Điều trị đợt tái phát viêm nhiều khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh khớp tiến triển kéo dài, đánh dấu bởi các đợt tái phát viêm khớp nhiều khớp. Bệnh nhân thường đau nhiều khớp, gây đau đớn khiến cho bệnh nhân mất tạm thời khả năng sinh hoạt hàng ngày và lao động.

[related_post position=”top”]

Hiện nay tỷ lệ VKDT cũng giảm đi nhờ có các biện pháp điều trị tích cực. Điều trị trong giai đoạn này có mục tiêu chống viêm, giảm đau phục hổi khả năng vận động của khớp.

ĐIỀU TRỊ ĐỢT TÁI PHÁT VIÊM NHIỀU KHỚP TRONG BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤPĐiều trị bệnh viêm khớp dạng thấp 

ĐIỀU TRỊ ĐỢT TÁI PHÁT VIÊM NHIỀU KHỚP TRONG BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Các biện pháp dùng thuốc

Đầu tiên là dùng các thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau có thể tác dụng lên các vị trí ngoại vi tức là lên các đầu mút thần kinh các khớp, hay có tác dụng trung ương lên não bộ. Các thuốc giẻm đau hay dùng là các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, effralgan codein. Cũng có thể dùng aspirin. Aspirin có 3 tác dụng chính: với liều nhỏ (ít hơn 25mg/ngày) có tác dụng chống đông máu, liều trung bình (500-2000mg/ ngày) tác dụng giảm đau, liều cao (hơn 2000mg/ngày) chống viêm. Dù với bất kỳ liều dùng nào thì aspirin cũng không phải là thuốc vô hại, vì thuốc gây tổn thuông dạ dày. Do vậy bệnh nhân VKDT không nên tự ý dùng aspirin trong điều trị đau nếu không có lời khuyên của bác sĩ.
Ngoài ra có cả thuốc mới được dùng như tramadol, topalgic. Thuốc giảm đau chứa morphin chỉ được sử dụng rất hãn hữu trong VKDT. Có thể dùng thuốc giảm đau liên tục, còn sau này chỉ cần dùng thuốc khi đau. Trong trường hợp chờ đợi bác sĩ khi bị đau khớp cần được để cho khớp đau được nghỉ ngơi chườm lạnh khớp và dùng thuốc giảm đau đơn thuần paracetamol.
Thứ nữa là dùng thuốc kháng viêm chứa corticoid (CVKS) và không chứa steroid. Có rất nhiều thuốc chống viêm steroid hiện nay có mặt trên thị trường với các dạng bào chế khác nhau như thuốc tiêm bắp, viên, viên nang, gel hau crem bôi ngoài da như felden, voltaren. Tuy nhiên do chúng có tác dụng phụ nguy hieemrleen dạ dày như loét dạ dày nên tuyệt đối không kết hợp với các thuốc CVKS với nhau và với aspirin, và không bao giờ được vượt quá liều cho phép. Thuốc cũng tăng độc tính khi đồng thời bệnh nhân uống rượu hat hút thuốc lá.
Một yếu tố nguy cơ khác là stress ví dụ khi bệnh nhân phải phẫu thuật chẳng hạn, Ở một số bệnh nhân yếu ớt như người cao tuổi, tiền sử loét dạ dày tá tràng, cần thiết phải bổ sung thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày. Hiện nay có một số thuốc chọn lọc giảm đau, chống viêm nhưng ít có tác dụng phụ lên dạ dày như celebrexlà một giải pháp điều trị tốt nhất trong trường hợp này. Cần chú ý một số phát hiện tác dụng phụ của thuốc như tăng huyết áp, hen phế quản, dị ứng thuốc (nổi ban ngoài da). Đối với mỗi thuốc cần chú ý đến thời điểm thuốc có tác dụng và thời gian tác dụng của thuốc kéo dài trong bao lâu. Có thể chọn loại thuốc có thể dùng nhiề lần trong ngayfneeus thời gian tác dụng ngắn (từ 4-8h) hay thuốc dùng trong một ngày vì thuốc có tác dụng trong vòng 24 giờ. Một loại thuốc có thời gian tác dụng ngắn cũng có thể kéo dài thời gian tác dụng khi dùng loại thuốc phóng thích chậm. Ngoài ra, cần phải uống thuốc với một cốc nước đầy trong bữa ăn. Thuốc chống viêm corticoid cũng thường đucợ dunhgf cho các bệnh nhân rất đau và viêm nhiều khớp. Chỉ xét đến tăng liều corticoid khi đã làm tất cả các biện pháp khác như điều trị không dùng thuốc, nghỉ ngơi. Dùng thuốc giảm đau. Khi dùng có thể áp dụng các biện pháp sau: hoặc tăng liều thuốc đường ống, hoặc tiêm qua đường truyền tĩnh mạch, hoặc tiêm khớp.
Một biện khác điều trị có hiệu quả nữa là hút dịch và tiêm khớp bằng thuốc corticoid như depomedrol, diprospan. Thuốc có thể làm giảm đau ở khu vực viêm có tác dụng chống viêm tại chỗ, dừng lại tiến triển của bệnh và làm chậm quá trình tăng sinh lý của tế bào màng hoạt dịch khớp.
Biện pháp không dùng thuốc
Ngòai ra các biện pháp dùng thuốc còn có thể làm giảm đau bằng lạnh hay nóng. Áp nóng hay lạnh tùy theo tình trạng viêm khớp là các biện pháp ít tốn kém không nguy hiểm dễ làm. Áp lạnh lên các khớp nóng tức là đang rất viêm có thể làm giảm đau. Áp nóng lên khớp đang đau nhưng ít viêm có thể làm giảm đau khớp mãn tính còn tồn tại sau đợt viêm tiến triển.
Để áp lạnh đơn giản nhất là dùng đá chườm. Có thể dùng miếng đắp nhiệt giải phóng lạnh hay nóng hay làm lạnh hay làm nóng trước khi sử dụng. Đó là các túi có chưa chất gelatin có thể hấp thu nóng hay lạnh trong khoảng 10 phút và sau đó giải phóng vào trong khớp đau trong khoảng 1h.
Có thể dặt túi trong tụ lạnh hay trong chảo nước nóng. Có thể tắm bồn nước nóng vào buổi sáng để làm giảm cứng khớp buổi sáng và giảm đau vào cuối ngày. Ngâm nước nóng, ngâm bùn, áp paraffin, dụng cụ điện, siêu âm có thể làm ấm mô và giảm đau. Tuy nhiên, không nên sử dụng dụng cụ điện hay siêu âm vì mất nhiều thời gian và tác dụng ít.
Đẻ giảm đau không dùng thuốc bệnh nhân VKDT còn cần trợ giúp kỹ thuật. Đó là dụng cụ giúp các bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh, mặc quần áo, dọn dẹp nhà cửa và nghề nghiệp, như kéo lò xo, mở nắp chai bằng điện… Người bệnh cần chon giầy mềm, nhẹ hay đôi khi cần đặt riêng để dành cho các ngón chân bị biến dạng.
Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 00:26 - 03/10/2021

Bình luận

  1. Huy Hùng Trả lời

    Mình cũng bị viêm đa khớp dạng thấp, đã điều trị hơn 1 năm nay bằng thuốc AC Samin thấy đỡ hơn rất nhiều, bạn cần thông tin chia sẻ gì liên hệ với mình qua email nhé:
    hungnguyennd1973@yahoo.com.vn

    1. Hồ Thị Thảo

      Mình cũng bị viêm đa khớp dạng thấp, cứ đau triền miền đi lại rất khó khăn, bạn uống thuốc giới thiệu mình với. Cảm ơn bạn nhiều

  2. Bình Dương Trả lời

    Tôi cũng bị viêm đốt cột sống, sau khi biết đến trang Web: ”AC SAMIN – Phục hồi và Chống thoái hóa Xương khớp”, tôi có liên lạc và được nhân viên tư vấn rất nhiệt tình. Tôi có đặt mua thuốc Ac samin về uống, sau một thời gian thấy sức khỏe mình đã cải thiện rõ rệt.

  3. Lê Thị Hoa Trả lời

    Tôi có con trai 5 tuổi, tháng 6/2015 cháu bị sưng, đau khớp chân trái, tay trái đã chữa ở bệnh viện 108. khoảng 1 tháng sau cháu vẫn bị đau lại nhưng ít hơn, tôi có đưa con sang khám lại, các kết quả kiểm tra máu đều (-) tính, không có dịch, chỉ có thành phần viêm là (+).
    Đến nay T11/2015, khi thay đổi thời tiết cháu lại bi đau lại.
    Xin cho hỏi bệnh viêm khớp ở trẻ nhỏ nên dùng loại thuốc nào thì tốt nhất? Thực phẩm nào sử dụng tốt cho bệnh nhân và có cần phải kiêng gì không? Làm thế nào để hạn chế bệnh viêm khớp tái phát?
    Xin chân thành cảm ơn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *