14 cách chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1 phổ biến hiện nay

Ở giai đoạn đầu, bệnh thoát vị đĩa đệm L5-S1 chưa xuất hiện biến chứng chèn ép nặng nề, bệnh nhân không cần phẫu thuật mà vẫn có thể khỏi bệnh nhờ cách chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1 theo phương pháp bảo tồn kết hợp Đông và Tây y.

Nội dung bao gồm:

I. Thoát vị đĩa đệm L5-S1 là gì?

II/ 14 cách chữa trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 phổ biến

III/ Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1

I. Kiến thức về thoát vị đĩa đệm L5-S1

A. Thoát vị đĩa đệm L5-S1 là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm L5-S1 nói riêng không chỉ gây khó chịu cho người mắc phải bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh cần tiến hành điều trị sớm, để khắc phục và kiểm soát bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để chữa và phòng tránh bệnh, tốt nhất bệnh nhân cần nắm rõ thông tin về bệnh. Chẳng hạn bệnh thoát vị đĩa đệm L5-S1 là gì và thông số L5-S1 có ý nghĩa như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm L5-S1 - Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1
Hình ảnh đốt thắt lưng 5 (L5) và xương cùng thứ nhất (S1) của cột sống

Theo nhận định của Giáo sư Trần Ngọc Ân (Nguyên trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai): Bệnh thoát vị đĩa đệm L5-S1 là bệnh lý liên quan đến đĩa đệm trong cột sống thắt lưng số 5 bị thoát ra ngoài.

Có thể hiểu sâu hơn, thoát vị đĩa đệm L5-S1 được xem là điểm tựa chính của cột sống giúp cột sống có thể di chuyển linh hoạt như cúi người, vặn trái, bặn phải,… Và L5 và S1 có ý nghĩa như sau, L5 là phần thấp nhất của năm đốt sống cột sống thắt lưng vị trí số 5 (L5), nó nằm gần xương cùng đầu tiên. Đốt sống này có thể bị trượt về phía trước trên đốt sống đầu tiên của xương ống (S1) và gây đau cho người bệnh khi rễ dây thần kinh bị đè nén.

Bác sĩ Ngọc Ân cho biết thêm: Thông thường, đốt sống L5 và S1 được kết nối ở mặt sau của cột sống bởi hai khớp xương và nếu chúng có những chuyển động bất thường do thoái hóa sẽ dẫn đến đau nhức.

B. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5-S1?

Ở Việt Nam, bệnh thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở người trên 60 tuổi do quá trình lão hóa xương khớp. Tuổi tác càng cao thì chức năng của cột sống càng suy giảm và dẫn đến thoái hóa. Thoái hóa đốt sống lâu ngày có thể gây thoái hóa đĩa đệm và tiến triển thành thoát vị đĩa đệm kèm theo sự hình thành gai xương chèn ép vào tủy sống và dây thần kinh.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5S1 - Thoát vị đĩa đệm L5 S1
Một vài nguyên nhân điển hình gây thoát vị đĩa đệm L5S1

Không chỉ phổ biến ở người cao tuổi mà thoát vị đĩa đệm cũng ngày càng gia tăng ở giới trẻ. Đoạn cột sống L5-S1 là bản lề để cột sống thực hiện các động tác cúi, nghiêng, ưỡn người… nên đoạn đĩa đệm này thường phải chịu nhiều áp lực nên dễ bị chấn thương và suy yếu. Trong quá trình vận động khó tránh khỏi những va đập do té ngã, tại nạn giao thông, tai nạn lao động gây chấn thương đĩa đệm có thể khiến nhân nhầy thoát vị ra khỏi đĩa đệm. Chưa kể, một số người trẻ ngồi làm việc sai tư thế, cúi nâng vật nặng đột ngột, mang vác nặng, chơi thể thao không đúng tư thế cũng làm gia tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh về đĩa đệm, cột sống hay bất thường về cấu trúc cột sống như gai cột sống, gù vẹo cột sống bẩm sinh thì nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cũng cực kỳ cao.

C. Nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5-S1

Triệu chứng đau nhức của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 – S1 có thể xuất hiện chậm hoặc đột ngột, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của từng người. Khi bệnh mới phát triển, đĩa  đệm của bạn có dấu hiệu phình ra và bạn sẽ gặp phải một vài biểu hiện rắc rối sau đây:

  • Đau dây thần kinh tọa: Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy xuất hiện cơn đau lưng dai dẳng. Cơn đau có thể đau âm ỉ và sau đó có thể tăng lên gây đau nhức dữ dội. Bên cạnh đó, cơn đau giảm dần khi bệnh nhân nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Cơn đau thường lan tỏa ở phía sau chân và không xa hơn đầu gối.
  • Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau nhức tăng lên khi thực hiện các hoạt động như uống hoặc nâng đồ vật.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5S1 - Chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 gây đau nhức vùng lưng và sau đó lan rộng xuống đùi và chân.

Khi đĩa đệm phát triển thành thoát vị (trường hợp nặng), người bệnh sẽ bị đau thần kinh tọa. Biểu hiện của bệnh đó là bệnh nhân cảm thấy cơn đau lưng gia tăng và có cảm giác đau nhức vùng hông lan dần xuống vùng mông và đùi rồi xuống chân. Điều này xảy ra, do hệ thần kinh cảm giác dưới chân bị ảnh hưởng gây ra phản ứng viêm dây thần kinh, gây đau nhức các vùng xung quanh.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các triệu chứng như sau:

  • Đau ở chân khi ho hoặc hắt hơi.
  • Chân bị tê bì hoặc mất cảm giác.
  • Yếu cơ ở chân.
  • Mất cảm giác ở một bên đùi hoặc cả hai bên.
  • Người bệnh cảm thấy vận động, di chuyển khó khăn, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.
  • Mặt khác, rối loạn chức năng ruột và bàng quang cũng có thể xảy ra trong trường hợp bệnh này.

D. Biến chứng của thoát vị đĩa đệm L5-S1?

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5-S1 không được chữa trị có thể gây ra nhiều biến chứng. Các biến chứng có thể xảy ra sau đây:

# Rối loạn chức năng tiết niệu và bài tiết

Các dây thần kinh rất cần thiết cho sự hoạt động của hệ thống bài tiết và tiết niệu xuống tủy sống như một phần của cauda equina (Bó dây thần kinh cột sống, nối dài từ tủy sống qua trung tâm của cột sống). Nếu thoát vị đĩa đệm L5-S1 gây đèn nén cauda equina, chúng sẽ trở thành hội chứng equina cauda (chùm đuôi ngựa).

Chính vì vậy, Một khi các sợi dây thần kinh này bị ảnh hưởng và tổn thương do thoát vị đĩa đệm L5-S1 gây ra. Chúng có thể gây ra một vài rối loạn như rối loạn bàng quang, gây khó khăn trong tiểu tiện hoặc tiểu tiện không kiểm soát được.

Theo trung tâm Y tế Đại học Maryland cảnh cáo, hội chứng equina cauda có thể gây tổn thương vĩnh viễn bàng quang và không có khả năng hồi phục.

# Gây rối loạn cảm giác

Tổn thương từ hội chứng equina cauda có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác và gây đau nhức và tê bì ở một bên chân hoặc cũng có thể xảy ra ở cả hai bên. Thậm chí, trường hợp bệnh nặng có thể gây teo cơ hoặc bị tê liệt.

II/ 14 cách chữa trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 phổ biến

Cách chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1 hiện nay bao gồm điều trị nội khoa, phục hồi chức năng và ngoại khoa (theo Tây y); điều trị bằng thuốc, kết hợp châm cứu, xoa bóp (theo Đông y)… Tùy thuộc vào tình trạng thoát vị, mức độ chèn ép, các biểu hiện lâm sàng, thể trạng bệnh nhân, nguy cơ về biến chứng,… mà áp dụng phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 phù hợp.

Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu, chưa xuất hiện biến chứng chèn ép nặng nề thì không cần phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có thể cải thiện bệnh hiệu quả bằng các biện pháp điều trị bảo tồn, kết hợp Đông và Tây y sau đây:

1- Điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 bằng Tây y

Nếu bạn đang gặp rắc rối với căn bệnh thoát vị đĩa đệm L5S1, thuốc Tây sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn.

#1. Thuốc giảm đau chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1

Với những cơn đau từ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen (Tylenol…), ibuprofen (Advil…)  hoặc naproxen (Aleve…). Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây xuất huyết tiêu hóa hoặc sử dụng acetaminophen liều cao có thể gây hại cho gan nên cần phải thận trọng.

#2. Điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 bằng thuốc giãn cơ

Một số loại thuốc giãn cơ như diazepam (Valium) hoặc cyclobenzaprine (Flexeril) cũng có thể chỉ định trong chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 nếu bệnh nhân thấy đau lưng hoặc co thắt các chi. Thuốc có thể gây tác dụng phụ là chóng mặt.

Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm sau khi dùng các thuốc trên, bác sĩ có thể kê chất opiat (codeine) hoặc kết hợp hydrocodone – acetaminophen (Lortab, Vicodin) trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ảnh hưởng đến cảm xúc, lẫn lộn, buồn nôn, táo bón khi sử dụng.

Thuốc tây điều trị thoát vị đĩa đệm L5S1 - Điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1
Giảm đau thoát vị đĩa đệm L5S1 hiệu quả bằng thuốc Tây

#3. Thuốc trấn tĩnh thần kinh – Chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1 

Một số loại thuốc giúp an thần, trấn tĩnh thần kinh như gabapentin (Neurontin…), vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12)  có thể được sử dụng. Bác sĩ điều trị có thể tiêm corticoid trực tiếp vào khu vực xung quanh các dây thần kinh cột sống L5 S1 để ức chế viêm.

Chú ý: Việc sử dụng thuốc trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 đều phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

#4. Điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ là giải pháp cuối cùng được bác sĩ chỉ định sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh. Theo thuật ngữ y khoa, phẫu thuật được xem là thủ thuật ngoại khoa xâm lấn và phương pháp này được sử dụng khi bệnh thoát vị đĩa đệm không có khả năng thuyên giảm sau khi sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa và bệnh có nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Theo một số báo cáo của chuyên khoa xương khớp tại các bệnh viện lớn, các ca phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 có tỷ lệ phục hồi bệnh khá cao (đạt 90%). Tiến trình sau phẫu thuật khá tốt, bệnh nhân có thể phục hồi nhanh chóng chỉ sau đó vài ngày. Người bệnh chỉ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ sau đó vài tháng, bệnh sẽ được kiểm soát tốt.

Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Phẫu thuật cũng vậy, biện pháp này cũng có thể gây ra nhiều biến chứng cụ thể như nhiễm trùng, viêm tắc tĩnh mạch, cứng khớp hoặc liệt khớp,… Do đó, trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

2- Chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1 bằng vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu là cách trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 mang đến hiệu quả cao. Các phương pháp trị liệu cho người thoát vị đĩa đệm L5 S1  bao gồm:

#1. Điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1 bằng nhiệt trị liệu

Chườm nóng (túi nước nóng, muối rang, cám rang, ngải cứu, lá lốt nướng nóng), hồng ngoại, đắp Paraphin , tắm ngâm suối bùn nóng… có tác dụng giảm đau và chống co cứng cơ, làm giãn mạch và tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng.

#2. Điện trị liệu – Phục hồi chức năng bệnh thoát vị đĩa đệm L5-S1

– Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở sâu bên trong, tăng cường chuyển hóa, chống phù nề và giảm đau, chống viêm.

– Dòng xung điện giúp kích thích thần kinh cơ, giảm đau và tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng.

– Dòng Gavanic và Faradic có tác dụng tăng cường quá trình khư cực và dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ việc đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn thương tốt hơn.

#3. Chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1 bằng LaserChữa thoát vị đĩa đệm L5S1 bằng Laser - Cách trị thoát vị đĩa đệm L5S1

Laser có tác dụng làm mềm mô cơ, giảm đau, chống viêm và tăng cường tái tạo các tổ chức nên thường được sử dụng trong chữa bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1.

#4. Siêu âm giúp điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1

Siêu âm giúp làm mềm tổ chức tổn thương và xơ sẹo ở trong sâu, giảm đau, chống viêm, tăng cường chuyển hóa, tăng tái tạo tổ chức.

#5. Chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1 bằng phương pháp kéo giãn cột sống

Kéo giãn cột sống giúp giải phóng nhân nhầy đĩa đệm trở về vị trí cũ, giảm chèn ép dây thần kinh và tủy sống, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng nhằm tái tạo các tổ chức ở đĩa đệm. Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định kéo giãn cột sống sao cho phù hợp.

#6. Bài tập vận động điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1

Bệnh nhân được yêu cầu tập các bài tập mạnh cơ lưng, cơ bụng để giữ vững cột sống. Một số trường hợp có thể cho tập yoga để tăng sự chắc khỏe của cơ bắp và sự linh hoạt của cột sống.

Bệnh nhân có thể tham khảo bài tập vận động đơn giản hỗ trợ chữa trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 như sau:

  • Nằm ngửa, cong đầu gối sao cho lưng ở vị trí trung lập – không quá cong và không được ép thành sàn, không được nghiêng hông lên.
  • Co cơ bụng và nâng hông khỏi sàn nhà.
  • Xếp thẳng hông với đầu gối và vai, giữ vị trí này và thở sâu 3 lần hoặc giữ trong khoảng 5 – 8 giây.
  • Lặp lại bài tập này nhiều lần.

3- Cách chữa thoát vị đĩa đệm L5 S1 bằng các phương pháp bổ trợ

#1. Biện pháp xoa bóp – massage điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1

Các kỹ thuật xoa bóp – massage tác động vào da thịt, mạch máu, thần kinh và các cơ quan thụ cảm có tác dụng làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ, chống viêm và giảm phù nề, tăng cường trao đổi chất, làm giãn các vùng cơ co cứng, tăng tính linh hoạt của khớp, cải thiện vận động, hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1.

#2. Thủ thuật châm cứu – bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1

Châm cứu – bấm huyệt là một thủ thuật chữa bệnh phổ biến trong Đông y và Y học cổ truyền có tác dụng giải tỏa thần kinh, giảm đau nhức,kích thích quá trình lưu thông máu, tăng cường phục hồi tổn thương, tăng cường sức đề kháng… hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị các bệnh xương khớp nói chung, cách trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 nói riêng.

#3. Tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cột sống L5-S1

Yoga là phương pháp tập luyện đòi hỏi sự tập trung cao độ của tinh thần và thể chất dựa trên nguyên tắc kiểm soát hơi thở và giữ nguyên tư thế. Yoga giúp thư giãn tinh thần và thể chất, tăng cường thể lực, cải thiện sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả. Yoga được ứng dụng trong chữa thoát vị đĩa đệm giúp điều tiết lưu thông máu, giảm đau, tăng cường sự linh hoạt và dẻo dai của cột sống. Bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia Yoga sẽ thiết kế những bài tập yoga phù hợp với mức độ bệnh và thể chất người bệnh.

4 – Đông y chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1

Với một số trường hợp bệnh nhẹ, điều trị thoát vị đĩa đệm L5 – S1 là lựa chọn tối ưu cho người bệnh. Bởi thuốc không chỉ an toàn mà còn tác động vào trực tiếp vào bộ phận gây đau, giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh hiệu quả. Đồng thời, thuốc đông y còn có công dụng bồi bổ khí huyết, giúp máu lưu thông tốt đến hệ xương khớp, giúp giảm đau nhức.

Tuy nhiên, thuốc đông y được chiết xuất từ các vị thuốc tự nhiên nên hiệu quả mà thuốc mang lại không nhanh như thuốc Tây. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

III/ Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1

Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự chuyển biến tích cực của cơ thể sau vài tháng điều trị thoát vị đĩa đệm mà không cần phải phẫu thuật. Nhưng để có thể điều trị dứt điểm, ngoài việc kiên trì thực hiện các phương pháp chuyên khoa, bệnh nhân cũng cần phải  thay đổi lối sống cho phù hợp để phòng ngừa bệnh tái phát:

#1. Vận động hợp lý và duy trì đúng tư thế

Tránh xa các hoạt động mạnh có thể gây đau nhức nhiều hơn như uốn cong người, nâng và hạ vật nặng. Duy trì các tư thế tốt để giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm.

#2. Tập thể dục hàng ngày

Thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ nhàng , chơi các môn thể thao phù hợp để giúp hệ xương khớp chắc khỏe, tăng cường cơ bắp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp và đĩa đệm cột sống.

#3. Kiểm soát cân nặng

Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm L5S1
Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm L5S1 bằng cách kiểm soát cân nặng

Bệnh nhân cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cân nặng ổn định, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp. Tránh tình trạng thừa cân, béo phì tạo áp lực lên cột sống và đĩa đệm, khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm trầm trọng hơn.

#4. Từ bỏ các thói quen không tốt

Không hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác để giảm thiểu các vấn đề về xương, khớp và cột sống. Hạn chế làm việc quá sức, nên giảm khối lượng công việc để có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi cột sống và đĩa đệm.

Ngoài ra, người bênh cũng nên bổ sung vào khẩu phần ăn những thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin nhóm B như B1, B6, B2, giúp giảm thiểu các triệu chứng tê bì tay chân, và hỗ trợ máu lưu thông tốt.

Trên đây là các thông tin hữu ích về bệnh thoát vị đĩa đệm L5-S1 cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo để hiểu hơn về bệnh. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường liên quan đến các triệu chứng mà chúng tôi đề cập bên trên. Điều bạn cần làm ngay bây giờ đó là đến ngay bệnh cơ sở thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L5-S1.

Biên tập: Hằng Nguyễn

➥ Bạn nên tham khảo: 5 Cách chữa bệnh phồng lồi đĩa đệm cột sống L4 – L5 – S1

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 16:28 - 21/02/2020

Bình luận

  1. Nguyễn hữu mười Trả lời

    Tôi đang bị thoát vị địa đệm L5S1 .và bị đau âm ỉ,thậm chí đau mạnh từ phía sau lưng bên phải suống toàn bộ phìa sau chân phải.
    Cảm giác rất khó chịu lên toàn chân và lưng.
    Tôi bị 2 tháng nay rồi nhưng bệnh chuyển biến rất chậm. Mặc dù dc bs cho thuốc kháng viêm và giãn cơ… nhưng biểu hiện vẫn còn đau khó chịu.
    Có cảm giác tê chân,nóng và rần rần ở chân bên phải.
    Xin hỏi Bs vui long tư vấn cách điều trị triệt để bệnh nay.
    Xin cảm ơn

    1. Vinh Adam

      anh mười bị giống em đó anh ạ em bị L4,L5,S1 đi lại đau nhức vô cùng nó còn bị tê nhữ xuống vùng mông đùi và chân , em trước điều trị tại bệnh viện bạch mai mãi chẳng đỡ hơn . vừa rồi rất may mắn được mọi người chia sẻ đến nhà thuốc dòng họ đỗ minh điều trị bằng bài thuốc đông y gia truyền kết hợp làm thêm châm cứu và day bấm huyệt 10 ngày là thấy đỡ đau nhức đi lại dễ chịu hơn hẳn ,đến nay em điều trị được 2 tháng rồi đi lại không còn thấy hiện tượng đau nhức nữa rồi đấy anh xem đến đó mà điều trị cho đỡ mất thời gian . em thấy ở đây người ta điều trị hiệu quả nhanh đó
      https://benhviemxuongkhop.com/chua-benh-thoat-vi-dia-dem-tai-nha-thuoc-do-minh-duong-co-dat-khong-n3697.html

  2. Lập Trả lời

    anh vin làm ơn cho tôi xin cái địa chỉ hoặc sđt chỗ nhà thuốc dòng họ đỗ minh với nhé , hiện tôi đang uống thuốc điều trị tại bệnh viện nhưng mà thấy ngày một đau hơn đi lại rất khổ ko thể nào đi nổi nếu ko có người kèm

  3. Vinh Adam Trả lời

    địa chỉ đây bác Lập nhé . số 37A ngõ 97 – văn cao – ba đình – hà nội sđt : 024 6253 6649 – 0963 302 349 nhà thuốc này có 2 cơ sở 1 ở hà nội và 1 ở TPHCM đó bác nhưng em điều trị tại hà nội nên em chỉ có địa chỉ trại hà nội thôi còn cơ sở TPHCM các bác nên đây mà tìm có đó ạ .
    >>> https://dominhduong.com/bai-thuoc-chua-xuong-khop-dong-ho-do-minh-duong-1487.html

  4. Lập Trả lời

    tôi cám ơn anh Vinh tôi cũng đang ở Hà Nội thôi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *