Chăm sóc bệnh gout như thế nào đúng?

Hiện nay, bệnh gout đang có xu hướng tăng mạnh vì cuộc sống của chúng ta ngày càng đầy đủ và thoải mái hơn, gout là căn bệnh xuất hiện do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể con người. Biểu hiện của bệnh là viêm ở các khớp, cơn viêm cấp tính thường xuất hiện sau các bữa ăn chứa nhiều protein, sau chấn thương hoặc phẫu thuật, sau khi lao động nặng, nhiễm khuẩn cấp. Bệnh gout chủ yếu gặp ở nam giới và ở độ tuổi trung niên từ 30 đến 40 tuổi. Vậy chăm sóc bệnh gout thế nào cho đúng hãy cùng chúng tôi đọc và tham khảo bài viết dưới đây để áp dụng tốt hơn các bạn nhé!

Chăm sóc bệnh gout như thế nào đúng?

Có thể bạn quan tâm >>>Bệnh gút có nguy hiểm không?

Chế độ ăn hợp lý

  • Hạn chế không nên ăn nhiều đồ chiên dầu mỡ, đồ cay, nóng, đồ chua

  • Không được bỏ bữa, nên ăn đúng giờ, đúng giấc hoặc có thể ăn thêm bữa phụ trong ngày.

  • Tránh các thức ăn có thể làm tăng hàm lượng acid uric trong cơ thể như gan, tim, lưỡi động vật, nấm, trứng cá, bánh gato có kem, các đồ ăn chứa nhiều chất béo.

  • Tuyệt đối không cho bệnh nhân gút ăn các thực phẩm giàu đạm có gốc purin như: Hải sản và các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, trâu, dê…các loại lòng,tim, gan, thận, óc và lưỡi…trứng vịt lộn, gà lộn…

  • Nên ăn các loại thịt chứa ít cholesterol như thịt gà, thịt vịt, thịt thỏ

  • Nên bổ sung sữa và các sản phẩm sữa như sữa chua, dưa chuột, dưa hấu đều là các thức ăn tốt cho phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gout.

  • Nên ăn các loại thực phẩm như trái cây, rau củ như: Khoai tây, bí đao, bí đỏ, cải bắp, hành tỏi… không nên ăn cà chua

  • Nên cho bệnh nhân gút ăn: các thực phẩm, rau xanh giàu chất xơ, nhuận tràng như rau cải xanh, cải bắp, khoai lang…

Bạn nên biết:

Chế độ uống

  • Khi bị gout tuyệt đối không được uống rượu bia, chất có cồn
  • Hạn chế cho bệnh nhân gút đồ uống có tính lợi tiểu như các loại nước ngọt có ga vì nó làm tăng nguy cơ béo phì – một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gout
  • Nên giảm các loại đồ uống có nhiều vitamin C như: Nước cam, chanh, vì các đồ uống này làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, từ đó tăng nguy cơ sỏi thận
  • Nên bổ sung đủ nước mỗi ngày từ 2-3 lít

Chế độ sinh hoạt

  • Khi bị mắc bệnh gout nên nghỉ ngơi, không nên đi lại nhiều
  • Vận động nhẹ nhàng, thường xuyên không được vận động quá mạnh
  • Lên kế hoạch và thực hiện giảm cân, tránh béo phì cho bệnh nhân gút.
  • Giúp bệnh nhân gút giữ ấm cơ thể, tránh để nhiễm lạnh.
  • Giúp bệnh nhân giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh stress.
  • Nên ngâm chân bằng nước ấm hoặc thảo dược vào buổi tối

Thực hiện đúng quy định đặt ra

  • Không nên tự ý cho bệnh nhân dùng thuốc mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Người nhà nên động viên bệnh nhân, tiếp thêm sứ mạnh và động lực cho họ để tiếp tục điều trị

Lưu ý: Bệnh Gout là căn bệnh có thể điều trị được, tuy nhiên ngoài việc uống thuốc thì bạn cần phải kết hợp các chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách hợp lý và khoa học để có thể tiết kiệm thời gian chữa trị cũng như mang lại hiệu quả hơn.

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 11:59 - 03/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *