Bị phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

Phồng đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị phồng lên nhưng phần nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ và không gây chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống. Nếu không được tiến hành điều trị bệnh kịp thời, bệnh phồng đĩa đệm sẽ rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Tình trạng phồng đĩa đệm trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến người bệnh đứng trước nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, gây ra các triệu chứng đau nhức, tê liệt, tê mỏi và teo cơ, hoặc nặng hơn mất khả năng vận động, tê liệt, tàn phế,… Chính vì vậy, việc tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh phòng đĩa đệm sẽ giúp người bệnh có thể phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

Tình trạng phồng đĩa đệm

Phồng đĩa đệm là giai đoạn đầu, thể nhẹ của căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là căn bệnh rất thường hay gặp phải ở những người thường xuyên mang vác vật nặng, cúi nhiều, lao động nặng nhọc, vất vả,… Lúc này, khi người bệnh bị phồng đĩa đệm kèm theo những hoạt động trên sẽ khiến cho phần đĩa đệm chính thức bị chệch ra ngoài và gây chèn ép lên rễ thần kinh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh.

Mang vác các vật nặng gây phồng đĩa đệm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phồng đĩa đệm, khiến cho không ít người cảm thấy bất ngờ, như yếu tố tuổi tác, cột sống và phần đĩa đệm dần bị thoái hóa, thường xuyên mang vác các loại vật nặng, chấn thương cột sống, béo phì,…  Khi mắc phải bệnh phồng đĩa đệm, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau mỏi, tê bì tay chân, mỏi lưng, cơn đau tăng dần dần và lan xuống chi dưới và gây đau nhói ở chân. Tuy nhiên, các cơn đau khi bị phồng đĩa đệm chỉ mới dừng lại ở mức gây khó chịu một thời gian rồi sẽ nhanh chóng hết.

Có thể bạn chưa biết : Bệnh phồng lồi đĩa đệm cột sống L4 – L5 – S1

Phồng đĩa đệm có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm

Phồng đĩa đệm dẫn tới thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm được cấu tạo bởi ba thành phần chính: Nhân nhầy, vòng sợi sụn và các bản trong suốt. Đĩa đệm có khả năng đàn hồi rất tốt và giúp giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương khi con người thực hiện các chức năng vận động như cúi, xoay, ngửa,…

Phồng đĩa đệm là căn bệnh khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, vì triệu chứng đau ban đầu của bệnh chỉ thoáng qua nên rất nhiều người chủ quan, thờ ơ trong việc điều trị.

Việc không điều trị bệnh kịp thời, nguy cơ biến chứng của bệnh phồng đĩa đệm là có thể xảy ra. Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh phồng đĩa đệm là dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm. Một khi lớp vỏ bao xơ bị xé rách, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân nhầy thoát ra ngoài và hình thành các khối thoát vị đĩa đệm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Lúc này, các dây chằng  cũng bị phì đại, kết hợp cùng với các khối thoát vị đĩa đệm sẽ nhanh chóng chèn ép vào tủy sống và các rễ thần kinh trung ương. Điều này sẽ gây ra tình trạng hẹp ống sống, khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng đau đớn, làm giảm khả năng điều khiển các hoạt động của cơ thể.

Ngoài ra, phồng đĩa đệm sẽ rất dễ khiến cho người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm như  tê mỏi kéo dài, giảm khả năng vận động, teo cơ. Thậm chí, một số trường hợp, người bệnh có thể bại liệt, không còn khả năng vận động cơ thể. Điều này làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

→ LƯU Ý:

Vì bệnh phồng đĩa đệm khó nhận biết được các triệu chứng ban đầu nên người bệnh nên tiến hành thăm khám định kỳ, để các bác sĩ có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Hiện tại, căn bệnh này được điều trị theo một số phương pháp sau:

+ Điều trị bảo tồn: Tức là sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Trong đó, thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen là loại thuốc phù hợp để điều trị căn bệnh phồng đĩa đệm.

Áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu

+ Tập vật lý trị liệu: Sử dụng một số bài tập trị liệu phù hợp theo hướng dẫn của các bác sĩ sẽ có tác dụng làm giảm áp lực lên các dây thần kinh. Đồng thời làm giãn xương khớp nhằm giúp cho cơ thể, gân cốt được dẻo dai hơn, tránh tình trạng phồng đĩa đệm gây ra một số biến chứng sang thoát vị đĩa đệm.

Bên cạnh việc điều trị bệnh phồng đĩa đệm thì chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cũng có tác dụng rất lớn trong việc điều trị bệnh. Bạn nên cung cấp cho cơ thể nhiều canxi, vitamin có trong các loại sữa, cá, rau xanh và hoa quả để bệnh nhanh chóng khỏi.

Mặc dù, bệnh phồng đĩa đệm không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng có thể gây ra một số ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, cũng như khả năng vận động của bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, mọi người nên biết cách phòng ngừa bệnh phồng đĩa đệm và bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.

→ Có thể bạn quan tâm:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 01:35 - 03/10/2018

Bình luận

  1. Trịnh van phương Trả lời

    Phồng đĩa đệm L4/5 điều trị sao ak

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *