Cách chữa thoái hóa khớp háng giúp ngăn chặn và hồi phục hiệu quả

Thoái hóa khớp háng là tình trạng sụn khớp bị phá hủy, các phần mềm quanh khớp cũng bị tổn thương dẫn đến phá hủy các khớp tại vùng bẹn. Khi nhận thấy có các dấu hiệu đau nhức vùng bẹn, tê cứng khớp, không thể thực hiện động tác gập đùi, khi vận động thường phát ra tiếng lục cục bên trong xương…Thì bạn cần phải đi khám ngay để được chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng phù hợp.

Nội dung bao gồm:

I. Kiến thức về bệnh thoái hóa khớp háng

II/ 5 Cách chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả hiện nay

III/ Biện pháp phòng bệnh thoái hóa khớp háng

Thông tin về bệnh thoái hóa khớp háng

I. Kiến thức về bệnh thoái hóa khớp háng

A. Bệnh thoái hóa khớp háng là gì?

Thoái hóa khớp háng theo tiếng anh được gọi là Osteoarthritis. Tên gọi này được đề xuất vào năm 1907, sử dụng theo tên của bác sĩ người Anh A.E.Garrod.

Theo Tiến sĩ-Bác sĩ Huỳnh Quang Đông, Nguyên Trưởng khoa Nội, Phó khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Bệnh thoái hóa khớp háng xảy ra do hiện tượng hao mòn lớp xương sụn bao bọc quanh các đầu chỏm xương đùi.  Khi lớp sụn này bị mòn hết và mất dần khả năng bôi trơn và ma sát khiến cho phần xương chỏm va vào nhau và gây đau nhức, khiến người bệnh đi lại khó khăn.

B. Biểu hiện nhận biết thoái hóa khớp háng

Các triệu chứng của thoái hóa khớp háng thường phát triển chậm và có chuyển hướng xấu sau đó một thời gian.

#1. Biểu hiện lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng bao gồm các biểu hiện cơ năng do người bệnh mô tả và biểu hiện thực thể do bác sĩ khám và nhận thấy

+ Biểu hiện cơ năng

Giai đoạn đầu khi bệnh thoái hóa khớp háng mới khởi phát, người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở vùng bẹn. Cơn đau xuất hiện một cách từ từ rồi sau đó tăng dần lên.

Lúc đầu, cơn đau tập trung chủ yếu ở vùng bẹ rồi lan dần xuống mặt trước đùi, sang bên hông và chuyển đến mặt sau đùi. Đối với một số trường hợp, con đau tập trung ở mặt trước đùi, khớp gối chứ không có dấu hiệu đau nhức ở vùng háng.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau tăng lên khi đi lại nhiều hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Đặc biệt, trong thời gian đầu, người bệnh thường khó làm một số động tác như ngồi xổm, trèo lên ghế,… Sau đó, bệnh chuyển sang mức độ nặng hơn, bệnh nhân có triệu chứng đi khập khiễng, phải chống gậy. Mặt khác, thời tiết thay đổi khiến cơn đau nhức diễn ra dữ dội hơn.

Đau nhức - Biểu hiện dễ nhận biết của bệnh thoái hóa khớp háng.
Đau nhức – Biểu hiện dễ nhận biết của bệnh thoái hóa khớp háng.

+ Biểu hiện thực thể

Thông qua thăm khám, bác sĩ có thể nhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp háng như sau:

Bề ngoài của khớp háng không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc có ít trong thời gian bệnh mới bộc phát. Chẳng hạn như chân hơi co gấp.

Khi bệnh tiến triển sau thời gian, cơ đùi và mông có triệu chứng teo, người bệnh vận động hạn chế trong hoạt động quay và duỗi.

Nếu khớp háng tổn thương nhiều, bệnh nhân rất khó cử động, chân không thể duỗi thẳng khi nằm.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra triệu chứng thực thể của bệnh thoái hóa khớp háng bằng cách đo chiều dài hai bên chân, bên tổn thương thường có biểu hiện co lại. Hoặc khi ấn lên vùng bẹn, người bệnh sẽ thấy phần mềm trên mông đau nhiều.

#2. Biểu hiện cận lâm sàng

Muốn biết triệu chứng cận lâm sàng của bệnh, bác sĩ cần tiến hành các biện pháp hay thủ thuật như chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ MRI.

Một vài triệu chứng nhận biết của thoái hóa khớp háng qua chụp X - quang:

+ Đặc xương dưới sụn

Dựa vào hình chụp X – quang, bác sĩ sẽ thấy các chỏm xương đùi, ổ cối xương chậu, trong phần xương đặc có một số các hốc nhỏ hình trứng hoặc hình tròn với đường kính 2 – 3mm. Đôi khi các xương đặc này có thể to hơn và thông vào ổ khớp.

+ Mọc gai xương

Gai xương mọc ở giới hạn ngoài của sụn khớp và thường nằm ở một số vị trí như phần giữa ổ cối, phần mái của ổ cối và quanh lổ dây chằng tròn.

+ Biến dạng khớp

Thông thường, bất cứ thoái hóa khớp nào nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng đều gây biến dạng khớp. Đối với thoái hóa khớp háng, phần chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu có thể bị biến dạng. Tuy nhiên, ở trường hợp này, bác sĩ không tìm thấy dấu hiệu có hình ảnh dính khớp hoàn toàn.

Ngoài ra, chụp X – quang giúp bác sĩ phát hiện ra khe hẹp và nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng thứ phát.

C. Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng

Dựa theo số liệu thống kê hàng năm của Mỹ có khoảng 10 triệu người mắc phải bệnh thoái hóa khớp háng. Và ở Việt Nam khoảng 60% người trên tuổi 65 và 80% người từ tuổi 85 trở lên mắc bệnh thoái hóa khớp háng. Con số này không ngừng tăng lên mỗi năm và có khuynh hướng trẻ hóa, bắt đầu từ độ tuổi 45. Vậy đâu chính là lý do khiến bệnh thoái hóa khớp háng tăng lên một cách đáng báo động như vậy?

Các nguyên nhân đặc trưng gây bệnh thoái hóa khớp háng

Các nguyên nhân đặc trưng gây bệnh thoái hóa khớp háng:

  • Béo phì: Khớp háng giữ vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ khung xương dưới. Do đó, trọng lượng cơ thể tăng lên một cách không kiểm soát chính là nguyên nhân khiến khớp háng bị căng thẳng do chịu một áp lực lớn. Bên cạnh đó, dư thừa chất béo trong cơ thể khiến các mô mỡ sản sinh ra protein gây hại trong và xung quanh xương khớp.
  • Giới tính:Thông thường, phụ nữ thường có nguy cơ bị thoái hóa khớp háng cao hơn so với nam giới, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như khung xương yếu hoặc do trải qua quá trình mang thai, xương có dấu hiệu yếu dần,…
  • Tuổi già: Về già xương khớp bị lão hóa và dẫn đến thoái hóa là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, khớp háng luôn chịu tác động của cả cơ thể nên rất dễ bị thoái hóa nhanh.
  • Chấn thương khớp: Người bệnh thoái hóa khớp háng do chấn thương. Hiện tượng này có thể xảy ra trong quá trình vận đông như chơi thể thao hay gặp tai nạn. Ngay cả với những vết thương nhiều năm đã lành cũng có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp.
  • Di truyền học: Nếu gia đình bạn có người bị thoái hóa khớp háng thì khả năng bạn bị bệnh là điều không khó tránh khỏi.
  • Nghề nghiệp: Nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng nghề nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, nhất là những ai hoạt động hay đứng thường xuyên.

Đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng thường xảy ra chủ yếu ở những người có tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp háng. Ngoài ra, tỷ lệ phần trăm người mắc bệnh thoái hóa khớp háng cao thường tập trung ở người già, người nghiện rượu, người béo phì, thừa cân hoặc người hút thuốc lá, người bị chấn thương khớp háng,… Đồng thời, bệnh cũng có thể xảy ở các bệnh nhân không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào kể trên.

D. Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp háng

Bệnh thoái hóa khớp gối hay thoái hóa khớp háng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể phát sinh theo hướng xấu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Gây đau nhức: Thoái hóa khớp háng gây đau nhức dữ dội xung quanh mông và có thể gây ảnh hưởng đến đùi, đầu gối. Cơn đau dai dẳng và kéo dai khi khớp háng bị chấn thương hoặc khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Biến dạng khớp: Một khi khớp háng bị thoái hóa chuyển sang nặng, xương khớp liên quan đến khớp háng dần biến dạng, trật khớp hoặc mọc xương gai. Người bệnh có biểu hiện đi đứng khập khiễng.
  • Tàn phế, teo cơ: Biến dạng khớp có thể gây ảnh hưởng đến cột sống và dây thần kinh. Tình trạng này kéo dài có thể gây teo cơ, mất khả năng đi lạ và dẫn đến tàn phế.

E. Chẩn đoán thoái hóa khớp háng

Để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp háng một cách chính xác nhất, ngoài các biểu hiện lâm sàng và tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào các xét nghiệm cũng như thủ thuật sau đây.

Chẩn đoán giúp xác định vị trí tổn thương ở khớp háng
Chụp MRI khớp háng

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối bằng thử nghiệm hình ảnh:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này sử dụng sóng vô tuyến và từ trường mạnh để tạo hình ảnh chi tiết về các mô xương, sụn, mô mềm cũng như vị trí tổn thương ngay tại khớp háng.
  • X – quang: Sử dụng tia X có nhiều hướng khác nhau quét qua khớp háng và thu được hình ảnh. Dựa vào hình ảnh, bác sĩ sẽ xem xét phần sụn bị mất đi bằng cách xem khoảng cách của hai khớp xương.

Phân tích máu hoặc dịch chất lỏng có chứa trong khớp cũng là cách chẩn đoán thoái hóa khớp háng.

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cho xương khớp không có nhưng một số xét nghiệm máu nhất định có thể giúp phát hiện ra nguyên nhân gây đau khớp háng.
  • Phân tích chất lỏng: Dùng kim chọc hút một ít chất lỏng trong khớp háng rồi sau đó tiến hành phân tích kiểm tra. Dựa vào kết quả bác sĩ có thể chẩn đoán thoái hóa khớp háng do nhiễm trùng hoặc do bệnh gout gây ra.

II/ 5 Cách chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả hiện nay

Mục tiêu chung của các phương pháp điều trị bằng tây y, đông y hay vật lý trị liệu đều mong muốn người bệnh thoát khỏi các triệu chứng đau nhức khó chịu do bệnh hành hạ. Chính vì vậy, người bệnh chỉ cần tuân thủ theo đúng yêu cầu của bác sĩ, chữa bệnh đúng cách, đúng thời điểm,… bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được.

1- Dùng thuốc trị thoái hóa khớp háng

Bác sĩ Đông khẳng định rằng hiện nay chưa có loại thuốc chữa thoái hóa khớp háng nào hiệu quả và triệt để. Do đó nếu bệnh nhân đau quá bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau, tiêu viêm, kháng viêm không chứa steroid.

Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau – Giải pháp chữa thoái hóa khớp háng tạm thời

Nhưng đây được xem là giải pháp hạn chế cơn đau tạm thời và không có tác dụng lâu dài. Việc sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác như: viêm loét dạ dày, tá tràng, ảnh hưởng tới gan, thận,… Tuyệt đối không được tự ý kê đơn và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

2- Điều trị thoái hóa khớp háng bằng Nội Khoa

Đối với phương pháp chữa thoái hóa khớp háng bằng nội khoa, bệnh nhân nên thăm khám để được các bác sĩ hướng dẫn điều trị bằng phương pháp này nhằm mục đích:

+ Tạo điều kiện để khớp háng được nghỉ ngơi: hạn chế đi bộ, vận động nặng, nên có chế độ kiểm soát cân nặng hợp lý trong thời gian này…

+ Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập bơi, aerobic dưới nước, đi xe đạp,… Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến chuyên gia xem có phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại hay không.

+ Ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp: ăn nhiều rau xanh, bổ sung lượng canxi thiết yếu vào cơ thể. Ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.

+ Bị cơn đau nên hạn chế vận động, khi vận động cần có chỗ dựa hoặc người đỡ để tránh té, ngã.

3- Cách chữa thoái hóa khớp háng bằng phẫu thuật ngoại khoa

Phẫu thuật thay khớp háng chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng, cơn đau dồn dập vào ban đêm kéo dài đến sáng, đau cả người, có dấu hiệu teo cơ, hạn chế vận động của khớp háng. Xương chỏm đùi có dấu hiệu biến dạng khi nhìn qua X-quang.

Thay khớp háng là phẫu thuật khá phổ biến giúp người bệnh hạn chế đau đớn và sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường. Tuy nhiên tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ có chỉ định khác nhau. Sau phẫu thuật bệnh nhân cần phải tập phục hồi chức năng để sớm lấy lại biên độ vận động của khớp và hạn chế tình trạng teo cơ do không vận động trong thời gian dài.

4- Vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp háng

Thực hiện liệu pháp vật lý trị liệu giúp cho cơ thể bạn linh hoạt hơn và cho phép khớp xương háng của bạn di chuyển trơn tru hơn. Một vài bài tập giúp bạn cải thiện bệnh thoái hóa khớp háng ngay tại nhà:

Các bài tập chữa thoái hóa khớp háng

Bài tập số 1: 

Các bạn ngồi bẹp trên sàn, bên dưới có kê tấm thảm. Sau đó, chập hai lòng bàn chân lại với nhau, hai đầu gối dang rộng ra hai bên tạo thành một hình thoi. Tiếp đến, các bạn kéo hai đầu bàn chân sát vào háng, kéo đến khi cảm thấy đau nhói không chịu được nữa thì dừng lại. Thực hiện động tác này 10 lần.

Bài tập số 2: 

Các bạn nằm ngửa trên sàn, chân đưa lên cao rồi từ từ co khớp gối vào lòng. Sau đó, dùng tay ôm trọn khớp gối kéo sát vào ngực. Sau khi hít thở sâu, các bạn nhẹ nhàng hạ chân xuống và thực hiện lặp lại động tác khoảng 30 lần.

Nếu các bạn không chắc chắn về tư thế mình đang tập. Tốt nhất các bạn nên yêu cầu sự chỉ dẫn của nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn chi tiết giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương.

5- Dùng thuốc trị thoái hóa khớp háng theo Đông y

Nếu chẳng may mắc bệnh thoái hóa khớp háng, ngoài việc điều trị bằng thuốc tân dược, bạn có thể áp dụng các bài thuốc chữa thoái hóa khớp háng từ đông y. Đây đều là các nguyên liệu thảo mộc tự nhiên nên khá an toàn. Đồng thời, giúp bồi bổ khí huyết, đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Các bài thuốc đông y chữa thoái hóa khớp háng như sau:

Nguyên liệu cần có: 10g lá lốt, 12g cỏ xước, 18g sinh địa, 12g cây trinh nữ, 12g hà thủ ô, 8g thiên niên kiện, 12g thổ phục linh, 8g quế chi 12g hà thủ ô.

Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị vào ấm và sắc.

Cách dùng: Sử dụng nước sắc uống hết trong ngày. Mỗi ngày uống một thang, sau một liệu trình bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.

III/ Biện pháp phòng bệnh thoái hóa khớp háng

Hiện nay chưa có loại thuốc trị thoái hóa khớp háng hiệu quả, do đó ,việc ngăn ngừa và phòng tránh bệnh từ ban đầu là rất cần thiết. Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng diễn ra, bạn cần thực hiện tốt những điều sau đây:

đi bộ phòng tránh thoái hóa khớp háng
Các biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng hiệu quả
  •  Kiểm soát được tình trạng cân nặng: Thừa cân, béo phì là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các bệnh về xương khớp, trong đó có tình trạng thoái hóa khớp. Cơ thể đột ngột tăng cân tạo áp lực lên toàn bộ khung xương mà chủ yếu là vùng xương chậu, là nguyên nhân khiến cho các khớp tại đây dễ bị thoái hóa hơn. Vì vậy bạn cần phải kiểm soát cân nặng của mình một cách hợp lý để giảm tình trạng quá tải cho xương khớp và cột sống.
  • Bổ sung nhiều rau, củ,quả: Rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc, là thực phẩm giàu vitamin thiên nhiên rất cần thiết cho quá trình chống oxy hóa của xương.
  • Khoáng chất: Các loại hải sản như cua, ghẹ, cá, ốc,.. Hoặc xương, sụn là các loại thực phẩm chứa lượng lớn canxi, sắt, kẽm, acid béo omega 3- 6-9 để tăng cường hệ miễn dịch đối với xương khớp.
  • Tăng cường các hoạt chất sinh học: Glucosamin, Chondroitin, Collagen type II, MSM giúp bôi trơn khớp, tăng cường độ ổn định và bền chắc cho khớp.
  • Tập thể dục: Thường xuyên vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng, giúp cho các khớp xương linh động: đi bộ, đạp xe đạp, ngồi thiền, bơi lội,..
  • Tránh xa chất kích thích: Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê để vì các chất này rất có hại cho hệ cơ xương khớp.
  • Không làm việc quá sức: Hạn chế lao động nặng nhọc, lao động quá sức, khiêng vác nặng, vận động sai tư thế hoặc chuyển đổi tư thế đột ngột.
  • Tâm lý thoải mái: Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài.
  • Thăm khám: Khi cơ thể có nhiều biểu hiện khác thường thì nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ điều trị phù hợp.

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp qua một số cách điều trị thoái hóa khớp háng tốt hiện nay. Hi vọng qua bài chia sẻ này người bệnh sẽ tìm thấy được phương pháp ngăn ngừa và chữa bệnh thoái hóa khớp háng phù hợp nhất.

BT: Thúy Hằng

➥ Bạn nên xem ngay:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 14:04 - 25/07/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *