm. Điều này đã khiến cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng đau đớn.

+ Đĩa đệm bị tổn thương hay thoái hoá: Lúc này, đĩa đệm sẽ mất dần tính ổn định. Sau đó, qua thời gian, đĩa đệm có thể bị viêm, gây đau vùng thắt lưng.

+ Các đầu mút thần kinh đâm xuyên vào vành bao ngoài cùng của đĩa đệm sâu hơn so với ở người bình thường. Điều này đã làm cho các đĩa đệm thoái hoá cũng trở thành một trong những tác nhân gây ra tình trạng đau đớn.

+ Càng lớn tuổi, cơ thể bắt đầu bước vào quá trình lão hóa xương khớp nên cột sống rất dễ bị tổn thương nghiêm trọng.

+ Làm việc quá sức, khuân vác các vật nặng không đúng tư thế rất dễ gây ra bệnh thoái hóa đĩa đệm.

2 – Triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa đĩa đệm thường hay gặp

Thoái hóa đĩa đệm là căn bệnh mang tính chất thoái hóa tự nhiên. Đôi khi người bệnh lại không phát hiện ra bất cứ triệu chứng nào của căn bệnh này, chỉ đến khi thăm khám mới phát hiện. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm sẽ gặp phải một số triệu chứng như sau:

thoái hóa đĩa đệm ảnh hưởng bộ phận khácThoái hóa đĩa đệm gây ảnh hưởng các bộ phận khác của cơ thể

 

+ Đau nhức lưng đột ngột, đau hơn khi  thời tiết thay đổi hoặc vận động mạnh.

+ Cơn đau âm ỉ kéo dài, đồng thời lan dần từ vùng thắt lưng xuống mông, đùi, chân.

+ Cơn đau kèm theo các hiện tượng như co cứng cơ cạnh cột sống, tê chân tay, nhức lưng,…

+ Hạn chế khả năng vận động, khó có thể quay ngang, quay dọc, đi lại

+ Nếu ngồi lâu sẽ khiến phần thắt lưng đau nhói.

Với những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đĩa đệm ở giai đoạn nặng, cơn đau quằn quại sẽ kéo dài trong khoảng vài tiếng. Thậm chí, cơn đau lưng có thể kéo dài trong vài ngày nhưng rồi sau đó lại chỉ bị đau nhẹ nhàng, âm ỉ. Mức độ gay gắt của các cơn đau ở mỗi người cũng không giống nhau. Có người từ đau râm ran, dai dẳng, nhưng cũng có người đau đớn dữ dội ở lưng, không thể di chuyển. Trong một số trường hợp khác, thoái hóa đĩa đệm còn gây ra tình trạng đau lây lan từ phần lưng sang các bộ phận khác như hông, mông, đùi, cẳng chân và khiến cho các bộ phận này nhanh chóng suy yếu.

Cách phòng bệnh thoái hóa đĩa đệm như thế nào?

Vốn dĩ thoái hóa đĩa đệm là căn bệnh xuất phát từ yếu tố tuổi tác và sức khỏe không tốt dẫn đến đĩa đệm bị hao mòn dần và nhanh chóng trượt ra khỏi phần vỏ sụn. Chính vì thế, việc ngăn ngừa và phòng tránh căn bệnh này cũng không quá khó. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn có thể dễ dàng ngăn ngừa được bệnh thoái hóa đĩa đệm tấn công, cũng như phòng ngừa bệnh quay trở lại.

luyện tập thể thaoThường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe

+ Hoạt động một cách nhẹ nhàng, tránh làm việc quá sức và làm những công việc nặng nhọc.

+ Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhằm phục hồi sức khỏe.

+ Có chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhằm giúp xương khớp được chắc khỏe.

+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Bạn có thể tập các bài tập thể dục đơn giản tại nhà sẽ hỗ trợ trong việc điều trị bệnh hiệu quả.

+ Có thể chườm nóng vào khu vực lưng bị đau nhức, như vậy cơn đau sẽ nhanh chóng được giảm bớt.

Hiện tại, việc điều trị căn bệnh thoái hóa đĩa đệm có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế cơn đau. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mình.

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 11:02 - 03/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *