Người bị bệnh gút (gout) kiêng ăn gì, không nên ăn gì?

Người bị bệnh gút kiêng ăn gì, không nên ăn gì? Thời gian điều trị bệnh là ngắn hay dài còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh muốn mau khỏi bệnh thì nên hạn chế những thực phẩm sau đây:

Người bị bệnh gút kiêng ăn gì? - bệnh gút cần ăn kiêng những gì - bệnh gút phải kiêng ăn những thứ gì
Bệnh gout kiêng ăn những gì?

Người bị bệnh gout kiêng ăn gì?

Có đến 8,3 triệu người Mỹ mắc phải bệnh gout, bệnh gây ra những triệu chứng đau nhức, sưng khiến người bệnh khó chịu. Tuy nhiên điều may mắn là bệnh gout có thể kiểm soát được bằng thuốc. Bên cạnh đó, theo điều tra của các nhà khoa học, thay đổi lối sống và có chế độ ăn kiêng sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm người bệnh gout không nên ăn để tránh bệnh chuyển biến nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1/ Rượu, đặc biệt là bia

Theo nhà nghiên cứu Frank Arnett, Jr., MD (một giáo sư tại Đại học Y khoa Texas ở Houston) cho hay, rượu và bia chính là những loại thực phẩm tồi tệ có thể khiến bệnh gout trở nên phức tạp hơn. Nguyên nhân là do rượu làm cho độ pH trong máu giảm đến mức thấp gây mất cân bằng acid kiềm dẫn đến hiện tượng acid uric trong máu được thúc đẩy và tăng cao, gây đau nhức dữ dội.

Cũng theo Zorba Paster, MD (giáo sư lâm sàng tại Đại học Y khoa và Sức khỏe cộng đồng của Đại học Wisconsin) “Nếu bạn sử dụng quá 2 ly rượu mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và góp phần kích thích bệnh chuyển biến tệ hại hơn.”

Không chỉ riêng tác hại của rượu lên bệnh gout, Lanah J. Brennan, RD (nhà giáo dục bệnh đái tháo đường được chứng nhận có thực hành tư nhân ở Lafayette) cho hay, rượu sẽ làm mất nước, gây bí tiểu và hạn chế sự bài tiết acid uric, từ đó làm tăng nguy cơ bị sỏi thận ở những bệnh nhân bị bệnh gout.

Bên cạnh rượu, bia cũng là tác nhân làm tăng cơn đau ở người bệnh gout. Bởi bia có chứa lượng lớn nấm men mà bản thân loại nấm này có chứa rất nhiều purin – chất gây ảnh hưởng xấu đến bệnh. Do đó, bệnh nhân bị bệnh gout để cải thiện tình trạng bệnh của chính bản thân, các bạn nên hạn chế sử dụng món đồ uống yêu thích này lại.

2/ Thực phẩm cần kiêng: động vật có vỏ

Người bị bệnh gút kiêng ăn gì?
Bệnh gút kiêng thức ăn gì? Nên kiêng ăn hải sản

Động vật có vỏ là một trong những thực phẩm có nguồn purin khá phong phú. Do đó, người bệnh nếu thường xuyên ăn những loại động vật này sẽ làm tăng khả năng bệnh phát triển theo hướng tiêu cực nhiều hơn các bệnh nhân ít ăn nhất (tỷ lệ khoảng 50%). Cho nên, một trong những cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh chuyển xấu là người bệnh nên loại bỏ những động vật có vỏ như tôm, sò điệp, nghêu, tôm hùm,… ra khỏi thực đơn ăn uống của bạn.

3/ Thức ăn cần tránh: Cá béo

Một số loại cá có chứa hàm lượng chất béo và đạm cao như cá trích, cá mú hoặc cá mòi, cá rô đại dương,… cũng nên hạn chế thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi nếu bổ sung những loại cá này thường xuyên chính bạn đang tạo điều kiện cho bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn và các triệu chứng bệnh xuất hiện ở mức độ trầm trọng hơn, gây khó khăn trong việc chữa trị.

4/ Thực phẩm cần tránh: chất ngọt

Theo một số thống kê, nguy cơ mắc bệnh gout do chất ngọt gây ra ở phụ nữ chiếm 74%. Dựa trên việc nghiên cứu về vấn đề sức khỏe ở 79.000 người tham gia, nghiên cứu sức khỏe y tế năm 2010 đã đưa ra kết luận, người bình thường nếu sử dụng nước ngọt hàng ngày với lượng lớn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout là rất cao. Và người bệnh đã có tiền sử bệnh gout sẽ làm tăng khả năng bệnh biến tướng theo chiều hướng xấu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng học khuyên bệnh nhân bị gout nên hạn chế hoặc không nên sử dụng những loại thực phẩm chứa chất ngọt để khắc phục bệnh tốt hơn.

Ngoài ra, những loại nước ép trái cây có chứa nhiều đường fructose như nước ép táo hay nước ép lê, mọng hay trái mơ cũng làm tăng nguy cơ bị gout. Cho nên, trái cây rất tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng người bệnh cũng nên lựa chọn những loại quả có chứa hàm lượng fructose thấp để bổ sung vào thực đơn.

5/ Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo

bệnh gút nên kiêng ăn những gì

Một nghiên cứu được nghiên cứu vào năm 2012 đã công bố trên Tạp chí Y học Anh cho biết, sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, sữa gây nếu hàm lượng chất béo ít có thể giúp giảm nồng độ acid uric trong máu và cải thiện bệnh gout một cách đáng kể. Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa có chứa nhiều chất béo, hiệu quả điều trị bệnh sẽ hoàn toàn ngược lại.

6/ Nội tạng động vật

Có lẽ nội tạng động vật như gan cá, lòng lợn,… là những món ngon đối với bạn nhưng rất tiếc, chúng là những thực phẩm xấu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cả căn bệnh gout “đáng gờm” mà bạn đang mắc phải. Bởi những thức ăn này chứa lượng lớn hoạt chất purin – nguyên nhân gây tích tụ acid uric trong máu dẫn đến gout.

7/ Thịt (thịt bò,thịt heo)

Mặc dù thịt đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất và giúp bồi bổ thể chất nhưng nếu bạn sử dụng với liều lượng vượt mức cho phép, nguy cơ bạn mắc phải gout là khá cao. Và theo nghiên cứu 12 năm của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Đại học Harvard cho hay, thịt chứa hàm lượng purin cao và những người ăn thịt thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn 40% so với những người ít ăn. Do đó, người bệnh gout nên hạn chế ăn thịt hoặc ăn ở lượng vừa đủ.

Như vậy, người bị bệnh gút kiêng ăn gì, không nên ăn gì? Trên đây là những loại thực phẩm người bệnh bị bệnh gút không nên ăn để tránh bệnh biến chuyển xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

BTV: Nhật Hạ

→ Xem ngay:

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 15:34 - 24/09/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *