7 dấu hiệu thoái hóa khớp gối vô cùng nguy hiểm

Cần nhận biết ngay 7 dấu hiệu thoái hóa khớp gối vô cùng nguy hiểm để kịp thời ngăn chặn và điều trị đúng cách, đó là: khớp gối sưng đau, cứng khớp mỗi buổi sáng, khớp phát ra tiếng kêu, tê bì khớp gối, biến dạng khớp, gây khó khăn trong vận động. Để tìm hiểu rõ hơn những dấu hiệu này, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết bên dưới.

Nội dung bao gồm:

I. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối

II. Cần làm gì khi bị thoái hóa khớp gối?

triệu chứng thoái hóa khớp gối có 7 dấu hiệu
Các triệu chứng thoái hóa khớp gối cần được phát hiện sớm, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Thoái hóa khớp gối là tình trạng mô khớp, sụn khớp bị hỏng, khô cứng nên mất tính đàn hồi do thiếu chất dinh dưỡng. Ban đầu khi sụn khớp còn khỏe, trơn láng, xương dưới sụn còn giữ nguyên cấu trúc, bền chắc và dẻo dai, chúng ta hoạt động sinh hoạt rất dễ dàng. Về sau, các sụn khớp bị bào mòn trở nên xù xì, không còn ở đúng vị trí mà bị lệch trục.

Bệnh thoái hóa khớp gối có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở những người trên 40 tuổi (80%). Theo thống kê, tỉ lệ những người thoái hóa khớp gối ngày càng tăng nhanh. Trong đó, có khoảng 90% bệnh nhân thoái hóa khớp gối gặp khó khăn trong đi lại, 20% không còn khả năng sinh hoạt bình thường. Bệnh không gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng nhưng khiến cho người bệnh phải chịu nhiều đau đớn và có nguy cơ dẫn đến tàn phế suốt đời.

Theo thời gian, xương khớp bắt đầu có dấu hiệu lão hóa dần, đây chính là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, uống nhiều rượu bia và sinh hoạt không lành mạnh cũng nhanh chóng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp xương. Đặc biệt, những người thừa cân cũng rất dễ bị thoái hóa khớp gối, do trọng lượng cơ thể dồn lên hai khớp gối quá nhiều, khiến sụn khớp quá tải, nhanh hao mòn và hư dần theo thời gian.

I. 7 Dấu hiệu thoái hóa khớp gối không thể bỏ qua

Thoái hóa khớp gối gây suy giảm chức năng vận động và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sẽ hạn chế những biến chứng không mong muốn. Có 7 triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp nhất là:

1 – Khớp gối bị sưng, đau

Khi mới khởi phát bệnh, khớp gối chưa thương tổn nhiều, bệnh nhân chỉ có cảm giác đau âm ỉ, thoáng qua, có khi triệu chứng đau tự hết khiến người bệnh không để ý. Khớp gối bị đau nhẹ thường xuyên, cơn đau tăng dần khi người bệnh vận động, di chuyển, đau chủ yếu về ban đêm.

Khớp gối bị sưng do thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối khiến khớp gối bị sưng và gây đau nhức

Về sau dịch khớp bị khô nhiều hơn, người bệnh có dấu hiệu đau nhức khớp gối, gây khó khăn cho việc đi lại. Khi bệnh phát triển nặng hơn, bệnh nhân không thể bước lên cầu thang vì quá đau hoặc chân không thể co chân được để bước lên bậc.

Đau mặt trước hoặc trong khớp gối, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, đặc biệt khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Khớp gối bị sưng to lên do bị tràn dịch khớp. Lúc này cần chọc hút dịch để giảm đau viêm đầu gối.

➥ Tìm hiểu ngay: Bệnh tràn dịch khớp gối là gì?

2. Cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy

Đa số các bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối đều mắc phải hiện tượng cứng khớp gối vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Khi đó, người bệnh sẽ không cử động được và phải mất khoảng 10 – 30 phút sau mới cảm thấy dễ chịu hơn. Người bệnh bắt buộc phải xoa bóp khớp gối thường xuyên mới có thể di chuyển được.

Một số trường hợp, người bệnh khó cử động chân, không thể có duỗi được vì khớp gối trở nên cứng, thoái hóa. Nếu người bệnh càng cố gắng thực hiện thì chân càng đau nhói hơn. Lúc này, người bệnh bắt đầu tập vận động nhẹ nhàng thì tình trạng cứng khớp mới được cải thiện.

3 – Khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo

Thoái hóa khớp gối khiến gối phát ra tiếng kêu
Âm thanh lục cục, lạo xạo phát ra trong khớp gối của những người bị thoái hóa khớp gối

Với những người già bị thoái hóa khớp gối sẽ rất dễ gặp phải tình trạng các âm thanh lục cục hay lạo xạo phát ra từ trong khớp gối khi bệnh nhân đứng lên, ngồi xuống. Điều này xuất phát từ nguyên nhân khớp gối bị khô, mất quá nhiều nước, dẫn đến dịch khớp không đủ để bôi trơn ổ khớp. Lúc này, hai đầu xương và sụn sẽ nhanh chóng cọ sát vào nhau làm phát ra âm thanh lục cục, lạo xạo, khiến bệnh nhân vừa bị đau nhức khớp gối. Điều này khiến rất nhiều người cảm thấy lo lắng khi nghe thấy âm thanh này.

4. Khó khăn trong vận động, đi lại

Khi mắc phải căn bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ cảm thấy khó nhấc chân lên. Việc đi đứng vô cùng khó khăn, chân đi bước thấp bước cao, ngồi xuống đứng lên cũng đau chân. Sau khi thăm khám, khớp gối có dấu hiệu đau hoặc sưng, kèm theo đó khớp gối trở nên lỏng lẻo do yếu dây chằng khớp gối,…

Nếu chụp X-quang sẽ rất dễ nhận thấy có các dấu hiệu hẹp khe khớp, có gai ở thân xương và ở xương bánh chè, tăng đậm độ xương dưới sụn. Ngoài ra, một số trường hợp có thêm hiện tượng vôi hóa ở gân khoeo sau gây khó khăn khi đứng lên, ngồi xuống.

5 – Tê mỏi, mất cảm giác

Triệu chứng này thường rất dễ gặp phải ở những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở mức độ nặng. Khi bị thoái hóa khớp gối, hệ thần kinh sẽ nhanh chóng bị chèn ép gây ra hiện tượng tê mỏi. Nhiều bệnh nhân gặp phải triệu chứng đau nhức và tê kéo dài xuống bàn chân vào mỗi buổi sáng thức dậy hoặc ngồi lâu tại một chỗ.

Chân bị mất cảm giác do thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến tê bì chân

Cơn đau sẽ kéo dài, khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu. Thậm chí trường hợp nặng, người bệnh thường bị mất cảm giác ở chân, không thể đi lại và vận động bình thường. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

6 – Khớp gối bị biến dạng, teo ổ khớp

Đây là biểu hiện khi bệnh thoái hóa khớp gối đã phát triển ở mức độ nặng và sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh có thể bị lệch ở đầu gối, rất khó gập hoặc duỗi gối ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động. Sau khi chụp MRI sẽ dễ rất dễ gặp phải hiện tượng teo cơ ở mặt trước đùi do không vận động.

Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X. Dần dần dẫn đến tình trạng mất chức năng vận động, hẹp khe khớp, mỏm gai bờ rìa, vành xương của sụn khớp xương đốt sống thắt lưng. Đó là lí do vì sao, nhiều bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp ở mức độ nặng gây biến dạng và toe ổ khớp.

7 – Chân bị lệch trục kiểu vòng kiền

Nếu chẳng may bị thoái hóa khớp gối, chân người bệnh sẽ bị lệch trục kiểu vòng kiềng chữa O hay lệch theo kiểu chân chữ X. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng mất chức năng vận động.

II. Cần làm gì khi bị thoái hóa khớp gối?

Với những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối việc điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để điều trị căn bệnh này như sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc Đông Y, bài tập vật lý trị liệu, phẫu thuật,… Mỗi phương pháp điều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Song song với quá trình điều trị bệnh theo các chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên tuân thủ một số yêu cầu dưới đây để bệnh nhanh chóng khỏi.

Thực phẩm khắc phục chữa thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối nên làm gì để bệnh máu hồi phục?
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin, nhất là các loại rau xanh và trái cây.
  • Nên giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bệnh tình trầm trọng hơn.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng thức khuya và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh mà không có bất cứ hướng dẫn nào của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh thoái hóa khớp gối. Nếu nhận thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu nào của căn bệnh này, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Việc thăm khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện bệnh và đây cũng là cách để bạn có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.

Tổng hợp: Hạ Vũ

➥ Bạn nên tham khảo: Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả hiện nay

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 11:34 - 25/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *