Đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm có nguy hiểm không?

Chào bác sĩ! Trước đây, tôi có chơi thể thao và bị chấn thương ở chân. Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận tôi bị đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm, cần phải tiến hành chữa trị. Sau khi điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh tình của tôi đã khỏi, tôi có thể đi lại bình thường. Tuy nhiên, dạo gần đây, không hiểu sao chân tôi có dấu hiệu đau nhức. Tôi có cảm giác đau nhói ở trong khớp gối, không thể nào co duỗi gối được. Điều này khiến cho tôi vô cùng lo lắng vì không biết có phải tôi bị đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm nên gây ảnh hưởng? Chính vì thế, tôi muốn hỏi: Bị đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm có nguy hiểm gì hay không? Với trường hợp của tôi, tôi nên làm gì để khắc phục tình trạng này? Rất mong bác sĩ giải đáp và tư vấn giúp cho tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Nguyễn Trung Kiên, 35 tuổi, Quận 8 – TP.HCM)

đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm

Đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm do hoạt động thể thao

GIẢI ĐÁP – TƯ VẤN:

Bạn Trung Kiên thân mến!

Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục của chúng tôi. Hiện tại, chúng tôi đã liên hệ với bác sĩ Trần Tấn Hoàng (Chuyên khoa Cơ – xương – khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy) và nhận được câu trả lời như sau:

Đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm là một trong những chấn thương rất thường hay gặp ở những người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hoặc vận động mạnh.

đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm

Đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm (Hình ảnh minh họa)

Dây chằng chéo trước chạy chéo giữa khớp gối. Đây là bộ phận giúp kết nối xương chầy với xương đùi, đồng thời giữ cho xương chầy không bị trượt ra trước và xoay trong.

Sụn chêm gối là hai mảnh sụn của khớp nằm ở vị trí giữa lồi cầu và mâm chày. Chức năng của sụn chêm là làm giảm lực tác động lên lồi cầu và mâm chày khi đi, góp phần giữ vững khớp gối khi con người hoạt động. Sụn chêm có thể bị rách do một số chấn thương ở vùng gối hoặc do tình trạng thoái hóa ở người lớn tuổi. Khi sụn chêm bị rách, mảnh rách kẹt vào giữa khớp gối khi đó sẽ gây ra các chấn thương ở khớp gối.

Đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm có nguy hiểm không?

Dây chằng chéo trước và sụn chêm là một trong những bộ phận rất quan trọng, giúp cho con người có thể vận động và đi lại dễ dàng hơn. Khớp gối có 2 sụn chêm, có tác dụng như một miếng đệm, làm cho đầu gối vững chắc và giảm sốc. Một khi dây chằng chéo trước bị đứt và rách sụn chêm sẽ rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm do đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm.

1 – Đau nhức khớp gối dữ dội do kẹt khớp

đau nhức khớp gối

Đau nhức khớp gối do bị chứng kẹt khớp

Khi bị đứt dây chằng chéo trước hoặc bị rách sụn chêm, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức trong khớp gối. Nhất là khi người bệnh thực hiện các tư thế như co duỗi hoặc nghiêng sang trái, phải. Đặc biệt, những chấn thương đột ngột khi người bệnh hoạt động thể thao (bóng đá, cầu lông, tennis, bóng rổ) hoặc tai nạn xe máy sẽ rất dễ gây ra tình trạng sưng đau, không thể duỗi thẳng chân ra được, đi lại trong tư thế chân lúc nào cũng phải co,… Đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị kẹt khớp. Mảnh sụn chêm bị rách đi vào giữa khớp gối và gây nên tình trạng cấn, kẹt ở đầu gối. Lúc này, bệnh nhân sẽ rất khó khăn trong việc vận động, dễ bị té và bước đi không vững.

2 – Cơ tứ đầu đùi bị teo

cơ tứ đầu đùi bị teo

Cơ tứ đầu đùi bị teo – Biến chứng do đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm

Tình trạng đau nhức khớp gối kéo dài do đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm nếu không được tiến hành điều trị bệnh kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ đứng trước nguy cơ bị teo cơ tứ đầu đùi. Lúc này, người bệnh sẽ không thể nào đi lại được, không co duỗi chân được và gây khó khăn cho việc vận động.

3 – Hư khớp gối

hư khớp gối

Hư khớp gối do dây chằng chéo trước bị đứt

Những chấn thương do dây chằng chéo trước bị đứt sẽ làm gối mất vững và sụn chêm bị hư hại nặng hơn theo thời gian. Nếu sụn chêm bị hư hoàn toàn, bắt buộc phải cắt bỏ, lúc này khớp gối của bạn sẽ nhanh chóng bị thoái hóa hoặc hư khớp gối. Nhất là những người phải tiến hành lấy bỏ sụn chêm ở độ tuổi quá trẻ sẽ rất dễ bị hư khớp gối.

4 – Tổn thương một số bộ phận khác

đứt một phần dây chằng chéo trước

Đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng chéo trước

Theo thống kê, có khoảng 50% những tổn thương dây chằng chéo trước sẽ rất dễ gây ra các tổn thương khác như bong chỗ bám, tổn thương dây chằng chéo sau và phù tủy xương,… Trong đó, một số người bệnh sẽ bị đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng chéo trước, dẫn đến tình trạng lỏng gối, mất khả năng đi lại. Bên cạnh đó, khi bị đứt dây chằng chéo trước, nguy cơ bị thoái hóa khớp gối về sau là rất dễ xảy ra.

Cách điều trị đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm như thế nào?

Đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bên cạnh đó, căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ khiến người bệnh mất khả năng vận động. Chính vì vậy, việc tiến hành điều trị bệnh là vô cùng cần thiết. Tùy vào từng tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh hợp lý nhất.

phẫu thuật điều trị đứt dây chằng chéo trước

Phẫu thuật điều trị đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm

+ Nếu miếng sụn rách lớn, vùng rách nằm ở vùng có máu nuôi và bệnh nhân còn trẻ thì bác sĩ sẽ chỉ định làm nội soi khớp để khâu lại.

+ Nếu miếng rách lâu đã hư hay nằm ở vùng không có máu nuôi trên bệnh nhân lớn tuổi có thể cắt bỏ một phần sụn chêm qua nội soi khớp. Nội soi khớp gối thường có ưu điểm tuyệt đối hơn so với việc mổ trong phẫu thuật cắt hoặc khâu sụn chêm.

+ Nếu dây chằng bị đứt khiến cho gối trở nên lỏng lẻo thì nên tiến hành tái tạo dây chằng mới vì nếu không gối sẽ bị thoái hóa nhanh hơn. Mục đích của phẫu thuật là giải quyết tình trạng lỏng gối, phục hồi lại chức năng của dây chằng chéo trước. Từ đó làm vững gối, giúp người bệnh sinh hoạt và chơi thể thao bình thường.

Có thể thấy đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều bộ phận khác trong cơ thể con người. Về trường hợp của bạn Trung Kiên, bạn nên tiến hành tái khám trở lại để bác sĩ kiểm tra, tránh tình trạng điều trị bệnh đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm không dứt điểm, khiến bệnh tái phát. Trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, tránh đi lại quá nhiều gây ảnh hưởng đến phần dây chằng chéo trước và sụn chêm.

→ Có thể  bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 11:03 - 03/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *