Người lớn tuổi thay khớp háng có được không ?

Thay khớp háng là phương pháp phẫu thuật hiện đại giúp cải thiện khả năng vận động cho người bệnh. Tuy nhiên việc thay khớp háng nhân tạo luôn tiềm ẩn khá nhiều những biến chứng nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật như hôn mê sâu, tắc mạch máu, nhiễm trùng khớp,… Do đó các bác sĩ thường thăm khám rất kĩ trước khi đưa ra quyết định có nên phẫu thuật khớp háng hay không, nhất là đối với những người cao tuổi. Vậy người lớn tuổi thay khớp háng có được không? Hãy theo dõi thông tin qua bài viết dưới đây để tìm thấy câu trả lời chi tiết nhé.

Người lớn tuổi thay khớp háng có được không ?

Trường hợp hi hữu bệnh nhân lớn tuổi thay khớp háng thành công lần 2.

Tuy phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo có thể giúp người bệnh vận động hiệu quả hơn nhưng mặt khác nó cũng có rất nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nhất là đối với những người cao tuổi sức khỏe yếu, khi tiến hành phẫu thuật thay khớp háng thời gian hồi phục sẽ kéo dài hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Và tất nhiên không phải người bệnh nào cũng có thể chịu đựng được những đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Chính vì vậy người cao tuổi nên hết sức thận trọng và cân nhắc kỹ trước khi muốn thực hiện phương pháp này.

Người lớn tuổi thay khớp háng có được không ?

Ở những người lớn tuổi thì tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp ngày càng cao và nhất là đối với khớp háng. Tại khoa Chấn thương-Chỉnh hình Bệnh viện Nhân Dân 115 tiếp nhận trung bình khoảng 400-500 ca chấn thương khớp mỗi năm, trong đó có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi, trong đó không ít bệnh nhân lớn tuổi. Và mới đây, chỉ trong 7 ngày Bệnh viện Nhân Dân 115 đã tiếp nhận và tiến hành phẫu thuật cho 7 người bệnh trên 80 tuổi bị chấn thương nặng vị trí khớp háng.

Một trong số đó có bệnh nhân 102 tuổi được TS.BS Nguyễn Đình Phú – PGĐ Bệnh Viện 115 phẫu thuật thay khớp háng thành công. Hầu hết những bệnh nhân cao tuổi phẫu thuật thay khớp háng đều do chấn thương hoặc thoái hóa khớp háng. Tình trạng khớp háng bị tổn thương rất dễ gây nên triệu chứng đau nhức, suy giảm khả năng vận động, khiến cho việc đi lại của người bệnh khó khăn. Nếu không được khắc phục kịp thời bệnh rất dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm và có thể gây teo khớp, liệt…

Để giải quyết những biến chứng do khớp háng mang lại thì phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là lựa chọn giúp bệnh nhân bớt đau đớn, có thể di chuyển được. Tuy nhiên phẫu thuật thay khớp háng sẽ rất dễ gây ra một số biến chứng nguy hiểm, yếu tố rủi ro ngoài mong muốn, thậm chí là tử vong trong và sau mổ, đối tượng bệnh nhân là người cao tuổi nên cũng phải hết sức chú ý. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là một thách thức lớn đối với các phẫu thuật viên vì người lớn tuổi sức khỏe yếu hơn, còn đi kèm các bệnh lý, khả năng chịu đựng đau kém, dễ bị lở loét nhiễm trùng, viêm phổi do nằm lâu, nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải cân nhắc kỹ trước khi phẫu thuật.

Người lớn tuổi thay khớp háng có được không ?

Muốn biết người lớn tuổi thay khớp háng có được không thì cần phải theo dõi và thăm khám 

=>> Thực tế và kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, mặc dù phẫu thuật thay khớp háng ở người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam đều có tỷ lệ rủi ro và tử vong rất cao nhưng với những trường hợp thể trạng người bệnh cho phép, bệnh viện được trang bị đầy đủ phương tiện, các thiết bị gây mê và phẫu thuật, phương pháp thay khớp háng nhân tạo vẫn còn khả năng mang lại hy vọng cho người bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng được áp dụng nhiều trên thế giới

Quy trình phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo cho người cao tuổi

  • Để tiến hành phẫu thuật thay khớp háng người bệnh phải trải qua các đợt kiểm tra sức khỏe thường xuyên: huyết áp, tình trạng các bệnh lý nội khoa. Từ đó các bác sĩ sẽ hội chẩn và phối hợp với bác sĩ nội khoa gây mê hồi sức cân nhắc kỹ và phân tích các yếu tố nguy cơ trước khi phẫu thuật thay khớp háng. Tiếp đến, bác sĩ sẽ tư vấn, giải thích cho gia đình người bệnh trước khi phẫu thuật.
  • Tiếp đến người bệnh sẽ được gây tê tủy sống hoặc gây mê nội khí quản.
  • Sau khi rạch da đường phía sau ngoài, phẫu thuật viên sẽ bộc lộ khớp háng.
  • Khi mở vào bao khớp sẽ thấy được những thương tổn ở cổ xương đùi.
  • Cắt bỏ phần chỏm xương đùi  sau đó lấy kích thước phần thân xương đùi để phù hợp với loại chuôi khớp háng sẽ được dùng để thay thế.
  • Sau khi lắp chuôi thử nếu thấy vận động tốt, khớp vững, có chiều dài chi ổn định, phẫu thuật viên sẽ thay khớp háng bán phần loại có hoặc không có xi măng cho bệnh nhân.
  • Đặt lại khớp háng, kiểm tra độ vững của khớp, tư thế khớp. Khâu phục hồi vết mổ theo các lớp giải phẫu và băng bó vết thương bằng băng vô khuẩn.
  • Hướng dẫn bệnh nhân tập vận động sau khi hết thuốc mê.

Người lớn tuổi thay khớp háng có được không ?

Người lớn tuổi thay khớp háng có được không ?

Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Nhân Dân 115 đến nay đã phẫu thuật thay khớp háng thành công cho khoảng 100 người cao tuổi. Trong đó có nhiều cụ từ 90 đến 105 tuổi với kết quả tốt và tỉ lệ thành công cao. Điều này càng cho thấy phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là niềm hy vọng của rất nhiều bệnh nhân cao tuổi muốn đi lại, vận động bình thường. Chính vì vậy, để biết được người lớn tuổi thay khớp háng có được không, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 10:36 - 16/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *