4 Triệu chứng thoái hóa khớp háng điển hình rất dễ nhận biết

Có 4 triệu chứng thoái hóa khớp háng có thể cảm nhận được từ sớm là: đau khớp háng, cứng khớp, teo cơ vùng đùi, dáng đi bất thường. Nhận biết thoái hóa khớp háng để điều trị từ sớm sẽ giúp ngăn chặn các biến chứng do thoái hóa khớp háng và rút ngắn thời gian điều trị

Nội dung bao gồm:

I. Triệu chứng thoái hóa khớp háng lâm sàng và cận lâm sàng

II. Người bị thoái hóa khớp háng nên làm gì?

Khớp háng là một trong những bộ phận khá quan trọng đối với cơ thể, giúp nâng đỡ các cơ quan khác tham gia vào quá trình vận động. Tuy nhiên, theo thời gian, khớp háng cũng không thể nào tránh được tình trạng lão hóa. Kèm theo đó là những chấn thương ở khớp háng như trật khớp, gãy cổ xương đùi, thấp khớp,… khiến cho khớp háng nhanh chóng bị thoái hóa nghiêm trọng.

Hình ảnh triệu chứng thoái hóa khớp háng
Dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp háng

Khi bị khớp háng bị thoái hóa, phần sụn bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong ổ cối trở nên mỏng và mòn dần. Phần chỏm xương đùi và mặt trong ổ cối sẽ nhanh chóng mất đi lớp sụn đệm, dẫn đến hiện tượng cọ sát trực tiếp với nhau, gây đau và khó khăn cho việc đi lại.

I. Triệu chứng thoái hóa khớp háng lâm sàng và cận lâm sàng

Căn cứ vào những triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng, bệnh nhân có thể nhận biết được tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp. Hiện tại, bệnh thoái hóa khớp háng được phân ra: Triệu chứng thoái hóa khớp háng lâm sàng và triệu chứng thoái hóa cận lâm sàng:

# Triệu chứng thoái hóa khớp háng lâm sàng

Đây là những triệu chứng ban đầu, người bệnh có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu bên ngoài mà không cần phải tiến hành kiểm tra, thăm khám. Những triệu chứng lâm sàng của bệnh mà hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng đều gặp phải, cụ thể:

Dấu hiệu thoái hóa khớp háng bệnh nhân tự cảm nhận:

1 – Đau khớp háng

Có thể thấy, với bất kì căn bệnh thoái hóa khớp nào, đau khớp luôn là triệu chứng khá điển hình. Căn bệnh thoái hóa khớp háng cũng không ngoại lệ. Cơn đau sẽ nhanh chóng xuất hiện tại vị trí khớp háng bị thoái hóa. Thông thường cơn đau sẽ xuất hiện từ vùng bẹn ra mặt trước của đùi, rồi đau sang vùng mông và xuống đùi sau.

Đau khớp háng
Đau khớp háng – Dấu hiệu thoái hóa khớp háng đầu tiên

Cơn đau thường âm ỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, nhất là khi cử động mạnh hay tác động vào vùng háng như nhảy, bật cao sẽ rất dễ dẫn đến cơ đau dữ dội xuất hiện. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh không bị đau tại khớp háng mà đau ở mặt trước của đùi, sau đó nhanh chóng lan xuống vùng đầu gối.

Với những trường hợp thoái hóa khớp háng cấp tính, khi người bệnh nghỉ ngơi thì cơn đau cũng sẽ nhanh chóng giảm. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, tính chất cơn đau là có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, mật độ cơn đau có thể dày đặc và đau dữ dội hơn. Lúc này, người bệnh dù có nghỉ ngơi thì cơn đau vẫn không giảm được.

2 – Cứng khớp

Dường như nhắc đến căn bệnh thoái hóa khớp thì hiện tượng cứng khớp luôn là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải. Hầu hết những bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng sẽ gặp phải triệu chứng cứng khớp.

cứng khớp háng
Thoái hóa khớp háng gây cứng khớp phải được điều trị

Triệu chứng này hay gặp phải vào buổi sáng sớm lúc người bệnh vừa tỉnh dậy và muốn bước chân xuống giường. Khớp háng sẽ bị cứng khiến người bệnh không thể nào dạng chân hay đưa chân để bước xuống được. Bên cạnh đó, vào những ngày thời tiết thay đổi, nhất là khi trời lạnh hay ẩm thấp, triệu chứng cứng khớp sẽ xuất hiện liên tục và rất dễ gây ra vô số phiền phức và khó chịu khi cử động chân không còn linh hoạt như trước.

3 – Teo cơ vùng đùi

Với tình trạng thoái hóa khớp háng ở mức độ nặng, nhiều bệnh nhân rất dễ gặp phải hiện tượng teo cơ vùng đùi. Theo thời gian, khớp háng thoái hóa sẽ nhanh chóng có những biến đổi nhất định, phần xương đùi sẽ bị phá hủy dần dần. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ hoàn toàn mất khả năng vận động.

Không chỉ phần xương khớp háng viêm bị đau mà vùng xương chậu đau thường xuyên cũng là một biểu hiện, triệu chứng thoái hóa khớp háng. Đó là khi bệnh đã ở giai đoạn giữa, vùng xương chậu có thể bị đau kèm theo tiếng kêu lắc rắc trong xương khi vận động.

4 – Dáng đi bất thường, hạn chế vận động

Khi bị thoái hóa khớp háng, bệnh nhân sẽ khó thực hiện các động tác như ngồi xổm, cúi người, xoay hông, trèo lên ghế hay đưa chân sang ngang,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ nhanh chóng thay đổi dần dáng đi của mình sao cho phù hợp với khớp.

Khi khớp hàng bị cứng, người bệnh sẽ không thể nào nhấc chân lên được. Phần xương bên trong khớp nhanh chóng bị tổn thương khiến người bệnh đi khập khiễng, mất cân bằng. Một số trường hợp, khi mắc bệnh thoái hóa khớp háng, người bệnh bắt buộc phải tiến hành thay thế khớp háng mới có thể vận động được.

Dấu hiệu thoái khóa khớp háng sau khi bác sĩ chẩn đoán:

Khi bị thoái hóa khớp háng, ngoài những triệu chứng tự bản thân mình nhìn thấy và cảm nhận được, thì khi bác sĩ khám tổng quát sẽ thấy được những triệu chứng sau:

  • Nhìn kỹ thì chân của người bệnh có tư thế bất thường, hơi co bị co gấp.
  • Phần mông và cơ ở đùi bị teo nhỏ ở những trường hợp bệnh nặng.
  • Thoái hóa khớp háng sẽ khiến khiến chân của người bệnh không thể duỗi thẳng khi nằm ngửa.
  • Khi đi chiều dài của chân thì bên bị tổn thương sẽ ngắn hơn so với chân còn lại.
  • Dùng tay ấn vào vùng bẹn hay những phần mềm thấy đau nhiều ở phía trên của mông để xác định điểm đau chính xác.

 

# Triệu chứng thoái hóa khớp háng cận lâm sàng

Để nhận biết triệu chứng thoái hóa khớp cận lâm sàng, người bệnh bắt buộc phải tiến hành các kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thông qua các hình ảnh về phần xương khớp háng được chụp chiếu, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác, cũng như phác đồ điều trị bệnh thích hợp cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:

Chụp X - quang xác định thoái hóa khớp háng
Chụp X – quang xác định thoái hóa khớp háng
  • Thông qua hình ảnh chụp X-quang và chụp cộng hưởng, người bệnh sẽ thấy dấu hiệu hẹp khe khớp háng.
  • Bạn sẽ nhìn thấy lớp sụn bị mòn hết khiến khe hớp hẹp lại trong hình ảnh của phim chụp.
  • Phần xương dưới sụn xuất hiện ở trên chỏm xương đùi cũng như ổ cối của xương chậu.
  • Gai xương mọc ở mái ổ cối, giữa ổ cối hay là quanh lỗ dây chằng. Gai xương cũng là một phần khiến người bệnh nhìn thấy tình trạng hẹp khe khớp.
  • Hình ảnh của khớp háng bị biến dạng ở vùng ổ cối xương chậu hay là chỏm xương đùi.

Để biết chính xác tình trạng bệnh của mình ở mức độ nào, người bệnh cần tiến hành chụp chiếu và làm các xét nghiệm liên quan.

Có thể bạn chưa biết : Điều trị hiệu quả bệnh thoái hoá khớp háng bằng thuốc gì hiệu quả nhất hiện nay

II. Người bị thoái hóa khớp háng nên làm gì?

Thoái hóa khớp háng là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm. Nếu không tiến hành điều trị kịp thời sẽ rất dễ gây ra một số biến chứng phức tạp như teo cơ, biến dạng khớp háng, không thể vận động,… Bên cạnh việc điều trị bệnh thì người bệnh có thể hạn chế các triệu chứng thoái hóa khớp háng bằng những cách sau:

thực phẩm cho người bị thoái hóa khớp háng
Thực phẩm tốt cho xương khớp

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc, hải sản,… thực phẩm giàu vitamin, canxi, sắt, kẽm, acid béo omega 3- 6-9 để tăng cường sức khỏe xương khớp.

– Bổ sung các hoạt chất sinh học, thuốc bổ khớp như Glucosamin, Chondroitin, Colagen type II, MSM để bôi trơn khớp và tăng độ bền chắc cho xương khớp.

– Vận động nhẹ nhàng, thường xuyên tập luyện cơ thể, thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng và tốt cho xương khớp, đi bộ, đạp xe đạp, tập yoga, ngồi thiền, bơi lội để tăng sự linh hoạt cho xương khớp.

– Hạn chế sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá và các chất kích thích để ngăn ngừa tình trạng loãng xương, xốp xương, hoại tử chỏm xương đùi.

– Tránh lao động nặng, làm việc quá sức, mang vác các loại vật nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột, làm việc sai tư thế.

– Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân quá mức, gây áp lực xuống vùng háng.

– Nếu gặp phải các vấn đề về xương khớp như dị tật bẩm sinh, chấn thương hoặc viêm khớp háng, cần tích cực điều trị sớm để giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp háng.

Với những triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng vừa nêu, hy vọng sẽ cung cấp cho người bệnh những kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh này. Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu mắc bệnh thoái hóa khớp háng, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và điều trị bệnh kịp thời.

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 08:32 - 27/04/2019

Bình luận

  1. Võ Doãn Dụng Trả lời

    Bài này rất, phải chi tôi biết sớm

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *