Biến chứng có thể xảy ra khi thay khớp háng

Có thể nói, thay khớp háng nhân tạo là niềm hy vọng cuối cùng của những bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến khớp háng ở mức độ nặng. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc tiến hành thay khớp háng cũng mang nhiều thuận lợi, nhất là phương pháp này lại rất khó thực hiện. Bên cạnh đó, những rủi ro, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi phẫu thuật thay khớp háng cũng là điều khiến cho các bác sĩ lo ngại. Chính vì thế, chỉ những trường hợp cần thiết, bệnh nhân mới có thể áp dụng phương pháp này. Dưới đây là những biến chứng có thể xảy ra khi thay khớp háng, bạn đọc nên biết để cân nhắc phương pháp điều trị bệnh cho mình.

Phẫu thuật thay khớp háng cho bệnh nhân

Thay khớp háng nhân tạo là phẫu thuật lấy bỏ đi phần chỏm xương đùi. Đồng thời thay thế vào đó là chỏm kim loại hay bằng sứ với một chuôi cắm vào trong lòng tủy xương đùi. Thay khớp háng nhân tạo là một cuộc phẫu thuật lớn, đòi hỏi cần phải có sự chuẩn bị tốt từ phía bệnh viện lẫn bệnh nhân. Với các phương tiện gây mê hồi sức và trang thiết bị phẫu thuật đảm bảo, cùng với đội ngũ bác sĩ giỏi thì ca phẫu thuật sẽ rất thành công. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh sẽ không tránh khỏi được những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và rất dễ mất khả năng vận động.

Khớp háng bị thoái hóa, gây đau nhức

Không phải bệnh nhân nào cũng được bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật thay khớp háng. Với những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ, sẽ được bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc để làm giảm nhanh các cơn đau nhức. Một số trường hợp sau, bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu phẫu thuật thay khớp háng để cải thiện tình trạng bệnh và duy trì khả năng vận động cho người bệnh.

Áp dụng phương pháp phẫu thuật thay khớp háng cho bệnh nhân

– Đã áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn nhưng cơn đau khớp háng vẫn kéo dài, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh

– Không thể đi lại hoặc đi lại khó khăn, nhất là đi lên hoặc đi xuống cầu thang

– Thay khớp háng nhân tạo thường áp dụng cho những bệnh lý làm tổn thương nặng khớp háng như: Hoại tử chỏm xương đùi, thoái hoá khớp háng, viêm khớp dạng thấp, gãy cổ xương đùi, bướu xương,…

8 biến chứng có thể xảy ra khi thay khớp háng

1 – Biến chứng gây mê

Một số ít bệnh nhân gặp phải tình trạng biến chứng gây mê

Hầu hết các cuộc phẫu thuật đều bắt buộc phải tiến hành gây mê cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải lúc nào công cuộc gây mê cũng mang nhiều thuận lợi. Thực tế, có một số nhỏ bệnh nhân gặp phải những biến chứng trong lúc gây mê. Có thể là bị phản ứng lại với thuốc được sử dụng hoặc một số biến chứng y tế khác như sốc phản vệ, bất tỉnh, tổn thương não, đột quỵ,… Điều này cũng khiến cho các bác sĩ cũng như bệnh nhân cảm thấy e ngại.

2 – Viêm tắc tĩnh mạch (Cục máu đông)

Viêm tắc tĩnh mạch là biến chứng rất dễ gặp ở bất cứ ca phẫu thuật nào. Riêng phẫu thuật thay thế khớp háng, không ít trường hợp có hiện tượng hình thành những cục máu đông trong lòng mạch sau mổ thay khớp. Điều này có thể là do người bệnh ít vận động chân bị mổ hoặc do sang thương mạch máu trong quá trình phẫu thuật.

Viêm tắc tĩnh mạch, gây đông máu

Khi bị viêm tắc tĩnh mạch, chân sẽ bị sưng to lên, sờ thường bị nóng và đau nhức. Nếu máu đông trong tĩnh mạch bị vỡ ra, sẽ gây tắc các mao mạch và cắt đứt nguồn cung cấp máu một phần của phổi. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên tích cực vận động chân mổ ngay sau khi tỉnh dậy, cũng có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.

3 – Nhiễm trùng

Nguy cơ nhiễm trùng sau mổ là có thể xảy ra với những bệnh nhân tiến hành phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Có thể chỉ là nhiễm trùng vùng vết mổ, hoặc nhiễm trùng sâu bên trong khớp. Theo thống kê thì tỉ lệ nhiễm trùng nói chung khoảng 1%.

Nhiễm trùng sau khi phẫu thuật thay khớp háng

Nhiễm trùng sớm thường xảy ra trong thời gian đầu sau mổ, có trường hợp nhiễm trùng muộn sẽ xảy ra sau mổ vài năm, do các loại vi khuẩn di chuyển theo đường máu từ một ổ nhiễm trùng khác trong cơ thể lan đến khớp háng.

Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Cũng có khi phải mổ cắt lọc, súc rửa vết thương nhiều lần để điều trị những trường hợp nhiễm trùng sâu. Với những trường hợp kéo dài dai dẳng phải mổ lấy khớp nhân tạo ra, sau một thời gian ổn định sẽ mổ thay lại khớp khác.

4 – Trật khớp háng

Theo khảo sát cho thấy tỉ lệ trật khớp trung bình từ 1 – 3 %. Tuỳ theo loại khớp nhân tạo mà bệnh nhân thay, đường mổ, trình trạng sức khoẻ của người bệnh, kinh nghiệm của phẫu thuật viên mà tỉ lệ trật khớp sẽ khác nhau.

Trật khớp háng sau phẫu thuật

Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh những tư thế dễ gây ra hiện tượng trật khớp như gập háng quá 90 độ, bắt chéo chân, ngồi xổm,… Nếu xảy ra trật khớp, bác sĩ sẽ nhanh chóng nắn lại khớp cho người bệnh và bó nẹp bất động trong khoảng một thời gian, hiếm khi phải mổ đặt lại khớp nhân tạo.

5 – Tổn thương thần kinh tọa

Tổn thương dây thần kinh tọa

Tình trạng tổn thương thần kinh tọa chiếm tỉ lệ nhỏ 0.5 % và thường gặp nhất ở những người phẫu thuật vào khớp háng lối sau. Tổn thương này là do kéo căng hoặc va chạm trong quá trình thao tác. Khi bị tổn thương thần kinh tọa, người bệnh sẽ có cảm giác đau tê chân theo đường đi của dây thần kinh tọa, không duỗi cổ chân được. Thời gian để bệnh phục hồi phải mất khoảng 6 tháng sau.

6 – So le chi

Hiện tượng so le chi sau khi phẫu thuật khớp háng

So le chi cũng là một trong những biến chứng rất thường hay gặp phải khi tiến hành phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Trong quá trình phẫu thuật, bao giờ bác sĩ cũng sẽ cố gắng cân bằng chiều dài 2 chân, tránh hiện tượng so le chi. Mức so le cho phép  khoảng 1-2 cm. Tuy nhiên, nếu bác sĩ phẫu thuật chuẩn bị trước mổ đầy đủ, đo kích cỡ khớp nhân tạo chính xác thì hạn chế được biến chứng so le chi.

7 – Lỏng khớp

Lỏng khớp háng nhân tạo

Theo thời gian sự kết dính giữa khớp nhân tạo với xương của người bệnh sẽ bị yếu đi, lúc này khớp nhân tạo sẽ bị lỏng. Lúc đó, người bệnh sẽ bị đau khi đi đứng do phần lực tác dụng lên chân có khớp nhân tạo quá lớn. Tuổi thọ trung bình của khớp nhân tạo là 15 năm, có khi 10 năm nhưng cũng có khi kéo dài đến 20 năm. Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: loại khớp nhân tạo, chất lượng xương của người bệnh,… Nếu khớp bị lỏng nhiều, bắt buộc người bệnh phải mổ thay lại một khớp khác mới có thể vận động được.

8 – Cứng khớp

Khớp gối nhân tạo bị cứng, hạn chế cử động

Cứng khớp là một hiện tượng cũng rất thường hay gặp phải khi tiến hành thay khớp háng. Phần mềm xung quanh khớp bị xơ cứng làm cho khả năng vận của khớp háng nhân tạo bị giới hạn. Quá trình xơ hoá này còn gọi là xương mọc lạc chỗ, thường không gây đau đớn cho người bệnh mà chỉ làm cứng khớp háng. Nếu người bệnh có yếu tố nguy cơ bệnh xương mọc lạc chỗ thì nên báo cho bác sĩ. Thông thường, trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc uống hoặc dùng tia xạ điều trị dự phòng.

Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp ích cho người bệnh có thêm kiến thức hữu ích về phương pháp phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Với những biến chứng rất dễ gặp phải của phương pháp này, bệnh nhân nên cân nhắc trước khi thực hiện. 

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 10:58 - 03/05/2018

Bình luận

  1. Nguyễn quốc quân Trả lời

    Xin hỏi có ai biết và giải thích giùm em với.
    Me em bị té gãy xương đùi .bác sỹ đã thay sương khớp háng cho bà rồi .từ ngày thay cho tới bây giờ là hơn 20 ngày rồi mà chân vẫn sưng to chúng tôi đã hỏi bác sỹ nhiều lần thì bác sỹ bảo bi phù nề nếu vậy .thì có nghĩa chân bị tràn dịch phía trong.vậy có cách nào giải quyết được vấn đề này .các anh chi cố vấn giú nhé e xin cảm ơn. Vì bệnh viên trung tâm chỉnh hình nghệ an cứ làm ngơ và không giải thich nên chúng tôi không yên tâm. Nên tới viện nào để chữa được vấn đề này .để tránh được bị biến chứng và hoại tử đáng tiếc sau này .xin chỉ giúp em nhé

  2. Cho em hoi! Cha e mổ được 2nam va rat khoe mạnh nhưng gần đây thắt lưng bi đau ngay vùng gây mê tủy sống thì có nghiêm trọng không ạ…

    1. Trung Kiên

      mổ thì hại người lắm bạn ơi họ gây mê tuỷ sống và cũng ko có khỏi dứt điểm bệnh được đó . như tôi trước cũng phẫu thuật nhưng cũng chỉ được 1 thời gian lại bị đau đau lại . nản vô cùng . nên theo tôi bác nào bị tốt nhất nên tìm thuốc mà điều trị chứ chớ có vội phẫu thuật ngay chi phí cao lại ảnh hưởng tới sức khoẻ bệnh thì ko khỏi nản

    2. Nghĩa - Cầu Giấy

      ôi dại gì mà làm phẫu thuật chứ. tôi trước bị thoái hoá khớp háng đi khám ở bệnh viện bác sĩ họ cũng chỉ định phẫu thuâtk đó chứ. nhưng rất may do đợt đó quyết định ko đăng ký phẫu thuật . sau có bà chị làm ở viện bạch mai chị ấy mách chuyển qua điều trị bằng thuốc Nam của nhà thuốc Đỗ Minh đường điều trị 4 tháng liền khỏi đến giờ không thấy hiện tượng đau nhức gì luôn .
      >>> http://chuabenhviemkhop.com/thoai-hoa-khop-hang.html

  3. Đoàn Việt Anh Trả lời

    vậy anh nghĩa may đấy chứ tôi cũng mới bị thôi đi khám và chụp fim bác sĩ họ cũng bảo bị thoái hoá cũng đang băn khoăn giứa việc phẫu thuật và dùng thuốc điều trị. được bác sĩ chia thông tin rất hữu ích cảm ơn anh Nghĩa nhiều nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *